A. MỤC TIÊU
Giúp HS:
1. Kiến thức: Biết được cơ sở khoa học của sự phù hợp nghề.
2. Kĩ năng: Biết cách lựa chọn nghề phù hợp với hứng thú, năng lực bản thân và nhu cầu của thị trường lao động.
3. Giáo dục: biết trân trọng và yêu nghề nghiệp của mình.
B. CHUẨN BỊ
v Giáo viên: giáo án, nghiên cứu các tài liệu liên quan, sưu tầm một số ví dụ tiêu biểu để minh hoạ.
v Học sinh: Sưu tầm một số bài báo có liên quan đến chủ đề; các vật dụng học tập cần thiết.
v Phương pháp và cách thức tiến hành: chủ yếu là phương pháp thuyết trình, giải thích kết hợp với gợi mở và vấn - đáp.
C. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
1) On định tổ chức: kiểm tra ss, chia nhóm học tập.
2) Kiểm tra bài cũ:
3) Bài mới
- Giới thiệu: Nghề nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng đối với bất kì người nào trong cuộc sống. Nhưng chúng ta thích nghề gì? Nghề nào phù hợp với chúng ta nhất? Tiết học hôm nay sẽ cung cấp cho các em một số kinh nghiệm trong việc chọn nghề.
11 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 442 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hướng nghiệp Lớp 10 - Chương trình cả năm - Trần Anh Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mẹ:.
Anh, chị:
Câu 2: Em có dự định sau này sẽ theo nghề của ông, bà, bố, mẹ, anh chị hay không ? Vì sao?
Có:
Không:..
Câu 3: Em thường được điểm cao ở những môn học nào?
Môn học đạt điểm cao nhất:.
Môn học đạt điểm cao thứ hai:.
Câu 4: Em hãy kể một số hoạt động ngoài giờ học ở nhà trường
Hoạt động 1:.
Hoạt động 2:..
Hoạt động 3:..
Câu 5: Vào những ngày nghỉ, em thường làm gì?
Hoạt động 1:
Hoạt động 2:..
Hoạt động 3:..
* HOẠT ĐỘNG 2:
- GV gợi ý cho học sinh phát biểu về:
1. Những nhận định về bản thân mình ( những mặt mạnh, mặt yếu).
2. Truyền thống nghề nghiệp của gia đình mình, địa phương mình.
3. Nghề nghiệp mà mình sẽ lựa chọn.
4. Để dạt được nghề lí tưởng, cần phải rèn luyện những phẩm chất nghề nghiệp gì?
- GV gọi một số học sinh đứng dậy phát biểu
* HOẠT ĐỘNG 3:
Giáo viên đánh giá, định hướng:
Muốn thành đạt trong nghề và cảm thấy yêu nghề , phải quan tâm lựa chọn cho mình một nghề hợp sở trường của mình, cần hết sức tránh tình trạng chọn nghề theo dư luận xã hội, đứng núi này trông núi nọ.
Khi xác định đựơc lí tưởng nghề nghiệp, cần có kế hoạch thực hiện ước mơ về nghề nghiệp; rèn luyện những phẩm chất nghề nghiệp: tri thức, kĩ năng, thói quen và sức khoẻ.
Nếu theo đuổi nghề của ông bà, bố mẹ, sẽ có thể tiếp thu được cả một kho kinh nghiệm của ông cha mình.
* HOẠT ĐỘNG 4:
Giáo viên tổ chức cho học sinh thi kể về những nghề phổ biến; về viễn cảnh phát triển kinh tế cũng như con đường đi lên của địa phương mình. Cũng có thể cho các em đọc những bài thơ, bài hát hoặc các bài báo ca ngợi những con người thành đạt và biết làm giàu ở ngay tại địa phương mình và trên đất nước.
Nghề phổ biến: Công nhân cạo mủ cao su, trồng cà phê, sửa chữa xe gắn máy, điện cơ, điện lạnh
Bài hát: Bài ca người thợ mỏ, Người giáo viên nhân dân
Thơ: Tiếng chổi tre ( Tố Hữu), Hạt gạo làng ta ( Trần Đăng Khoa)
D. ĐÁNH GIÁ
Giáo viên cho một số em phát biểu về những nhận thức mới tiếp thu qua chủ đề vừa học, sau đó tóm tắt và nhấn mạnh những điểm chính của chủ đề.
E. DẶN DÒ
Về nhà các em tìm hiểu thêm một số nghề khác ở địa phương.
Đọc và tìm hiểu thêm qua sách báo
µ
Tháng: 11 Ngày soạn: 24.10.2007
Tiết thứ: 07 - 09 Ngày dạy: 25.11.2007
---O0O---
Chủ đề 3
TÌM HIỂU NGHỀ DẠY HỌC
A. MỤC TIÊU
Giúp HS:
Kiến thức: Nắm được ý nghĩa, vị trí, đặc điểm, yêu cầu của nghề dạy học, mô tả được cách tìm hiểu thông tin nghề.
Kĩ năng: Tìm hiểu được thông tin về nghề dạy học, liên hệ bản thân để chọn nghề.
Giáo dục: Có thái độ đúng đắn đối với nghề dạy học.
B. CHUẨN BỊ
Giáo viên: giáo án, nghiên cứu các tài liệu liên quan, sưu tầm một số ví dụ tiêu biểu để minh hoạ.
Học sinh: Sưu tầm một số bài báo có liên quan đến chủ đề; các vật dụng học tập cần thiết.
Phương pháp và cách thức tiến hành: chủ yếu là phương pháp thuyết trình, giải thích kết hợp với gợi mở và vấn - đáp.
C. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
* HOẠT ĐỘNG 1: Oån định tổ chức: kiểm tra ss, chia nhóm học tập ( 3 nhóm).
* HOẠT ĐỘNG 2: GV đưa ra 3 câu hỏi để 3 nhóm học sinh thảo luận
1. Nhóm 1: Hãy nêu ý nghĩa và tầm quan trọng của nghề dạy học?
2. Nhóm 2: Đặc điểm lao động và yêu cầu của nghề dạy học?
3. Nhóm 3: Vấn đề tuyển sinh vào nghề dạy học?
* HOẠT ĐỘNG3: các nhóm phát biểu, giáo viên định hướng
I. Ý nghĩa và tầm quan trọng của nghề dạy học
a. Sơ lược về LS hình thành nghề dạy học
- Ngày xưa con người truyền thụ kiến thức cho nhau dưới dạng cha truyền con nối.
- Sau đó kèm cặp từng cá nhân tại nơi làm việc.
- Ngày nay thành trường, lớp.
b. Ý nghĩa kinh tế
Muốn cho nền kinh tế và xã hội phát triển thì phải có nguồn nhân lực được đào tạo nghiêm chỉnh => GD là quốc sách hàng đầu.
c. Ý nghĩa chính trị – xã hội
- Nhờ GD, kiến thức phát triển thì mới giao lưu với quốc tế được.
- GD làm giảm tệï nạn xã hội
II. Đặc điểm lao động và yêu cầu của nghề dạy học
1. Đối tượng lao động: đó là con người, là HS – SV biết nói biết viết, biết nhận thức và suy nghĩ, có hứng thú, ước mơ, biết xúc động, yêu thương và giận hờn, biết hành động theo lẽ phải
2. Nội dung lao động
a. Phải thực hiện nghiêm túc kế hoạch giảng dạy và chương trình môn học .
b. Lập đề cương bài giảng và kế hoạch bài giảng.
c. Tiến hành bài giảng và vận dụng các hình thức, PP giảng dạy và GD trong giờ lên lớp.( vừa truyền thụ kiến thức vừa GD đạo đức)
d. Tìm hiểu nhân cách học sinh
3. Công cụ ( hay phương tiện) lao động.
4. Các yêu cầu về tâm - sinh lí của nghề dạy học:
a. Phẩm chất đạo đức: giác ngộ lí tưởng cách mạng, có lòng nhân ái, yêu thương con người, yêu nghề mến trẻ.
b. Có năng lực sư phạm ( dạy học, giáo dục đạo đức, tổ chức)
5. Điều kiện lao động và chống chỉ định y học
a. Điều kiện lao động: không làm việc ngoài trời, luôn phải giảng giải, thuyết trình, nhiều khi phải thức khuya, suy nghĩ rất căng thẳng
b. Chống chỉ định y học
- Người dị dạng, khuyết tật.
- Người hay nói ngọng, nói lắp.
- Người bệnh hen, bệnh lao, bệnh phổi.
- Người có thần kinh không ổn định, không có thuyết phục người khác.
III. Vấn đề tuyển sinh vào nghề dạy học
Giới thiệu các cơ sở đào tạo ( SGK)
Điều kiện tuyển sinh: hằng năm, Bộ GD & ĐT đều công bố tiêu chuẩn TS cho từng loại trường.
Triển vọng của nghề dạy học và nơi làm việc
- Cả nước có trên 26.000 các loại trường phổ thông.
- HS tốt nghiệp hệ Sư phạm kĩ thuật có thể về công tác tại 226 trường Dạy nghề, 280 trường TC CN; 148 tt Dạy nghề, 147 TT xucs tiến việc làm và trên 300 TT kĩ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, GD thường xuyên.
D. ĐÁNH GIÁ
Gv tóm tắt lại toàn bộ chủ đề, nhận xét chung về tinh thần thái độ của HS tham gia buổi học.
E. DẶN DÒ
- Về nhà các sưu tầm thêm một số thông tin về nghề dạy học qua đài, báo,
µ
Tháng: 12 Ngày soạn: 12.12.2007
Ngày dạy: 16.12.2007
---O0O---
Chủ đề 4
VẤN ĐỀ GIỚI TRONG CHỌN NGHỀ
A. MỤC TIÊU
Giúp HS:
Kiến thức: Nêu được vai trò, ảnh hưởng của giới tính và giới trong chọn nghề.
Kĩ năng: Liên hệ bản thân khi chọn nghề.
Giáo dục: Tích cực khắc phục ảnh hưởng của giới tính và giới.
B. CHUẨN BỊ
Giáo viên: giáo án, nghiên cứu các tài liệu liên quan, sưu tầm một số ví dụ tiêu biểu để minh hoạ.
Học sinh: Sưu tầm một số bài báo có liên quan đến chủ đề; các vật dụng học tập cần thiết.
Phương pháp và cách thức tiến hành: chủ yếu là phương pháp thuyết trình, giải thích kết hợp với gợi mở và vấn - đáp.
C. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
* HOẠT ĐỘNG 1: Oån định tổ chức: kiểm tra ss, chia nhóm học tập.
* HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu về “giới tính” và vai trò của giới
GV đưa ra câu hỏi để học sinh thảo luận:
Câu hỏi: Trong chọn nghề, có chú ý tới vấn đề nam, nữ hay không? Trên cơ sở đó nêu vắn tắt mục tiêu và nội dung chủ đề.
Định hướng: Giới tính chỉ sự khác nhau giữa nam và nữ về mặt sinh học. Cụ thể là phụ nữ có thể mang thai, sinh con, còn nam giới thì không có khả năng đó.
Khái niệm về giới: Giới là mối quan hệ và tương quan giữa địa vị xh của nữ giới và nam giới trong một bối cảnh cụ thể. Giới nói lên vai trò, trách nhiệm và quyền lợi mà xh quy định cho nam và nữ, bao gồm việc phân công lao động, phân chia các nguồn lợi ích cá nhân.
Vai trò giới trong gđ và xh được thể hiện rất rõ ràng. Từ đó GV đặt vấn đề về vai trò giới trong hoạt động nghề nghiệp.
* HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu về ảnh hưởng của giới trong chọn nghề
Câu hỏi: Giữa nam và nữ, vấn đề chọn nghề có gì khác nhau? Tại sao lại như vậy?
Định hướng:Do đặc điểm tâm – sinh lí của nam và nữ có sự khác nhau nên việc chọn nghề cũng khác nhau.
* Một số nghề phụ nữ nên làm và không nên làm
a. Một số nghề phụ nữ không nên làm
- Những nghề có môi trường làm việc độc hại.
- Những nghề hay phải di chuyển địa điểm làm việc.
- Một số nghề lao động nặng nhọc
b. Một số nghề phù hợp với sức khoẻ và điều kiện của phụ nữ
Đó là những nghề thuộc ngành Thương nghiệp, Giáo dục và Đào tạo, Công nghịêp nhẹ, Du lịch, Ngân hàng, Tài chính tín dụng, Bưu điện, Dịch vụ công cộng, Y tế, Nông nghiệp, Công nghiệp chế biến
GV tổng kết:
- Trên thực tế, đa số các nghề cả nam và nữ giới đều làm được.
Ví dụ: Những việc nội trợ nam giới làm cũng rất tốt.
- Hiện nay xh đang có nhiều thay đổi, có nhiều việc mà trước đây tưởng chừng phụ nữ không thể làm được thì ngày naynhờ vào tiến bộ khoa học – kĩ thuật đã làm họ thay đổi.
Ví dụ: nghề lái xe ôtô, bác sĩ ngoại khoa,
- Tuy vậy, có một số công việc phụ nữ không nên làm vì thường xuyên phải đi xa, quá nặng nhọc hoặc nguy hại đến sức khoẻ và ảnh hưởng đến việc nuôi dạy con cái.
Ví dụ: khảo sát công trình, một số nghề trong ngành luyện kim
D. ĐÁNH GIÁ:
?: Qua chủ đề này, em thu hoạch được những gì? Hãy liên hệ với bản thân trong việc lựa chọn nghề trong tương lai?
- Lưu ý: GV gọi một số học sinh trả lờ ngắn gọn.
µ
File đính kèm:
- giao an Huong nghiep 10 tronbo.doc