I/ Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết:
- Quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về hình dạng, màu sắc và mùi hương của 1 số loài hoa.
- Kể tên được các bộ phận của 1 số bông hoa.
- Nêu được chức năng và lợi ích của hoa trong cuộc sống.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Một số bông hoa thật.
- Bảng phụ, phiếu bài tập.
- 2 giỏ mây nhỏ (phần trò chơi).
8 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1190 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hội giảng giáo viên dạy giỏi thị xã Cam Ranh Năm học: 2005 - 2006 Môn: Tự nhiên và xã hội Lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộ phận của hoa".
- Giáo viên giới thiệu 1 bông hoa, yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Chỉ vào các bộ phận của hoa (cuống, đài, cánh, nhị) yêu cầu học sinh nêu tên từng bộ phận.
- Hãy nêu các bộ phận thường có của 1 bông hoa?
-Yêu cầu học sinh thảo luận (nhóm đôi).
-Mời vài nhóm trình bày trước lớp, nhận xét.
-Mỗi bông hoa thường có những bộ phận nào? (học sinh trả lời- nhận xét- ghi bảng)
Mở rộng: Mùi hương của hoa toả ra từ nhị hoa.* Phiếu bài tập: (Bài tập 2/66,67 - Vở bài tập TN&XH).
- Giáo viên treo bảng gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn mẫu.
- Gọi 1 học sinh lên bảng, yêu cầu lớp làm phiếu.
-Nhận xét bài học sinh làm trên bảng.
-Chấm 1 số phiếu bài tập - nhận xét.
3. HĐ3 : Hoạt động cả lớp:
- Hoa có chức năng gì đối với cây?
- Nhờ đâu em biết điềøu đó.
- Gọi 1 học sinh nhắc lại chức năng của hoa ( ghi bảng).
- Ích lợi : yêu cầu học sinh tìm hiểu qua Sách giáo khoa trang 90,91 và trả lời.
+ Hãy kể 1 số loài hoa dùng để trang trí?
+ Hãy kể 1 số loài hoa dùng để ướp chè?
+ Hãy kể 1 số loài hoa dùng để làm nước hoa?
+ Hãy kể 1 số loài hoa dùng để làm thức ăn?
+ Ngoài những ích lợi vừa nêu, hoa còn được dùng để làm gì?
- Giáo dục tư tưởng : hoa có rất nhiều ích lợi đối với cuộc sống của con người, hoa còn làm đẹp cho cuộc sống của chúng ta. Vì vậy chúng ta phải biết cách chăm sóc cây để có nhiều bông hoa đẹp. Tuy nhiên, chúng ta không nên cắm nhiều hoa trong phòng kín, đầu giường ngủ, không nên ngửi quá nhiều hương thơm của hoa, như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của chúng ta.
4. HĐ4: Củng cố - dặn dò.
- Chúng ta vừa học xong bài gì?
-Hãy nêu các bộ phận thường có của 1 bông hoa?
- Nêu chức năng và ích lợi của hoa?
-Trò chơi: Đi chợ mua hoa .
Hình thức: Chia 2 đội, mỗi đội cử 1 em đi chợ theo yêu cầu của cô.
Vd: mua hoa để ướp chè.
2 em có nhiệm vụ xách giỏ đi xuống đội của mình tìm đúng loại hoa để ướp chè bỏ vào giỏ . Sau đó, cô kêu tan chợ, 2 bạn sẽ mang 2 giỏ hoa lên để kiểm tra. Đội nào mua được nhiều loại hoa đúng với yêu cầu đội đó sẽ thắng.
- Nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.
- Chuẩn bị bài : Quả.
- Nhận xét tiết học.
-Bài: Khả năng kỳ diệu của lá cây.
- Lá cây có 3 chức năng: Quang hợp, hô hấp và thoát hơi nước.
- ……. để gói bánh, lợp nhà, đan nón, làm thức ăn cho người và động vật. Ngoài ra lá cây còn dùng để làm thuốc. Học sinh cho ví dụ.
- Không chặt cây, bẻ cành, phải biết cách chăm sóc cây, ra sức trồng nhiều cây xanh.
- Rễ, thân , lá , hoa , quả.
- Rễ, thân, lá.
- Học sinh làm việc theo nhóm.
+ Đại diện từng nhóm trình bày.
+ Hình dạnh và màu sắc của các loài hoa khác nhau.
+ Mỗi hoa có 1 mùi hương khác nhau.
+ Các loài hoa thường khác nhau về hình dạng , màu sắc và mùi hương.
3 học sinh nhắc.
+ Học sinh trả lời theo câu hỏi của giáo viên.
- 1 học sinh nêu.
- Các nhóm thảo luận.
- Vài nhóm trình bày.
- Mỗi bông hoa thường có: cuống , đài , cánh, nhị.
- 1 học sinh đọc: " Điền tên các bộ phận của
hoa vào cho phù hợp.
- 1 học sinh lên bảng, lớp làm phiếu bài tập.
- Hoa là cơ quan sinh sản của cây.
- Học sinh trả lời - Cho ví dụ.
- Hoa để trang trí, ướp chè, làm nước hoa , để ăn…….
+ học sinh nêu.
+ Một số hoa được dùng làm thuốc.
Vd: hoa hồng trắng, hoa đu đủ đực : trị ho.
- Hoa.
- 1 học sinh nêu.
- 1 học sinh nêu.
GIÁO ÁN
HỘI GIẢNG GIÁO VIÊN DẠY GIỎI THỊ XÃ CAM RANH
NĂM HỌC : 2005 - 2006
Giáo viên dự thi : Nguyễn Mậu Bảo Châu
Môn : Toán
Tên bài dạy : Làm quen với chữ số La Mã ; Khối 3
Ngày dạy :
I/ Mục tiêu: Học sinh có khả năng:
- Bước đầu làm quen với chữ số La Mã.
- Nhận biết một vài số viết bằng chữ số La Mã như các số từ 1 đến 12 (là các số thường gặp trên mặt đồng hồ, . . .) để xem được đồng hồ; số 20, 21 để đọc và viết về thế kỉ XX, XXI.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
- Một số mặt đồng hồ bằng giấy.
- 2 tờ giấy khổ lớn dán hoa (trò chơi).
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ Bài cũ:
- Tiết trước chúng ta học bài gì?
- Gọi 2 học sinh làm bài tập 2, 4.
* Bài 2: Đặt tính rồi tính:
4691 : 2 1230 : 3
* Bài 4:
Tóm tắt:
Rộng : 95m
Dài : Gấp 3 lần rộng.
Chu vi: ? m
- Chấm một số vở - nhận xét.
- Nhận xét bài cũ.
B/ Bài mới:
* Giới thiệu:
- Đồng hồ chỉ mấy giờ? (đồng hồ có ghi các số từ 1 đến 12)
- Đồng hồ chỉ mấy giờ? (đồng hồ có ghi các số từ I đến XII)
- Em có nhận xét gì về các chữ số ghi trên hai mặt đồng hồ.
- Chỉ vào đồng hồ 2: Các số ghi trên mặt đồng hồ này là các số ghi bằng những chữ số La Mã. Tiết học hôm nay, cô cùng các em sẽ làm quen với chữ số La Mã. (ghi đề bài)
1. Hoạt động 1: Giới thiệu 3 chữ số La Mã I, V, X.
- Giáo viên: Chữ số La Mã được xuất phát từ Đế quốc La Mã. Sau đây cô sẽ hướng dẫn cho các em một số chữ số La Mã thường dùng.
- Giới thiệu chũ số I:
Cô có chữ số I, đây là chữ số La Mã được viết bằng chữ I in, đọc là một, gọi học sinh đọc.
- Tương tự với chữ số V và X.
- Gọi học sinh đọc theo thứ tự: I, V, X.
- Chỉ bất kì gọi học sinh đọc.
- Viết b/c: I, V, X.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu các chữ số La Mã từ I đến XII, số XX và XXI.
- Viết số I và hỏi: Đây là số mấy?
I trong chữ số La Mã có giá trị là 1 (ghi1).
- Viết số 5 : Hãy viết chữ số La Mã có giá trị 5.
- Viết số 10: Hãy viết chữ số La Mã có giá trị 10.
- Số II: Viết bảng II, đọc là hai, gọi học sinh đọc. Số hai do hai chứ số I viết liền nhau và có giá trị là 2 (viết bảng).
+ Yêu cầu học sinh viết b/c
- Muốn viết chữ số La Mã có giá trị 3 em viết như thế nào?
Gọi 1 học sinh lên bảng viết, lớp b/c.
Gọi học sinhđọc.
- Giáo viên cung cấp số IV: Ta viết vào bên trái chữ số V một chữ số I, ta được số nhỏ hơn chữ số V một đơn vị. Đó là số IV, có giá trị là 4, đọc là bốn.
+ Yêu cầu học sinh đọc.
+ Yêu cầu học sinh viết bảng con.
- Cung cấp số VI:
+ Muốn viết số VI, ta viết thêm vào bên phải chữ số V một chữ số I, ta được số lớn hơn chữ số V một đơn vị. Đó là số VI, có giá trị là 6, đọc là sáu.
+ Gọi học sinh đọc.
+ Yêu cầu HS viết b/c.
- GV giới thiệu các số còn lại tương tự như vậy (VII, VIII, IX, XI, XII, XX, XXI)
* Chú ý:
- Trong các chữ số La Mã không có kí hiệu để chỉ số 0.
- Chữ số I chỉ được viết một lần về phía bên trái chữ số V và chữ số X để chỉ số IV và số IX.
- Chữ số I được viết không quá ba lần về phía bên phải chữ số V và chữ số X.
- Cho học sinh học thuộc các chữ số La Mã.
- Số IV và số VI có gì khác nhau?
- Số IX và số XI có gì khác nhau?
3. Hoạt động 3: Bài tập.
a) Bài 1:
- Gọi học sinh đọc đề.
- Yêu cầu học sinh làm miệng.
Nhận xét.
b) Bài 2:
- Bài tập 2 yêu cầu các em cho biết đồng hồ chỉ mấy giờ?
- Hướng dẫn mẫu đồng hồ A.
- HS làm b/c đồng hồ B, C.
- HS làm miệng đồng hồ D, E, F,
c) Bài 3: Phiếu bài tập.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Bài 3a yêu cầu chúng ta làm gì?
Hướng dẫn làm bài.
- Bài 3b yêu cầu chúng ta làm gì?
Hướng dẫn làm bài.
- Chia lớp 2 dãy: +Dãy 1 làm câu a.
+Dãy 2 làm câu b.
- Chấm phiếu, nhận xét.
4. Hoạt động4:
- Gọi 1 HS đọc lại các chữ số La Mã.
- Các chữ số La Mã các em thường thấy ở đâu?
- Giáo viên: Ngoài ra chúng ta còn thấy trong những văn kiện, các băng rôn chào mừng Đại hội Đảng lần thứ IX, thứ X sắp tới và còn để viết các thế kỉ như thế kỉ XX, XXI.
- Trò chơi: Nối số
+ Luật chơi: Cô có 1 bông hoa gồm 5 cánh, mỗi cánh có ghi chữ số La Mã. Yêu cầu các em nối chữ số La Mã với Giá trị đúng của nó.
+ Hình thức chới: Cô chia lớp 2 đội, mỗi đội cử 5 em, chơi dưới hình thức nối tiếp, đội nào nối đúng và nhanh sẽ thắng.
+ Lớp tiến hành chơi.
+ Nhận xét tuyên dương đội thắng cuộc.
- Mở rộng: Số XIII đến XIX. Gọi HS đọc.
- Bài tập về nhà: Bài tập 4.
+ Gọi 1 HS đọc đề.
+ Yêu cầu HS về nhà làm bài.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập
-Nhận xét tiết học.
- Bài: Luyện tập chung.
- 2 học sinh lên bảng.
- Đồng hồ chỉ 9 giờ.
- Đồng hồ chỉ 9 giờ.
- Các chũ số ghi trên hai mặt đồng hồ khác nhau.
- 3 học sinh đọc.
- 2 học sinh đọc.
- Vài học sinh đọc.
-Lớp viết bảng con.
- Một.
- 1 học sinh viết bảng (V), nhận xết.
- 1 học sinh viết bảng (X), nhận xét.
+ Lớp b/c.
- Viết 3 chữ số I liền nhau.
+ 2 học sinh đọc.
+ HS viết b/c.
+ 2 Học sinh đọc.
+ HS viết b/c.
- 1 học sinh đọc.
- 14 học sinh nối tiếp.
- HS theo dõi.
- HS viết giờ vào b/c.
- HS nêu miệng.
- 1 HS nêu.
- 1 HS nêu.
- HS làm bài vào phiếu.
- 1 HS đọc.
- Thấy ở trên các mặt đồng hồ, các chương trong sách giáo khoa.
+ 2 đội thi đua.
Tên :……………………………………………………
PHIẾU BÀI TẬP
Bài 3: Hãy viết các số II, VI, V, VII, IV, IX, XI :
a) Theo thứ tự từ bé đến lớn.
, , , , , , .
Tên :……………………………………………………
PHIẾU BÀI TẬP
Bài 3 : Hãy viết các số II, VI, V, VII, IV, IX, XI :
b) Theo thứ tự từ lớn đến bé.
, , , , , , .
File đính kèm:
- TNXH3 Hoa Hoi giang.doc