Giáo án Học kì 2 Lớp 3 Tuần 31 Năm 2013-2014

I/ Mục tiêu : - Kể được một vài lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với cuộc sống con người.

- Nêu được một vài việc cần làm để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.

- Yêu thiên nhiên, thích gần gũi với thiên nhiên.

*GDBiển,hải đảo: - Biết bảo vệ cây và hoa ở trường, ở đường làng, ngõ xóm và những nơi công cộng khác ; Biết bảo vệ cây và hoa ở biển,hải đảo. Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.

*GDMT:- Biết được lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với môi trường sống.

*KNS được GD: KN ra quyết định và giải quyết vấn đề. KN tư duy phê phán.

 

doc17 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1400 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Học kì 2 Lớp 3 Tuần 31 Năm 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điều tra * Mục tiêu: HS biết về các hoạt động chăm sóc cây trồng ở địa phương; Biết quan tâm hơn công việc này. - Y/c Hs trình bày kết quả điều tra theo những vấn đề: *Nhận xét,Kết luận, Tuyên dương Hs có quan tâm đến tình hình cây trồng vật nuôi. GDKNS 2. HĐ2: Đóng vai * Mục tiêu: HS biết thực hiện số hành vi chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi; Thực hiện quyền được bày tỏ kiến, được tham gia của trẻ em. -Gv chia Hs thành 4 nhóm y/c các em phân vai và thực hiện các tình huống 1,2,3,4 BT/3 sgk *Nhận xét, Kết luận cho từng tình huống GDKNS về quyền được bày tỏ ý kiếncủa trẻ em về những vấn đề có liên quan... 3. HĐ3: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?” * Mục tiêu: HS ghi nhớ các việc làm chăm sóc cây trồng, vật nuôi. - GV chia nhóm và phổ biến luật chơi : Trong một khoảng thời gian quy định, các nhóm phải liệt kê các việc làm cần thiết để chăm sóc cây trồng, vật nuôi vào giấy. Mỗi việc đúng được ghi 1 điểm. Nếu nhóm nào ghi được nhiều nhất, đúng nhất và nhanh nhất sẽ thắng các nhóm - GV tổng kết trò chơi. Tuyên dương * Kết luận GDKNS GDMT+GDBiển,hải đảo:Biết được vì sao cần phải chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở khắp mọi nơi:nhà,trường,biển,hải đảo…. Củng cố dặn dò: -Nêu lợi ích của cây trồng và vật nuôi? -Em hãy nêu những việc làm để chăm sóc cây trồng ở trường, ở nhà? -GV nhận xét, kết luận. -Đánh giá tiết học . tuyên dương. - 2 HS trả lời -HS hoạt động theo nhóm 4 +Kể tên loại cây trồng mà Hs biết? +Các cây trồng đó được chăm sóc như thế nào? +Kể tên các vật nuôi mà em biết? +Các vật nuôi đó được chăm sóc như thế nào? -Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. - HS thảo luận phân vai. Từng nhóm lên thể hiện tình huống của nhóm - Lần lượt các nhóm lên trình bày - Lớp nhận xét -Làm việc theo nhóm 6 -HS lên bảng trình bày kết quả vừa ghi được - Các HS khác trao đổi ý kiến -2 Hs trả lời TUẦN 31 Thứ hai ngày 7 tháng 4 năm 2014 TIẾT 61 TRÁI ĐẤT LÀ MỘT HÀNH TINH TRONG HỆ MẶT TRỜI I/ Mục tiêu : Sau bài học HS: - Nêu được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời: từ Mặt Trời xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ 3 trong hệ Mặt Trời. - Có ý thức giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp. KNS: Kĩ năng làm chủ bản thân, II/ Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: các hình - Học sinh: Xem trước bài ở nhà. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1) Ổn định tổ chức: 2) Kiểm tra bài cũ: 4’ (2 HS) - Trái Đất chuyển động như thế nào? 3) Bài mới: 30’ Các hoạt động: * PP: BTNB T/g Hoạt động dạy Hoạt động học 15’ 10’ 5’ Hoạt động 1: Các hành tinh trong hệ Mặt Trời. Mục tiêu: có biểu tượng ban đầu về hệ Mặt Trời. Nhận biết được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Tiến hành: - GV giải thích: Hành tinh là thiên thể chuyển động quanh Mặt Trời. Bước 1: Đưa tình huống xuất phát -Em hãy cho biết những gì em biết về hệ Mặt Trời ? Trong hệ Mặt Trời có mấy hành tinh ? Bước 2: Cho HS bộc lộ những hiểu biết ban đầu vào giấy (vở thực nghiệm) -Tưởng tượng về hệ Mặt Trời -Vẽ vào giấy hệ Mặt Trời em vừa tưởng tượng được Để bộc lộ những suy nghĩ ban đầu GV giao nhiệm vụ cho HS: -Trong hệ Mặt Trời có mấy hành tinh ? - Từ Mặt Trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ mấy ? - Tại sao Trái Đất được gọi là một hành tinh của hệ Mặt Trời ? Bước 3: Đề xuất phương án tìm tòi: -Từ việc tưởng tượng của HS, GV tập hợp thành các nhóm có những biểu tượng ban đầu rồi HD HS so sánh sự giống nhau và khác nhau của các nhận xét của HS Giúp các em đề xuất các câu hỏi liên quan đến ND kiến thức tìm hiểu về hệ Mặt Trời - Em có những kết luận gì về hệ Mặt Trời ? - GV tổng hợp và chỉnh sửa các câu hỏi để đưa ra câu hỏi cần có -Các em có cách gì để xem suy nghĩ của các em về hệ Mặt Trời có giống với thực tế không ? Bước 4:Thực hiện phương án tìm tòi khám phá: Có nhiều giải pháp chúng ta khám phá bằng cách quan sát mô hình : hệ Mặt Trời ,sự chuyển động của hệ Mặt Trời Bước 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức: - Tổ chức cho các nhóm báo cáo KQ - Hướng dẫn HS so sánh lại với suy nghĩ ban đầu của các em (ở bước 2) để khắc sâu kiến thức. Kết luận: Trong hệ Mặt Trời có 9 hành tinh, chúng chuyển động không ngừng quanh Mặt Trời và cùng với Mặt Trời tạo thành hệ Mặt Trời. Hoạt động 2: Trái Đất là hành tinh có sự sống Mục tiêu: Biết trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là hành tinh có sự sống. Có ý thức giữ gìn cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp. Tiến hành: - Chia lớp thành các nhóm, cho HS quan sát hình 2 SGK thảo luận các câu hỏi sau: + Trong hệ Mặt Trời, hành tinh nào có sự sống ? Nêu ví dụ. + Chúng ta phải làm gì để giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp? Kết luận: Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là hành tinh có sự sống. Để giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp, chúng ta phải trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh; vứt rác, đổ rác đúng nơi qui định; giữ vệ sinh môi trường xung quanh. Hoạt động 3: Thi tìm hiểu về các hành tinh. Mục tiêu: Giúp HS mở rộng hiểu biết về một số hành tinh trong hệ Mặt Trời. Tiến hành: - Các nhóm sưu tầm tài liệu về hành tinh nào đó trong 8 hành tinh của hệ Mặt Trời. -HS vẽ …xem sgk,Iterner …hỏi người lớn,tìm hiểu qua sách,báo - Mặt trời có 8 hành tinh. Đó là: Sao Thủy, sao Kim, Trái Đất, sao Hỏa, sao Thổ, sao Mộc, sao Thiên Vương, sao Hải Vương. - Từ Mặt Trời ra xa dần Trái Đất là hành tinh thứ 3. - Trái Đất được gọi là một hành tinh của hệ Mặt Trời vì Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. - Thảo luận nhóm, ghi kết quả ra giấy. - Trong hệ Mặt Trời, hành tinh có sự sống là Trái Đất. Ví dụ: quan sát hình 2 ta thấy sự sống có mặt ở hầu hết mọi nơi trên Trái Đất. Ở biển có các loài cá, tôn sinh sống, trên đất liền có các loài lạc đà, đà điểu,.... Ở Bắc cực, Nam cực lạnh giá cũng có cả gấu trắng, chim cánh cụt sinh sống. + Giữ vệ sinh môi trường chung; không xả rác bừa bãi; tuyên truyền cho mọi người có ý thức bảo vệ môi trường,... - Đại diện các nhóm trình bày. - Chia nhóm, nghiên cứu tư liệu để hiểu về hành tinh và tự kể về hành tinh trong nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. 4) Củng cố- Dặn dò: 5’ -Vài HS đọc lại kiến thức cần biết của bài. - Ghi nhớ nội dung bài học. Xem trước bài Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất. Thứ sáu ngày 11 tháng 4 năm 2014 TIẾT 62: MẶT TRĂNG LÀ VỆ TINH CỦA TRÁI ĐẤT I/ Mục tiêu : Sau bài học HS: - Sử dụng mũi tên để mô tả chiều chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất. - So sánh độ lớn của TĐ, Mặt Trăng và Mặt Trời: TĐ lớn hơn Mặt Trăng, Mặt Trời lớn hơn TĐ nhiều lần. - Tạo cho HS sự hứng thú trong giờ học. II/ Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: các hình- Học sinh: Xem trước bài ở nhà. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : *PP: BTNB 1) Ổn định tổ chức: 2) Kiểm tra bài cũ: 4’ (2 HS) - Trong hệ Mặt Trời có mấy hành tình? - Tại sao Trái Đất được gọi là một hành tinh của hệ Mặt Trời? 3) Bài mới: 30’ Các hoạt động: * PP: BTNB T/g Hoạt động dạy Hoạt động học 15’ 10’ 5’ Hoạt động 1: Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất. Mục tiêu: Bước đầu biết mối quan hệ giữa Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng. Tiến hành: Bước 1: Đưa tình huống xuất phát Em biết gì về độ lớn của Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng? Bước 2: Cho HS bộc lộ những hiểu biết ban đầu vào giấy (vở thực nghiệm) -Tưởng tượng về hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất. -Vẽ vào giấy hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất em vừa tưởng tượng được Để bộc lộ những suy nghĩ ban đầu GV giao nhiệm vụ cho HS: -Trình bày hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất. - Tìm hiểu về chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời và chiều quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất (cùng chiều hay ngược chiều). - Tìm hiểu về độ lớn của Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng. Bước 3: Đề xuất phương án tìm tòi: -Từ việc tưởng tượng của HS, GV tập hợp thành các nhóm có những biểu tượng ban đầu rồi HD HS so sánh sự giống nhau và khác nhau của các nhận xét của HS Giúp các em đề xuất các câu hỏi liên quan đến ND kiến thức tìm hiểu về mối quan hệ giữa Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng. - Em có những kết luận gì về mối quan hệ giữa Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng? - GV tổng hợp và chỉnh sửa các câu hỏi để đưa ra câu hỏi cần có -Các em có cách gì để xem suy nghĩ của các em về mối quan hệ giữa Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng có giống với thực tế không ? Bước 4:Thực hiện phương án tìm tòi khám phá: Có nhiều giải pháp chúng ta khám phá bằng cách quan sát mô hình : mối quan hệ giữa Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng. Bước 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức: - Tổ chức cho các nhóm báo cáo KQ - Hướng dẫn HS so sánh lại với suy nghĩ ban đầu của các em (ở bước 2) để khắc sâu kiến thức. Kết luận: Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất theo hướng cùng chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời. Trái Đất lớn hơn Mặt Trăng, còn Mặt Trời lớn hơn Trái Đất nhiều lần. Hoạt động 2: Hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất. Mục tiêu: Biết Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất. Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất Tiến hành: - Tại sao Mặt Trăng được gọi là vệ tinh của Trái Đất? - HS vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất như hình 2 SGK. Kết luận: Mặt Trăng được gọi là vệ tinh của Trái Đất và Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất theo hướng từ Tây sang Đông (cùng chiều tự quay quanh trục của TĐ) Hoạt động 3: Trò chơi: Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất. Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về sự chuyển động Mặt Trăng quanh Trái Đất. Tạo hứng thú học tập. Tiến hành: - GV hướng dẫn cách chơi: + Gọi 2 bạn (một bạn đóng vai Mặt Trăng, một bạn đóng vai Trái Đất_. + Bạn đóng vai Mặt Trăng đi vòng quanh quả địa cầu một vòng theo chiều mũi tên sao cho mặt luôn hướng về quả địa cầu như hình dưới của trang 119 SGK. - Đại diện nhóm lên biểu diễn trước lớp. - Nhận xét tuyên dương -HS vẽ …xem sgk,Iterner …hỏi người lớn,tìm hiểu qua sách,báo - Mặt Trăng được gọi là vệ tinh của Trái Đất và Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất theo hướng từ Tây sang Đông. - HS vào vị trí. - Đại diện các nhóm lên biểu diễn trước lớp. 4) Củng cố- Dặn dò: 5’ Vài HS đọc lại kiến thức cần biết của bài. - Ghi nhớ nội dung bài học. Xem trước bài Ngày và đêm trên Trái Đất.

File đính kèm:

  • docdsjgfiwheufioajfkadlhfiwhfiakfopw (1).doc
Giáo án liên quan