I. Mục tiêu bài học:
- Biết được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề có cơ sở khoa học, biết được sơ bộ các hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS.
- Nêu được dự định ban đầu về lựa chọn hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS.
- Bước đầu có ý thức chọn nghề có cơ sở khoa học.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: đọc tham khảo một số tài liệu hướng nghiệp đã xuất bản như cuốn “giúp bạn chọn nghề, công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông SGV”.
- Bảng phụ, phiếu học tập.
- Học sinh: Chuẩn bị một số bài hát, bài thơ, mẩu chuyện ca ngợi những tấm gương người lao động có thành tích cao trong nghề nghiệp.
- Kiểm tra năng lực học tập, năng khiếu và những hứng thú học tập bản thân về nghề nghiệp.
- Tìm hiểu các thông tin ngành, nghề ở địa phương em và những vùng xung quanh.
III. Phương pháp:
- Thuyết trình.
- Đàm thoại.
- Thảo luận nhóm.
IV. Nội dung bài học:
1. Tổ chức:
- Sĩ số:
- Phân nhóm: Chia lớp thành 4 nhóm ngồi theo hình chữ U, mỗi tổ cử 1 nhóm trưởng, 1 thư ký.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Tổ chức hát 1--> 2 bài truyền thống.
- Giới thiệu bài: lấy một vài dẫn chứng mà con người luôn đứng trước sự lựa chọn VD: Thích làm ca sỹ nhưng bản thân hát không hay .
- Cho học sinh trả lời một vài câu hỏi về phương diện sức khoẻ, tâm lý, cuộc sống.
3. Bài mới:
10 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1490 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hướng nghiệp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dạng hoá các sản phẩm.
- Đẩy mạnh việc đổi mới khâu chế biến...
- Phát triển các lĩnh vực hoạt động bảo vệ môi trường sinh thái nông nghiệp.
- ứng dụng công nghệ sinh học để tạo ra giống cây vật nuôi có năng suất cao.
b. Sản xuất công nghiệp.
- Đẩy mạnh hoạt động sản xuất và cung ứng điện cho các lĩnh vực sản xuất, tiêu dùng.
- Mở rộng việc khai thác than bằng việc đổi mới các thiết bị vận tải, khoan, xúc.
- Đưa ngành cơ khí trở thành ngành kinh tế chủ lực...
- Phát triển ngành công nghiệp điện tử tin học.
- Tập trung đầu tư cho sản xuất bông xơ, phát triển các lĩnh vực sản xuất chế biến len, sợi hoá học....
- Khai thác nguồn da nguyên liệu trong nước để làm giầy dép, mũ, cặp....
- Đa dạng hoá các sản phẩm chế biến từ thịt ,sữa, hoa quả..
- Mở rộng quy mô sản xuất vật liệu xây dựng.
- Phát triển xây dựng đường giao thông.
2. Công nghiệp hoá:
- Quá trình công nghiệp hoá đòi hỏi phải ứng dụng những công nghệ mới để làm cho sự phát triển kinh tế-xã hội đạt được tốc độ cao hơn, tăng trưởng nhanh hơn và bền vững hơn.
- Quá trình công nghiệp hoá tất yếu dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Sự phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương phải theo xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế
3. Các lĩnh vực công nghệ trọng điểm:
Công nghệ thông tin.
Công nghệ sinh học.
Công nghệ vật liệu mới.
Công nghệ tự động hoá.
Để phát huy lợi thế của các nước đi sau, cùng với việc tìm giải pháp công nghệ phù hợp để đồng bộ hoá, nâng cấp, hiện đại hoá có chọn lọc cơ sở vật chất-kỹ thuật hiện có, với tiềm lực khoa học và công nghệ đã tạo dựng được, Việt Nam cần và có thể chủ động lựa chọn và phổ cập một số lĩnh vực công nghệ tiên tiến của thế giới.
4. Đánh giá kết quả chủ đề:
GV cho học sinh trả lời trên giấy câu hỏi sau:
“Thông qua buổi sinh hoạt hôm nay, em có biết vì sao chúng ta cần nắm được phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của cả nước” ?
Chủ đề 3:
Thế giới nghề nghiệp quanh ta
I. Mục tiêu bài học:
- Biết được một số kiến thức về thế giới nghề nghiệp rất phong phú, đa dạng và xu thế phát triển hoặc biến đổi của nhiều nghề.
- Biết cách tìm hiểu thông tin nghề.
- Kể được một số nghề đặc trưng minh hoạ cho tính đa dạng, phong phú của thế giới nghề nghiệp.
- Có ý thức chủ động tìm hiểu thông tin nghề.
II.Chuẩn bị:
Giáo viên: Nghiên cứu nội dung chủ đề.
Tên một số nghề cho học sinh xếp nhóm.
Học sinh: Tìm hiểu thông tin nghề ở địa phương.
III. Phương pháp:
-Thảo luận nhóm
-Thuyết trình.
-Chơi trò chơi..
IV.Nội dung bài giảng.
1. Tổ chức.
Chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm cử nhóm trưởng và thư ký.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1.Tìm hiểu Tính đa dạng, phong phú của thế giới nghề nghiệp.
Trong đời sống xã hội, nhu cầu của con người về vật chất và tinh thần vô cùng phong phú như ăn, ở, đi lại, thưởng thức văn hoá nghệ thuật, học hành, giao tiếp, thông tin liên lạc, bảo vệ sức khoẻ.. . Hoạt động lao động sản xuất của xã hội cũng rất đa dạng trên một bình diện rộng lớn.
VD: Để sản xuất một chiếc xe đạp, cần phải làm hàng trăm công việc riêng lẻ rất khác nhau: Khai thác quặng à Tinh chế quặng à luyện kim (thành sắt, thép) à chế tạo các phụ tùng, chi tiết (như khung xe, vành, nan hoa, đùi, đĩa. . . .) à lắp ráp thành chiếc xe đạp hoàn chỉnh à bán cho người sử dụng.
- Căn cứ vào những đặc điểm khác nhau vvề đối tượng lao động, nội dung lao động, công cụ lao động va điều kiện lao động, người ta chia ra các hoạt động lao động sản xuất thành các nghề khác nhau. Trong đời sống hàng ngày, ta thường nghe nói đến nhiều nghề như nghề dạy học
1. Tính đa dạng, phong phú của thế giới nghề nghiệp.
(người làm nghề này được gọi là GV hay thầy, cô giáo) nghề chữa bệnh (người làm nghề thường được gọi là bác sĩ hay thầy thuốc), nghề lái xe (người làm nghề có tên gọi là tài xế). . .
- Nghề thuộc danh mục nhà nước đào tạo phải tính đến hàng trăm, còn nghề ngoài danh mục đó thì phải tính đến con số hàng nghìn.
+ Danh mục nghề đào tạo của một quốc gia không cố định, nó thay đổi tuỳ thuộc kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu về nguồn nhân lực của từng giai đoạn lịch sử.
+ Danh mục nghề đào tạo của quốc gia này khác với của quốc gia kia do nhiều yếu tố khác chi phối.
Để có một sản phẩm nào đó, dù đơn giản hay phức tạp, con người đều phải sử dụng những sức mạnh vật chất của mình như cơ sở vật chất của mình là sức của cơ bắp, những công nghệ hiện có và sức mạnh tinh thần để làm ra những sản phẩm đó. Sản phẩm càng phức tạp thì việc tổ chức và sử dụng những sức mạnh trên càng đa dạng, phong phú.
VD: + ở việt nam, có nghề nuôi cá sấu ở các tỉnh đồng bằng sông cửu long nhưng Cao bằng, Lạng sơn, Hà giang không có...
+ở ấn độ có nhiều người chuyên nghề thổi sáo để điều khiển rắn đuôi kêu trong khi đó cả Châu âu cũng như khắp Việt Nam, Trung quốc, Thái lan... không ở đâu có nghề này.
Do hệ thống nghề quá phức tạp và phong phú nên người ta dùng cụm từ Thế giới nghề nghiệp để mô tả mức độ quá nhiều, không thể dễ dàng thống kê đầy đủ nghề trong xã hội loài người.
- Thực ra, mỗi nghề lại chia ra thành những Chuyên môn; có nhiều nghề có tới vài chục chuyên môn khác nhau, do vậy số chuyên môn nhiều gấp bội so với số nghề. VD trong nghề dạy học. Có thầy dạy môn văn, có thầy dạy môn lịch sử, thầy khác lại dạy môn địa lý... ...
* Kết luận: Thế giới nghề nghiệp rất phong phú và đa dạng; thế giới đó luôn vận động, thay đổi không ngừng như mọi thế giới khác. do đó, muốn chọn nghề phải tìm hiểu thế giới nghề nghiệp, càng hiểu sâu thì
việc lựa chọn nghề càng chính xác.
Hoạt động 2: Phân loại nghề thường gặp.
- Có thể gộp một số nghề có chung một số đặc điểm thành một nhóm nghề được
không ? nếu được, các em hãy lấy ví dụ ?
GV phân tích một số cách phân loại nghề.
Phân loại nghề theo hình thức lao động.
2. Phân loại nghề:
GV để học sinh viết trên giấy cách phân loại nghề của mình ?
Phân loại nghề theo hình thức lao động.
* Lĩnh vực quản lý, lãnh đạo có 10 nhóm nghề:
- Lãnh đạo các cơ quan đảng và nhà nước, đoàn thể và các bộ phận trong các cơ quan đó.
- Lãnh đạo doanh nghiệp.
-Cán bộ kinh tế, kế hoạch, tài chính, thống kê, kế toán...
- cán bộ kỹ thuật công nghiệp.
- Cán bộ kỹ thuật nông, lâm nghiệp.
- Cán bộ khoa học, giáo dục.
-Cán bộ văn hoá nghệ thuật.
-Cán bộ y tế.
-Cán bộ pháp luật, kiểm sát.
-Thư ký các cơ quan và một số nghề lao động trí óc khác.
* Lĩnh vực sản xuất có 23 nhóm nghề:
-Công nghiệp lương thực và thực phẩm.
-Xây dựng.
-Nông nghiệp.
-Lâm nghiệp.
-Vận tải.
- ... ... ...
b. Phân loại nghề theo đào tạo:
Theo cách phân loại này, các nghề được chia ra thành 2 loại:
+ Nghề được đào tạo.
+ Nghề không qua đào tạo.
c. Phân loại nghề theo yêu cầu của nghề đối với người lao động.
* Những nghề thuộc lĩnh vực hành chính.
*Những nghề tiếp xúc với con người.
+ Nhóm nghề này bao gồm nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau. đó là những thầy thuốc, thầy giáo, nhân viên bán hàng...
*Những nghề thợ.
Nếu ý thức lao động kém, không tôn trọng của công, tác phong chậm chạp thì nghề thợ không chấp nhận được.
* Nghề kỹ thuật.
* Những nghề trong lĩnh vực văn học nghệ thuật.
Hoạt động3: Những dấu hiệu cơ bản của nghề, bản mô tả nghề.
* Những nghề thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
* Những nghề tiếp xúc với thiên nhiên.
* Những nghề có điều kiện lao động đặc biệt.
- Đây là những nghề mà điều kiện và môi trường làm việc “không bình thường”: lái máy bay thí nghiệm, du hành vũ trụ, khai thác tài nguyên dưới đáy biển, thám hiểm...
3. Những dấu hiệu cơ bản của nghề bản mô tả nghề.
a. Những dấu hiệu cơ bản của nghề
Mặc dù mọi nghề có những điểm giống hoặc khác nhau, chúng vẫn đều có 4 dấu hiệu cơ bản, đó là:
Đối tượng lao động.
Mục đích lao động.
Công cụ lao động.
điều kiện lao động.
Bản mô tả nghề.
Trong bản mô tả nghề thường có các mục sau đây:
+ Tên nghề và những chuyên môn thường gặp trong nghề.
+ Nội dung và tính chất lao động của nghề.
+ Những điều kiện cần thiết để tham gia lao động trong nghề: bằng tốt nghiệp, bằng nghề ...
+ Những chống chỉ định y học: sức khoẻ ...
+ Những điều kiện bảo đảm cho người lao động làm việc trong nghề: tiền lương, chế độ đãi ngộ...
+ Những nơi có thể theo học nghề.
+ Những nơi có thể làm việc sau khi học nghề.
4. Đánh giá kết quả chủ đề.
GV tổng kết cách phan loại nghề, chỉ ra những nhận thức chưa chính xác về vấn đè này của một số học sinh trong lớp.
Chủ đề 4
Tìm hiểu thông tin về một số nghề phổ thông ở địa phương
I. Mục tiêu bài học.
- Biết một số thông tin cơ bản của một số nghề gần gũi với các em trong cuộc sống hàng ngày.
- Biết cách thu thập thông tin nghề khi hiểu thông tin nghề để chuẩn bị cho chọn nghề tương lai.
II. Chuẩn bị.
GV: Đọc kỹ các bản mô tả nghề, chọn một số nghề gần gũi với địa phương để đưa vào chủ đề, tìm những ví dụ minh hoạ cho chủ đề.
III. Phương pháp.
Thảo luận nhó.
Thuyết trình.
IV. Nội dung bài giảng.
Tổ chức.
- Sĩ số:
Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm cử một trưởng nhóm,thư ký để ghi chép
Kiểm tra bài cũ.
Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số nghề trong lĩnh vực trồng trọt
Giáo viên cho học sinh đọc thông tin bài làm vườn.
1. Tên nghề.
2. đặc điểm hoạt động của nghề.
a. Đối tượng lao động.
- Là các cây trồng có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao. đây là những thực vật sống rất đa dạng, phong phú bao gồm các cây ăn quả, các loại hoa, cây cảnh, cây lấy gỗ, cây dược liệu... quan hệ với đất trồng, khí hậu.
b. Nội dung lao động.
Làm vườn nhằm tận dụng hợp lý đất đai, điều kiện thiên nhiên để sản xuất ra những nông sản có giá trị cung cấp cho người tiêu dùng.
Kỹ thuật áp dụng trong nghề làm vườn đòi hỏi phải thâm canh cao, tận dụng được đất đai, ánh sáng mặt trời, bao gồm các công việc sau:
Làm đất.
Chọn, nhân giống.
Gieo trồng.
Chăm sóc.
Thu hoạch.
Công cụ lao động.
- Cày, cuốc, bừa, dầm, xẻng, bơm, ống dẫn nước...
Điều kiện lao động.
- Hoạt động chủ yếu ở ngoài trời, thường chịu nắng, mưa, gió...
tư thế thay đổi theo từng công việc đi, đứng, ngồi...
1. Nghề làm vườn.
File đính kèm:
- ga huong nghiep.doc