Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp - Trường THCS Lê Hồng Phong

I. Mục tiêu giáo dục

 Giúp học sinh:

 -Ghi nhớ công ơn của Đảng và những nét đẹp trong truỳen thống văn hoá của quê hương, của dân tộc.

 -Tự hào và tin tưởng Đảng, càng thêm yêu và gắn bó với quê hương,đất nước.

 -Biết giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước.

 

Hoạt động 1 Tìm hiểu gương sáng đảng viên ở quê hương

1. Yêu cầu giáo dục

 Gúp học sinh:

 -Tìm hiểu về cuộc đời, phẩm chất và thành tích của những đảng viên ưu tú trong sự nghiệp cách mạng xây dựng và bảo vệ quê hương.

 -Có lòng tự hào, cảm phục và yêu mến các đảng viên ưu tú.

 

doc27 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1034 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp - Trường THCS Lê Hồng Phong, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
en giữ gìn, bảo vệ các di sản văn hoá, di sản thiên nhiên, tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường, mừng ngày 30- 4. 2.Nội dung và hình thức hoạt động a)Nội dung -Vẻ đẹp của quê hương, đất nước. -Những thông tin về sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. b)Hình thức hoạt động -Biểu diễn văn nghệ. -Kể chuyện. -Giới thiệu thông tin qua sưu tầm. -Giới thiệu bức tranh tự vẽ về vẻ đẹp của quê hương. 3.Chuẩn bị hoạt động a)Về phương tiện hoạt động -Tạp trí ,báo trí, tranh ảnh, bài thơ, bài hát đã sưu tầm, các câu truyện kể về ngày chiến thắng lịch sử 30-4. b)về tổ chức -Giáo viên nêu yêu cầu chuẩn bị cho buổi sinh hoạt về vẻ đẹp của quê hườn, đất nước. -Yêu cầu học sinh chuẩn bị: +Những bài hát ca ngợi vẻ đẹp của quê hương, đất nước. +Những câu truyện, câu ca giao, những bài dân ca mô tả cảnh đẹp của quê hương, đất nước. +Sưu tầm tranh ảnh, tranh phong cảnh, tranh tự vẽ về quê hương đất nước. +Thu lượm những thông tin về các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, di sản văn hoá. -Cán bộ lớp phân công cho từng tổ chuẩn bị theo nội dung đã thống nhất. Ví dụ: tổ 1 chuẩn bị các bài hát; tổ 2 sưu tầm các câu ca dao, tranh ảnh, tổ 3 thu lượm thông tin; tổ 4 cử người vẽ tranh... -Giao viên cùng cán bộ lớp xây dựng chương trình hoạt động, cử người điều khiển, cử ban giám khảo. -Chuẩn bị trang - thiết bị, cơ sở vật chất cần thiết. 4. Tiến hành hoạt động Có thể tiến hành hoạt động này theo một trình tự như sau: -Người điều khiển nêu lí do của buổi sinh hoạt một cách ngắn gọn và giới thiệu ban giám khảo. -Giới thiệu một màn trình diễn của tổ về các bài hát đã được chuẩn bị. -Giới thiệu đại diện của một tổ khác trình bày bộ sưu tập về các bức tranh đã thu lượm được( cảnh trong tranh nói về cái gì, vẻ đẹp của cảnh đó như thế nào...). -Một học sinh kể truyện về cảnh đẹp của quê hương mình. -Một học sinh giới thiệu về những đổi thay trong đời sông của địa phương mình kể từ khi thống nhất đất nước đến năm 1975. -Ban giám khảo tổng kết, đánh giá. Tuyên dương những tổ, nhóm, cá nhân tham gia hoạt động. 5. kết thúc hoạt động -Kết thúc hoạt động bằng một bài hát tập thể. -Nhận xét tinh thần tham gia chung của học sinh. đánh giá kết quả hoạt động theo chủ điểm 1.Học sinh tự đánh giá a)Em thu hoạch được gì qua các chủ đề hoạt động Thiếu nhi các nước là bạn của chúng ta, Cuộc gặp gỡ hữu nghị, vẻ đẹp của quê hương đất nước, hội vui học tập? b)Em tự xếp loại kết quả hoạt động của bản thân theo mức độ nào? Tốt Khá Trung bình Yếu 2.Tổ đánh giá, xếp loại Tốt Khá Trung bình Yếu 3.Giáo viên chủ nhiệm đánh giá, xếp loại Tốt khá Trung bình Yếu Bác hồ kính yêu Mục tiêu giáo dục Gúp học sinh: -Có những hiểu biết về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ, những đức tính cao đẹp và thuở thiếu thời của Bác, về những tình cảm yêu thương mà Người đã dành cho thiếu nhi, từ đó càng cố gắng làm theo lời Bác. -Có lòng kính yêu Bác, mong muốn trở thành cháu ngoan Bác Hồ, tự hào là lớp con cháu của Bác Hồ kính yêu. -Tích cực rèn luyện theo 5 điều Bác Hồ dạy trong cuộc sống hằng ngày ở trường, gia đình và ngoài xã hội; rèn luyện kĩ năng tham gia tổ chức các hoạt động chủ điểm của tháng. Hoạt động 1: năm điều bác dạy thiếu niên nhi đồng 1. yêu cầu giáo dục Giúp học sinh: -Phân tích nội dung của 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng, biết liên hệ với thực tế để hiểu rõ hơn nhiệm vụ của thiếu nhi. -Có thói quen thực hành 5 điều Bác dạy trong cuộc sống hằng ngày, ở gia đìng, nhà trường và cộng đồng xã hội. -Biết phê phán những thái độ, hành vi trái với lời dạy của Bác; ủng hộ tán thành đối với hành vi thực hiện tốt 5 điều Bác dạy. 2. nội dung và hình thức hoạt động a)Nội dung -Xuất xứ của 5 điều Bác dạy. -Những nội dung cơ bản trong 5 diều Bác dạy. -Những ví dụ thực tế về việc thực hiện 5 điều Bác dạy. b)Hình thức hoạt động -Hái hoa dân chủ, trả lời câu hỏi. -Biểu diễn văn nghệ. 3. Chuẩn bị hoạt động a) Về phương tiện hoạt động -ảnh Bác, lọ hoa, khăn bàn. -Tờ tranh 5 điều Bác dạy. -Cây hoa gài câu hỏi về 5 điều Bác dạy. b)Về tổ chức -Yêu cầu học sinh thuộc 5 điều Bác dạy, suy nghĩ về nội dung của từng điều và tìm những ví dụ thực tế của việc thực hiện tốt 5 điều Bác dạy để chứng minh. -Học sinh tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của 5 điều Bác dạy.(Vào thời gian nào? Vì sao Bác lại đưa ra 5 điều Bác dạy). -Ban chỉ huy chi đội cùng cán bộ lớp phân công chuẩn bị cây hoa, cắt cành hoa để ghi các câu hỏi, ảnh Bác, lọ hoa, khăn bàn, đồng thời xây dựng chương trình hoạt động và cử người điều khiển, ban giám khảo. -Giáo viên giúp học sinh soạn các câu hỏi xung quanh 5 điều Bác dạy ( có thể phối hợp với đội thiếu niên để nắm bắt yêu cầu của Đội). 4. Tiến hành hoạt động Chương trình hái hoa trả lời câu hỏi về 5 điều Bác dạy có thể diễn ra như sau: -Người điều khiển chương trình nêu lí do hoạt động và giới thiệu ban giám khảo. -Mời đại diện Ban chỉ huy chi đội lên hái hoa đầu tiên và trả lời câu hỏi. Sau đó lần lượt từng tổ học sinh cử đại diện lên hái hoa. Nếu câu hỏi đó được trả lời không đúng hoặc còn thiếu thì ban giám khảo hỏi thêm ý kiến của lớp để bổ sung. Xen kẽ các câu hỏi là những bài hat về Bác Hồ kính yêu để tạo không khí sôi nổi trong mhoạt động. Cuộc hái hoa cứ thế tiếp diễn cho đến khi hết thời gian quy định. 5 .Kết thúc hoạt động -Toàn lớp đồng thanh hát bài: Ai yêu Bác Hồ Chi Minh hơn thiêu niên nhi đồng ( Nhạc và lời: Phong Nhã). -Ban giám khảo công bố kết quả thi đua giữa các tổ. Tuyên dương thành tích và phát thưởng( nếu có). -Nhận xét chung về tinh thần tham gia của lớp. -Nhận xét đội ngũ cán bộ lớp trong việc buổi đỉều khiển sinh hoạt( về tác phong, lời nói, cách sử lí tình huống). Hoạt động 2: chúng em kể truyện về bác hồ 1. Yêu cầu giáo dục Giúp học sinh: -Nâng cao hiểu biết về cuộc đời trong sáng của Bác, về công lao to lớn của Bác đối với dân tộc. -Xúc động trước sự cống hiến và những tình cảm to lớn của Bác đối với nhân dân. -Biết kể chuyện diễn cảm, lôi cuốn được người nghe. 2.Nội dung và hình thức hoạt động a)Nội dung -Tình cảm của Bác đối với nhân dân, nhất là đối với thiếu nhi. -Cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác. -Những đức tính quý báu của Bác mà thiếu nhi học tập được. b)Hình thức hoạt động --Thi kể truyện theo tổ. -Xen kẽ là những bài hát về Bác. 3 . Chuẩn bị hoạt động a)Về phương tịên hoạt động -Các tư liệu về Bác(câu truyện, bài thơ, bài hát). -ảnh Bác, lọ hoa, khăn bàn. -Tranh ảnh( nếu có). b) Về tổ chức -Yêu cầu mỗi học sinh sưu tầm một câu truyện về Bác theo nội dung đã nêu trên và tập kể truyện một cách diễn cảm, lưu loát. -Lựa chọn một số câu chuyện từ các tổ và sắp xếp thành chương trình thi kể chuyện. -Cử người điều khiển chương trình. -Chuẩn bị trang trí lớp:ảnh Bác, lọ hoa, khăn bàn. -Thành lập ban giám khảo. -Chuẩn bị phần thưởng. -Nhắc nhở học sinh ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ. Nếu có quần áo đồng phục hoặc quần áo đẹp thì càng tốt. 4. Tiến hành hoạt động -Theo chương trình kể truyện đã xây dựng, người điều khiển mời lần lượt đại diện của từng tổ lên trình bày trước lớp. Chú ý sau mỗi câu truyện kể, có thẻ học sinh xem câu truyện đó nói gì, hoặc em học tập được gì ở Bác qua câu truyện vừa kể... -Ban giám khảo cho điểm( chú ý người kể truyện phải đạt những yêu cầu sau: kể to, rõ ràng, không quá nhanh, diễn cảm). -Trong quá trình kể truyện, có thể xen kẽ một vài bài hát về Bác Hồ. 5. Kết thúc hoạt động -Toàn lớp hát một bài về Bác. -Ban giám khảo tổng kết, công bố kết quả và phát thưởng( nếu có). -Nhận xét về tinh thần tham gia học tập của học sinh, về kết quả thu được qua buổi kể chuyện. -Tuyên dương và động viên học sinh. Hoạt động 3 : văn nghệ mừng sinh nhật bác 1. yêu cầu giáo dục Giúp học sinh: -Có thêm hiểu biết về cuộc đời của Bác Hồ kính yêu, nhất là thời nên thiếu của Bác. -Bồi dưỡng thái độ tôn trọng, kính yêu lòng tự hào về Bác Hồ vĩ đại. -Rèn luyện kĩ năng tham gia hoạt động văn nghệ của tập thể. 2 . nội dung và hình thức hoạt động a)Nội dung -Cuộc đời và công lao to lớn của Bác đối với dân tộc nói chung, với thiếu nhi nói riêng. -Tình cảm của Bác với thiếu niên nhi đồng. b)Hình thức hoạt động -Hát đơn ca. -Hát tốp ca. -Múa. -Kể chuyện. -Đọc thơ. 3. Chuẩn bị hoạt động a)Về phương tiện hoạt động -Các tiết mục văn nghệ. -Một số tranh ảnh về Bác Hồ. -Các phương tiện, trang thiết bị như: đàn, quần áo, trang phục. b)Về tổ chức -Giáo viên chủ nhiệm nêu mục đích của hoạt động, nêu rõ yêu cầu cần đạt được; gợi ý các nội dung hoạt động cần chuẩn bị như: tập luyện các bài hát, điệu múa, câu chuyện kể về Bác Hồ đã được đọc hoặc được biết từ các lớp dưới, mỗi tổ chuẩn bị 2-3 tiết mục, cán bộ lớp tập hợp đăng kí của các tổ để xây dựng chương trình hoạt động. -Cán bộ lớp yêu cầu mối tổ đăng kí số tiết mục văn nghệ tham gia và có kế hoạch tập luyện các tiết mục này. -Cán bộ lớp tập hợp và sắp xếp các tiết mục đã đăng kí thành một chương trình. -Chuẩn bị một vài câu hỏi về Bác Hồ. -Phân công trang trí lớp. 4 . Tiến hành hoạt động Chương trình sinh hoạt văn nghệ về Bác được diễn ra theo trình tự sau đây: -Nêu lí do hoạt động. -Một đại diện học sinh nói lên suy nghĩ của mình về Bác Hồ kính yêu và hát tặng lớp một bài. -Người điều khiển chương trình giới thiệu lần lượt các tiết mục biểu diễn.Xen kẽ giữa các tiết mục là một vài câu hỏi tìm hiểu về Bác Hồ để thay đổi không khí hoạt động. -Kết thúc biểu diễn là một bài hát tập thể Như có Bác trong ngày vui đại thắng( Nhạc và lời: Phạm Tuyên). 5 . Kết thúc hoạt động -Nhận xét ý thức tham gia của học sinh cả về số lượng và chất lượng các tiết mục văn nghệ. -Động viên cả lớp để lần sau làm tốt hơn. đánh giá kết quả hoạt động theo chủ điểm 1.Học sinh tự đánh giá a)Em thu hoạch được những gì qua các hoạt động Năm điều Bác dạy thiếu niên nhi đồng, Chúng em kể truyện về Bác Hồ, Văn nghệ mừng sinh nhật Bác? b)Em tự xếp loại kết quả hoạt động của bản thân theo mức độ nào? Tốt Khá Trung bình Yếu 2.Tổ đánh giá, xếp loại Tốt Khá Trung bình Yếu 3.Giáo viên chủ nhiệm đánh giá, xếp loại Tốt khá Trung bình Yếu

File đính kèm:

  • docGiao an HDNGLL Lop 6(1).doc
Giáo án liên quan