I. Yêu cầu giáo dục:
- Nhận thức ý nghĩa ngày thành lập Đảng 3/2/1930, các mốc lịch sử truyền thống vẻ vang của Đảng.
- Tự hào về Đảng và truyền thống cách mạng của dân tộc do Đảng lãnh đạo.
- Có được một số hiểu biết về tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương, đất nước trong không khí mừng xuân đón tết cổ truyền của dân tộc.
II. Nội dung và hình thức hoạt động:
1. Nội dung:
- Lịch sử thành lập Đảng.
- Các sự kiện lịch sử của Đảng.
- Bài hát Mừng Đảng- Mừng Xuân.
2. Hình thức:
- Thi tìm hiểu giữa các tổ.
- Thi trả lời câu hỏi.
- Văn nghệ xen kẽ.
6 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 2782 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hoạt động ngoài giờ lớp 6 - Chủ điểm tháng 1+ 2: Mừng đảng – Mừng xuân - Hoạt động: Tìm hiểu về truyền thống vẻ vang của Đảng - Hát mừng xuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
truyền thống vẻ vang của Đảng, của dân tộc. Đó là lý do của buổi hoạt động hôm nay.
Đề nghị các bạn hoan nghênh (vỗ tay).
3. Giới thiệu thành phần tham dự:
- Đến dự buổi HĐGDNGLL hôm nay có Thầy (Cô): ....................................... là GVCN lớp và ..... bạn cũng có mặt hôm nay. Chúng ta cùng nhiệt liệt hoan nghênh.
- DCT: Tham gia buổi hoạt động hôm nay gồm có bốn đội chơi (mỗi đội gồm có 2 bạn). Xin mời các đội vào vị trí của đội mình. Và thành phần không thể thiếu đó là BGK.
Trong buổi hoạt động hôm nay chúng ta cùng đón tiếp vị giám khảo thứ nhất đó là bạn: ...................., vị giám khảo thứ hai đó là bạn: ................. và bạn .................... trong vai trò thư ký. Xin mời các bạn về vị trí làm việc.
4. Chương trình hoạt động: Gồm 5 phần.
1. Thi tìm hiểu về Đảng.
2. Kiến thức học đường.
3. Chúng em với ATGT.
4. Đố vui.
5. Trò chơi dân gian dành cho khán giả.
* PHẦN I: THI TÌM HIỂU VỀ ĐẢNG.
- DCT: Bây giờ ta bước vào phần thi thứ nhất có tên gọi: TÌM HIỂU VỀ ĐẢNG. Tôi xin thông qua thể lệ cuộc thi: Phần này gồm có 4 câu hỏi. Mỗi đội sẽ lần lượt trả lời các câu hỏi, thời gian suy nghĩ mỗi câu hỏi là 1 phút, mỗi câu trả lời đúng sẽ được 10 điểm, nếu trả lời sai đội khác dành quyền trả lời sẽ được 5 điểm.
- DCT: Xin mời các bạn lắng nghe câu hỏi?
Câu 1: Đảng CSVN thành lập vào ngày tháng năm nào?
2/3/1930 b. 3/2/1931
c. 3/2/1930 d. 2/3/1931
Đáp án: c
Câu 2: Ai là tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng Sản Việt Nam?
a. Trường Chinh b. Lê Hồng Phong
c. Nguyễn Văn Cừ d. Trần Phú
Đáp án: d
Câu 3: Từ ngày thành lập đến nay Đảng ta có mấy lần đổi tên?
a. 3 b. 4
c. 5 d. 6
Đáp án: b
Câu 4: Bài hát “Em là mầm non của Đảng” do ai sáng tác?
a. Cao Minh Khang b. Tuấn Khanh
c. Nguyễn Ngọc Thiện d. Mộng Lân
Đáp án: d
- DCT: Như vậy chúng ta vừa hoàn thành xong phần thi thứ nhất: TÌM HIỂU VỀ ĐẢNG trong khi chờ đợi thư ký công bố số điểm của các đội. Xin mời cùng thưởng thức 1 tiết mục văn nghệ của tổ1! Xin mời!
Thư ký công bố số điểm lần thi thứ nhất:
Đội 1 :.điểm.
Đội 2: ..điểm.
Đội 3:điểm.
Đội 4: điểm.
* PHẦN II: THI KIẾN THỨC HỌC ĐƯỜNG.
- DCT: Chúng ta vừa trải qua phần thi thứ nhất thật hấp dẫn phải không các bạn? Bây giờ bước vào phần thi thứ II có tên gọi: KIẾN THỨC HỌC ĐƯỜNG. Phần này gồm 12 câu hỏi. Mỗi đội sẽ lần lượt trả lời các câu hỏi, thời gian suy nghĩ mỗi câu hỏi là 30 giây, mỗi câu trả lời đúng sẽ được 10 điểm, nếu trả lời sai đội khác dành quyền trả lời sẽ được 5 điểm.
Câu 1: Lý Bí đặt tên nước là gì?
Đáp án : Vạn Xuân.
Câu 2: Phó từ là gì? Cho ví dụ.
Đáp án: Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ , tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.
Vd: Đã, cũng, vẫn, chưa
Câu 3: Kể tên những bức tranh thuộc tranh Hàng Trống?
Đáp án: - Tranh Ngũ Hổ.
- Tranh Bịt mắt bắt dê.
Câu 4: Hãy kể những hình thức học tập mà em biết?
Đáp án: Học theo trường, lớp tự học, vừa học vừa làm, học ở lớp, học bình thường.
Câu 5: Bảo quản chất dinh dưỡng trong quá trình chế biến món ăn nhằm mục đích gì?
Đáp án: Giảm sự hao hụt chất dinh dưỡng.
Câu 6: Hãy kể tên những di tích lịch sử ở địa phương mình ?
Đáp án: Vạn An Thạnh, Miếu công chúa Bàng Tranh, Chùa Linh Quang.
Câu 7: Món ăn nào trong ngày Tết có liên quan đến truyền thuyết?
Đáp án: Bánh chưng, bánh giày.
Câu 8: Tìm giá trị của x, khi x(x-3) = 0
a. x=0 b. x=0 và x=3 c. x=3 d. x=0 hoặc x=3
Đáp án: d
Câu 9: Give the meaning of word.
Cà chua
Đáp án: tomatoes.
Câu 10: Bài hát: “niềm vui của em “ do Nhạc sĩ nào sáng tác?
a. Nguyễn Duy Hùng.
b. Nguyễn Huy Hùng.
c. Nguyễn Ngọc Thiện.
d. Lưu Hữu Phước.
Đáp án: b
Câu 11: Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt quả khô và quả thịt? vd.
Đáp án : Dựa vào đặc điểm của vỏ quả có thể chia các quả thành hai nhóm chính là quả khô và quả thịt vd: - Quả khô: Quả cải, quả đậu hà lan.
- Quả thịt: Quả chanh, quả cà chua
Câu 12: Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể làm thay đổi độ lớn của lực?
a. Ròng rọc cố định b. Ròng rọc động
c. Mặt phẳng nghiêng d. Đòn bẩy
Đáp án : a
DCT: Chúng ta đã trải qua 12 câu hỏi về : KIẾN THỨC HỌC ĐƯỜNG. Trước khi BGK công bố số điểm của các đội đã dành được sau phần thi thứ II. Xin mời 1 tiết mục văn nghệ của tổ 2! Xin mời! Cảm ơn các bạn !
DCT: Xin mời BGK công bố số điểm của các đội sau phần thi thứ II.
Đội 1: ..điểm Đội 2: điểm
Đội 3: điểm Đội 4: .điểm
Xin cảm ơn BGK !
* PHẦN III: THI CHÚNG EM VỚI ATGT.
DCT: Bây giờ ta bước vào phần thi thứ III có tên gọi: CHÚNG EM VỚI ATGT
Phần thi này có 4 câu hỏi mỗi đội sau khi nghe DCT đọc xong câu hỏi thì phất cờ dành quyền trả lời. Nếu trả lời đúng được 10 điểm, nếu sai quyền trả lời thuộc về khán giả. Câu 1: Độ tuổi nào thì được pháp luật cho phép điều khiển xe gắn máy có dung tích xilanh dưới 50cm khối?
ĐA : Từ 16 tuổi trở lên.
Câu 2: Khi điều khiển xe gắn máy có dung tích xilanh từ 70cm khối trở lên phải đảm bảo những điều kiện gì?
ĐA: Bằng lái xe hạng A1, giấy tờ xe, đội mũ bảo hiểm, bảo hiểm xe, đúng độ tuổi.
Câu 3: Mô tả hình dạng biển báo giao thông đường một chiều?
ĐA: Hình tròn nền đỏ, gạch ngang ở giữa màu trắng.
Câu 4: Khi đi xe đạp cần phải đảm bảo nhữngđiều kiện nào?
ĐA: Không lạng lách, đánh võng, không buôn thả hai tay, không thồ những vật cồng kềnh, đi đúng phần đường quy định,
- DCT: Xin chúc mừng các bạn đã hoàn thành phần thi thứ III. Trong khi chờ BGK công bố kết quả của phần thi thứ III. Mời 1 tiết mục văn nghệ của tổ 3! Xin mời!
- DCT: Xin mời BGK công bố điểm.
Đội 1: .điểm Đội 2:điểm
Đội 3: .điểm Đội 4: ..điểm
Xin cảm ơn BGK!
* PHẦN IV: ĐỐ VUI.
- DCT: Bây giờ chúng ta bước vào phần thi thứ IV có tên gọi: ĐỐ VUI
Thể lệ cuộc thi: Gồm có 3 nội dung mỗi nội dung có 4 câu hỏi, sau khi nghe đọc xong câu hỏi các đội suy nghĩ 15 giây dành quyền trả lời bằng cách phất cờ mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, nếu sai quyền trả lời thuộc về khán giả.
Nội dung 1 : Đây là bánh gì ?
Câu 1: Vừa tròn vừa xinh
Vừa rẻ,vừa ngon
Cội nguồn xứ Huế
Đáp án: Bánh bèo.
Câu 2: Ngày Tết có tôi
Còn gọi bánh tày
Chay mặn đầy đủ
Đáp án: Bánh tét.
Câu 3: Nó có ba góc
Nó có lá xanh
Tên gọi địa phương
Đáp án: Bánh ú.
Câu 4: Ngày vui có một
Mình đã trưởng thành
Mừng thêm tuổi mới
Đáp án: Bánh sinh nhật.
Nội dung 2: Đây là hoa gì ?
Câu 1: Tựa như hoa cúc
Chỉ có một hướng
Hình như mặt trời
Đáp án: Hoa hướng dương.
Câu 2: Không cần chăm sóc
Không cần tưới nước
Để lâu không tàn
Đáp án: Hoa giả.
Câu 3 : Càng để lâu càng nở
Không mùi, không vị, không nước
Để lâu không chết
Đáp án: Hoa bất tử.
Câu 4 : Mọc ở đồng quê
Gợi nhớ quê hương
Có màu tím ,trái nâu
Đáp án: Hoa sim.
Nội dung 3: Đó là trái gì ?
Câu 1 : Con trai cũng có
Ăn nó rất chua
Nó có năm múi
Đáp án: Trái khế.
Câu 2: Nó đẹp nó đều
Nó có râu
Loại một lá mầm
Đáp án: Trái bắp.
Câu 3: Không thừa không thiếu
Từ láy có tôi
Hai chữ giống nhau
Đáp án: Trái đu đủ.
Câu 4 : Nổi tiếng miền tây
Như tình mẫu tử
Nước trắng chảy ra
Đáp án: Trái vú sữa.
- DCT: Chúc mừng các bạn đã trải qua phần thi đố vui thật nhộn nhịp phải không các bạn. Trước khi BGK công bố số điểm phần thi này mời một tiết mục văn nghệ của tổ 4 xin mời.
Cảm ơn các bạn!
DCT: Mời BGK công bố số điểm phần thi thứ IV, xin mời !
Đội 1: .điểm Đội 2: ... điểm
Đội 3: ..điểm Đội 4: điểm
Xin cảm ơn BGK!
- DCT: Chúc mừng các bạn đã trải qua 4 phần thi của buổi HĐNGLL hôm nay ,trước khi BGK công bố số điểm của 4 phần thi. Xin mời một tiết mục văn nghệ của lớp xin mời!
Cảm ơn các bạn!
DCT: Mời BGK công bố số điểm của 4 phần thi, xin mời!
Đội 1:..điểm , vị thứ . Đội 2: điểm , vị thứ ..
Đội 3: ..điểm ,vị thứ . Đội 4 điểm , vị thứ ..
Xin cảm ơn BGK!
* PHẦN V: TRÒ CHƠI DÂN GIAN.
- DCT: Bây giờ chúng ta bước vào phần thi thứ V có tên gọi : TRÒ CHƠI DÂN GIAN dành cho khán giả.
* Trò chơi thứ 1: Có tên gọi: “Kiến tha lâu đầy tổ”. Thể lệ phần thi như sau: Mỗi đội cử 2 nam 2 nữ đứng xen kẽ nhau theo hàng dọc, mỗi người cách nhau 50cm. Các vận động viên có nhiệm vụ chuyền từng cây kẹo từ người số 1 đến người cuối cùng và bỏ vào thau mủ bằng cách: người thứ 1 dùng miệng ngậm 1 cây kẹo trong thau chuyền cho người kế tiếp, người kế tiếp khi nhận cũng nhận bằng miệng không được dùng tay và cứ thế chuyền cho đến người cuối cùng. Trong thời gian 3 phút nếu đội nào có nhiều kẹo hơn thì đội đó chiến thắng.
DCT: Các đội đã sẵn sáng chưa? Phần thi này được xin phép bắt đầu.
DCT: Trò chơi này đã kết thúc xin mời BGK công bố kết quả.
* Trò chơi thứ 2: Có tên gọi “tải đạn qua sông”. Thể lệ chơi như sau: BTC vẽ 2 đường thẳng song song cách nhau 10 mét để làm sông. Mỗi đội có 3 viên gạch và chia ra 2 nam 2 nữ đứng ở 2 bên bờ sông. Từng người bờ bên này sẽ đi qua sông đưa 3 viên gạch cho người bờ bên kia đi ngược lại, cứ tiếp tục như vậy cho đến hết. Các bạn qua sông bằng cách lót 2 trong 3 viên gạch trên sông viên còn lại cầm trên tay để thay đổi gạch khi di chuyển. Đội nào qua sông nhanh nhất và đúng quy cách sẽ chiến thắng.
DCT: Các đội đã sẵn sàng chưa? Phần thi này được xin phép bắt đầu.
DCT: Trò chơi này đã kết thúc xin mời BGK công bố kết quả.
* Trò chơi thứ 3 : Có tên gọi “đi tìm đồng loại”. Mỗi đội có 1 nam 1 nữ và đưa ra tín hiệu của một con vật cho đội mình để khi tìm dễ dàng nhận ra đội của mình. BTC sẽ bịt mắt tất cả các đội chơi và tách rời từng thành viên trong đội ra xa nhau. Khi nghe tín hiệu bắt đầu của người DCT thì các thành viên trong đội đi tìm nhau. Đội nào tìm gặp nhau đầy đủ và nhanh nhất đội đó là đội chiến thắng.
DCT: Chúng ta vừa trải qua buổi hoạt động sôi nổi. Mình mong rằng qua hoạt động này lớp chúng ta đoàn kết hơn, ra sức phấn đấu học tập để xứng với niềm tin và sự mong đợi của gia đình và thầy cô.
- DCT: Như vậy, buổi sinh hoạt NGLL của chúng ta đã kết thúc tốt đẹp, xin chúc sức khỏe thầy (cô) và các bạn.
V. Kết thúc hoạt động:
- GVCN: Nhận xét, đánh giá buổi hoạt động.
- Dặn dò và định hướng cho hoạt động tháng tới.
File đính kèm:
- HDNGLL THANG 1.doc