1.Thảo luận nội quy và nhiệm vụ năm học
2.Thi tìm hiểu về truyền thống của trường
1.Trao đổi nội dung thư Bác Hồ
2.Tổ chức Hội vui học tập
1.Tổ chức lễ kỉ niệm ngày 20/11
2.Bình báo tường nhân ngày 20/11
1.Tìm hiểu về các anh hùng liệt sĩ của địa phương
2.Tổ chức Hội vui học tập
1.Thi tìm hiểu về truyền thống văn hoá của quê hương
2.Tìm hiểu những nét thay đổi của quê hương
3.Sinh hoạt văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân.
4.Xây dựng kế hoạch thực hiện “Trường xanh, sạch đẹp”
1.Tìm hiểu về truyền thống của Đoàn
2.Sinh hoạt văn nghệ mừng ngày 8/3 và 26/3
1.Thi tìm hiểu về các di sản văn hoá trong nước và trên thế giới
2.Sinh hoạt văn nghệ mừng ngày 26/3
1.Thảo luận chủ đề “Bác Hồ với thiếu nhi, thiếu nhi với Bác Hồ
2.Sinh hoạt văn nghệ mừng ngày 19/5
34 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1080 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ - Nguyễn Quốc Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iểu thế nào là di sản, di tích lịch sử.
Hiểu được vì sao phải bảo vệ và phát huy di sản, di tích lịch sử đó.
Biết làm thế nào để bảo vệ di sản, di tích lịch sử.
2.2.Hình thức hoạt động:
Thi trình bày kết quả sưu tầm các tài liệu viết về các di sản, di tích lịch sử.
Văn nghệ.
3.Chuẩn bị hoạt động:
3.1.Về phương tiện hoạt động:
Các tư liệu, tranh ảnh, bài thơ, ca dao tục ngữ về di sản, di tích lịch sử của địa phương, của đất nước.
Một số câu hỏi phục vụ cho cuộc thi
Phần thưởng
3.2.Về tổ chức:
a.Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:
Nêu yêu cầu, nội dung hoạt động và định hướng cách tổ chức hoạt động.
Hướng dẫn học sinh cách sưu tầm và sắp xếp các tài liệu trình bày thành cuốn album.
Kết hợp với giáo viên dạy lịch sử xây dựng các câu hỏi và đáp án.
Thống nhất chương trình cùng cán bộ lớp.
b.Nhiệm vụ của học sinh:
Từng tổ phân công người tham gia cuộc thi.
Phân công người điều khiển chương trình: bạn ...................; Thư ký: bạn ...............
Phân công tổ 1 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
Ban văn nghệ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
Phân công thành viên ban giám khảo.
4.Tiến hành hoạt động:
4.1.Khởi động:
Bạn nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: .
Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Tia nắng hạt mưa” nhạc sĩ: Khánh Vinh.
4.2.Giới thiệu kết quả sưu tầm của từng tổ:
Đại diện mỗi tổ thuyết trình kết quả sưu tầm của tổ mình trong vòng 5 phút theo trình tự:
+ Tên di sản, di tích lịch sử.
+ Vị trí
+ Ý nghĩa
Ban giám khảo đánh giá cho điểm.
4.3.Thi tìm hiểu:
4 tổ chia làm 2 đội tham gia cuộc thi.
Sau hiệu lệnh của người điều khiển đội trưởng của mối đội lên bốc thăm câu hỏi. Mỗi đội có 30 giây để chuẩn bị tham gia trả lời câu hỏi của đội mình. Nếu đội này trả lời chưa đúng hoặc thiếu sót thì đội kia có quyền trả lời lại, trong trường hợp cả hai đội cùng không trả lời được thì mời cổ động viên trả lời; nếu không ai trả lời được thì mời cố vấn ban giám khảo giải thích giúp.
Ban giám khảo công bố điểm của mỗi đội sau mỗi câu trả lời.
Thư ký viết điểm lên bảng.
4.4.Văn nghệ:
Ban văn nghệ dưới sự điều khiển của bạn quản ca – giới thiệu các bài hát theo chủ đề cuộc thi.
5.Kết thúc hoạt động:
Lớp trưởng công bố kết quả cả cuộc thi và mời GV chủ nhiệm lên trao quà cho các bạn.
Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên dương những cá nhân học sinh có công sưu tầm được các tư liệu quý giá.
Rút kinh nghiệm về khâu chuẩn bị và về cách điều khiển của cán bộ lớp trong hoạt động tập thể.
Tuần
Ngày soạn
Tiết
Ngày thực hiện
Hoạt động 2
“Sinh hoạt văn nghệ mừng ngày 30 – 4”
1.Yêu cầu giáo dục:
Học sinh nhận thức được ý nghĩa to lớn của ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Học sinh có lòng tự hào dân tộc, thái độ trân trọng và biết ơn cha anh đã hi sinh xương máu vì sự nghiệp thống nhất đất nước.
Học sinh được rèn luyện kỹ năng múa hát tập thể.
2.Nội dung và hình thức hoạt động:
2.1.Nội dung:
Những tấm gương hi sinh quên mình vì nước nhà của các anh hùng liệt sĩ.
Truyển thống chiến đấu ngoan cường, chịu đựng gian khổ của đồng bào ta.
Ý nghĩa quan trọng của ngày 30 – 4, ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
2.2.Hình thức hoạt động:
Kể chuyện, đọc thơ
Văn nghệ
3.Chuẩn bị hoạt động:
3.1.Về phương tiện hoạt động:
Chuẩn bị các tư liệu, tài liệu, tranh ảnh ... nói về giá trị lịch sử và ý nghĩa quốc tế của ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam: 30 – 4 – 1975.
Lựa chọn các bài thơ, bài hát ca ngợi ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Tặng phẩm.
3.2.Về tổ chức:
a.Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:
Nêu chủ đề, nội dung và hình thức tham gia hoạt động.
Yêu cầu các tổ, đội văn nghệ của lớp lập kế hoạch chuẩn bị và tập luyện sau đó đăng ký các tiết mục tham gia biểu diễn cho ban tổ chức.
Ban tổ chức gồm: Ban văn nghệ của lớp
Thống nhất chương trình cùng cán bộ lớp.
b.Nhiệm vụ của học sinh:
Phân công người điều khiển chương trình: bạn ................; Thư ký: bạn ...............
Phân công tổ 3 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
Ban văn nghệ tập hợp các tiết mục văn nghệ và lên kế hoạch biểu diễn.
Mời đại biểu: các cựu chiến binh trong xã.
4.Tiến hành hoạt động:
4.1.Khởi động:
Bạn nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: GV chủ nhiệm cùng các bác cựu chiến binh tham gia cuộc họp.
Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Em bay trong đêm pháo hoa” của nhạc sĩ: Hàn Ngọc Bích.
4.2.Biểu diễn văn nghệ:
Bạn giới thiệu cô giáo chủ nhiệm nêu ý nghĩa lịch sử của ngày 30 – 4.
Đại diện học sinh lên phát biểu cảm tưởng của mình về ngày này.
Bạn lần lượt giới thiệu các cá nhân hoặc nhóm tổ lên trình diễn các tác phẩm âm nhạc đã chuẩn bị của mình.
Các cá nhân hoặc nhóm tổ lên trình diễn các tác phẩm đã chuẩn bị của mình.
Sau mỗi tiết mục các bạn được tặng hoa.
Kết thúc phần văn nghệ bạn bắt nhịp bài hát : Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”.
5.Kết thúc hoạt động:
Mời đại biểu phát biểu ý kiến
Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên dương những cá nhân học sinh tham gia nhiệt tình và đạt hiệu quả.
Động viên học sinh cố gắng học thật tốt để mai sau góp sức mình trong công cuộc xây dựng và tái thiết đất nước ngày một tươi đẹp hơn.
CHỦ ĐIỂM THÁNG 5
BÁC HỒ KÍNH YÊU
Tuần
Ngày soạn
Tiết
Ngày thực hiện
Hoạt động 1
“Bác Hồ với thiếu nhi - thiếu nhi với Bác Hồ”
1.Yêu cầu giáo dục:
Học sinh có thêm hiểu biết về tình cảm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi, và những quan tâm đặc biệt của Bác đối với thiếu nhi mặc dù Bác luôn bận trăm công nghìn việc.
Học sinh tôn trọng, kính yêu và biết ơn Bác Hồ.
2.Nội dung và hình thức hoạt động:
2.1.Nội dung:
Tình cảm tha thiết của Bác dành cho các cháu thiếu nhi.
Những tấm gương thiếu nhi thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
2.2.Hình thức hoạt động:
Thảo luận.
Văn nghệ.
3.Chuẩn bị hoạt động:
3.1.Về phương tiện hoạt động:
Các tư liệu, tranh ảnh, mẩu chuyện về Bác Hồ kính yêu.
Các bài hát về Bác kính yêu.
Ảnh Bác
3.2.Về tổ chức:
a.Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:
Nêu chủ đề của cuộc thi để mỗi học sinh có kế hoạch chuẩn bị, các em có thể lập thành từng nhóm nhỏ tham gia cuộc thi.
Xây dựng hệ thống các câu hỏi định hướng để học sinh chuẩn bị phát biểu trước lớp.
Thống nhất chương trình cùng cán bộ lớp.
b.Nhiệm vụ của học sinh:
Học sinh suy nghĩ để thảo luận một vài vấn đề có liên quan đến chủ đề cuộc thảo luận.
Phân công người điều khiển chương trình: bạn ..............;
Thư ký: bạn .................
Phân công tổ 2 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
Ban văn nghệ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
4.Tiến hành hoạt động:
4.1.Khởi động:
Bạn nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: .
Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Hoa thơm dâng Bác” nhạc sĩ: Hải Hà.
4.2.Thảo luận:
Bạn lần lượt đưa ra các câu hỏi để các bạn cùng tham gia thảo luận:
+ Bạn hãy nêu ý kiến của bạn về tình cảm và sự quan tâm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi như thế nào?
+ Bạn có suy nghĩ gì về Bác?
Học sinh xung phong trả lời hoặc chỉ định trình bày quan điểm và nhận thức của mình về tình cảm và sự quan tâm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi. Các bạn khác bổ xung ý kiến của riêng mình.
Bạn tóm tắt ý chính của mỗi bản báo cáo và cuối cùng tổng kết lại thành một báo cáo chung của lớp.
Bạn hướng dẫn các bạn cùng tham gia phần thi “Ai trả lời hay nhất”
Một bạn lên bốc thăm câu hỏi.
Bạn đọc to câu hỏi, cả lớp cùng suy nghĩ và tham gia trả lời.
Ai có câu trả lời hay nhất sẽ có phần thưởng.
4.3.Văn nghệ:
Ban văn nghệ dưới sự điều khiển của bạn quản ca – giới thiệu các bài hát theo chủ đề cuộc thi.
5.Kết thúc hoạt động:
Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên dương những cá nhân học sinh có công sưu tầm được các tư liệu quý giá.
Động viên học sinh cố gắng vươn lên trong học tập sao cho xứng đáng với tình yêu Bác dành cho lớp măng non.
Tuần
Ngày soạn
Tiết
Ngày thực hiện
Hoạt động 2
“Sinh hoạt văn nghệ chào mừng ngày 19 – 5”
1.Yêu cầu giáo dục:
Học sinh nhận thức được công lao to lớn của Bác Hồ đối với dân tộc và những tình cảm thân thiết của Bác dành cho thiếu nhi.
Học sinh tỏ lòng kính yêu và tự hào về Bác Hồ.
Học sinh tích cực rèn luyện các kỹ năng hoạt động tập thể.
2.Nội dung và hình thức hoạt động:
2.1.Nội dung:
Ca ngợi công lao to lớn của Bác Hồ đối với dân tộc, đối với thiếu nhi.
Tình cảm của Bác đối với dân tộc, đối với thiếu nhi và tình cảm yêu thương, kính trọng của mỗi người dân Việt Nam đối với Bác.
2.2.Hình thức hoạt động:
Nghe kể chuyện về Bác Hồ.
Văn nghệ
3.Chuẩn bị hoạt động:
3.1.Về phương tiện hoạt động:
Lựa chọn các bài thơ, bài hát ca ngợi Bác.
Tặng phẩm.
3.2.Về tổ chức:
a.Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:
Phát động cả lớp chuẩn bị các tiết mục văn nghệ cho buổi hoạt động “Chúng em hát về Bác Hồ”.
Yêu cầu các tổ, đội văn nghệ của lớp lập kế hoạch chuẩn bị và tập luyện sau đó đăng ký các tiết mục tham gia biểu diễn cho ban tổ chức.
Ban tổ chức gồm: Ban văn nghệ của lớp
Thống nhất chương trình cùng cán bộ lớp.
b.Nhiệm vụ của học sinh:
Phân công người điều khiển chương trình: bạn ..............; Thư ký: bạn ............
Phân công tổ 3 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
4.Tiến hành hoạt động:
4.1.Khởi động:
Bạn nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: GV chủ nhiệm tham gia cuộc họp.
Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác” của nhạc sĩ: Hoàng Long – Hoàng Lân.
4.2.Biểu diễn văn nghệ:
Bạn lần lượt giới thiệu các cá nhân hoặc nhóm tổ lên trình diễn các tác phẩm âm nhạc đã chuẩn bị của mình.
Các cá nhân hoặc nhóm tổ lên trình diễn các tác phẩm đã chuẩn bị của mình.
Sau mỗi tiết mục các bạn được tặng hoa.
Kết thúc phần văn nghệ bạn bắt nhịp bài hát: Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”.
5.Kết thúc hoạt động:
Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên dương những cá nhân học sinh tham gia nhiệt tình và đạt hiệu quả.
Động viên học sinh cố gắng học thật tốt để mai sau góp sức mình trong công cuộc xây dựng và tái thiết đất nước ngày một tươi đẹp hơn.
File đính kèm:
- HDNGLL(1).doc