Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp - Tiết 2: Tổ chức hùng biện về “trách nhiệm của thanh niên học sinh trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”

- Thành lập ban tổ chức cuộc tọa đàm gồm Cán bộ lớp; BCH chi đoàn(Có thể xây dựng kế hoạch, chương trình theo hình thức hùng biện hoặc theo đội hoặc diễn kịch, )

+ Nếu cá nhân thì nên có tiết mục văn nghệ xen kẻ để tránh sự khô khan, nhàm chán. Mỗi cá nhân thể hiện trong vòng 5-7 phút.

+ Nếu thi theo đội thì nên có 4 nội dung: Màn chào hỏi; hùng biện theo nội dung đã được chuẩn bị; trình diễn tiểu phẩm về vai trò, quyền và trách nhiệm của thanh niên học sinh trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; văn nghệ. Thời gian từ 7-10 phút.

- Phân công trách nhiệm cho từng thành viên trong ban tổ chức (phụ trách các công việc cụ thể về nội dung cuộc thi; trang trí; lên danh sách cá nhân hoặc nhómtham gia thi, chuẩn bị chương trình văn nghệ, mời dđại biểu, ban giám khảo; phân công dẫn chương trình; )

- Yêu cầu cá nhân hoặc các đội đăng kí nội dung thi, tìm hiểu tài liệu, tập dượt.

- Chuẩn bị và phổ biến thể lệ cuộc thi cho các thí sinh tham gia dự thi.

- Chuẩn bị phần thưởng.

- Chuẩn bị các trò chơi tập thể, các tiết mục văn nghệ.

IV/ Tổ chức hoạt động:

 

doc2 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 534 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp - Tiết 2: Tổ chức hùng biện về “trách nhiệm của thanh niên học sinh trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ngày soạn: 14/9/2007 Tiết 2: TỔ CHỨC HÙNG BIỆN VỀ “TRÁCH NHIỆM CỦA THANH NIÊN HỌC SINH TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC” I/ Mục tiêu: Hiểu sâu sắc về vai trò, quyền và trách nhiệm của thanh niên học sinh trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Xác định được trách nhiệm cụ thể của mình khi đang ngồi trên ghế nhà trường, từ đó biết lập kế hoạch phấn đấu cho mình trong học tập và rèn luyện. Rèn luyện tính mạnh dạng, tự tin khi trình bày một vấn đề trước tập thể; sẵn sàng tham gia các hoạt động với tinh thần trách nhiệm cao. II/ Nội dung hoạt động: Hùng biện hoặc trình bày kịch với các nội dung sau: Vai trò, quyền và trách nhiệm của thanh niên học sinh trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đối với thanh niên học sinh: + Thanh niên học sinh phải có hoài bão lớn. + Thanh niên học sinh phải có năng lực tiếp thu, sáng tạo trong khoa học và công nghệ; biết kế thừa và phát huy tinh hoa văn hóa dân tộc. + Thanh niên học sinh phải rèn luyện phẩm chất đạo đức, rèn luyện tinh thần trách yêu lao động và tác phong công nghiệp. + Thanh niên phải xây dựng cho mình lí tưởng, ý chí và tinh thần cách mạng. + Thanh niên học sinh phải luôn ý thức sâu sắc rằng chính họ chứ không phải ai khác là lực lượng xung kích trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. +Nhiệm vụ của thanh niên học sinh với CNH, HĐH đất nước: Thi đua học tập, rèn luyện, làm chủ khoa học, công nghệ; là lực lượng nòng cốt trong phong trào thanh niên xung kích, tình nguyện xây dựng và bảo vệ tổ quốc. III/ Công tác chuẩn bị: Giáo viên: Họp ban cán sự lớp, BCH chi đoàn, giao trách nhiệm cho lớp, chi đoàn chuẩn bị các bước tiến hành. Giải đáp thắc mắc về kiến thức cho học sinh. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. Học sinh: Thành lập ban tổ chức cuộc tọa đàm gồm Cán bộ lớp; BCH chi đoàn(Có thể xây dựng kế hoạch, chương trình theo hình thức hùng biện hoặc theo đội hoặc diễn kịch,) + Nếu cá nhân thì nên có tiết mục văn nghệ xen kẻ để tránh sự khô khan, nhàm chán. Mỗi cá nhân thể hiện trong vòng 5-7 phút. + Nếu thi theo đội thì nên có 4 nội dung: Màn chào hỏi; hùng biện theo nội dung đã được chuẩn bị; trình diễn tiểu phẩm về vai trò, quyền và trách nhiệm của thanh niên học sinh trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; văn nghệ. Thời gian từ 7-10 phút. Phân công trách nhiệm cho từng thành viên trong ban tổ chức (phụ trách các công việc cụ thể về nội dung cuộc thi; trang trí; lên danh sách cá nhân hoặc nhómtham gia thi, chuẩn bị chương trình văn nghệ, mời dđại biểu, ban giám khảo; phân công dẫn chương trình;) Yêu cầu cá nhân hoặc các đội đăng kí nội dung thi, tìm hiểu tài liệu, tập dượt. Chuẩn bị và phổ biến thể lệ cuộc thi cho các thí sinh tham gia dự thi. Chuẩn bị phần thưởng. Chuẩn bị các trò chơi tập thể, các tiết mục văn nghệ. IV/ Tổ chức hoạt động: Ổn định tổ chức, khởi động: MC: Lời đầu tiên cho phép Vân Oanh gửi lời chào trân trọng nhất tới quí vị đại biểu, quý thầy cố đã đến dự buổi sinh hoạt ngày hôm nay. Chào tất cả các thành viên quen thuộc, nhiệt tình, hóm hỉnh và năng động của gia đình 11A3. Vâng xin cảm ơn. Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu: Như ta đã biết trên các phương tiện thông tin đại chúng thuật ngữ CNH,HĐH nagỳ nay không còn là một khái niệm xa lạ. Tuy nhiên, thanh niên học sinh hiện nay suy nghĩ gì, đã, đang và sẽ làm gì để thể hiện vai trò, quyền và trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc. Để biết được tất cả những suy nghĩ chân thật này mời quí vị và các bạn cùng theo dõi các tiểu phẩm do chính những diễn viên không chuyên lớp 11A3 xây dựng và thể hiện. Đó cũng chính là lí do của buổi sinh hoạt ngày hôm nay. Chúnh ta thật hãnh diện, vinh dự đón...là.; sự hiện diện của Thầy chủ nhiệm lớp thầy: Lê Ngọc Anh là một niềm động viên và vui mừng cho lớp 11A3 chúng ta. Thật vui mừng hơn nữa là chúng ta được sự tham gia nhiệt tình của 43 thành viên của lớp 11A3. Vâng xin cảm ơn. Giới thiệu ban giám khảo và thể lệ cuộc thi: Để cuộc thi diễn ra sôi nổi, công bằng bình đẳng, chúng tôi đã chuẩn bị rất nhiều món quà hấp dẫn, bên cạnh đó chúng tôi cũng cử ra một ban giám khảo gồm: Bạn: Trần Thị Ngọc Tuyền: Lớp trưởng; Bạn: Điêu Thúy Vi: Bí thư chi đoàn; Bạn: Ngô Thị Mỹ: Lớp phó học tập; Thư kí: Bạn: Nguyễn Thị Cẫm Vân. Nếu các bạn đồng ý thì chúng ta cho một tràng pháo tay. Tiêu chí đánh giá các phần thi:Trang phục: 2đ; Cách diễn xuất: 2đ; Chủ đề: 2đ; Nội dung: 3đ; ý tưởng sáng tạo: 1đ.(Xen kẻ tiết mục văn nghệ vào cho phù hợp, sôi nổi, tùy MC) Tiến hành thi: MC giới thiệu từng cá nhân, từng đội lần lượt ra dự thi: Xin mời tổ* Sau tổ * diễn xong có quyền chỉ định tổ tiếp theo. Theo dõi nhận xét, cho điểm của ban giám khảo. Sau mỗi phần xen vào tiết mục văn nghệ hoặc các câu đố vui. Kết thúc, trao giải: BGK thông báo kết quả nhất; nhì; ba và trao giải. Kết Luận, rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docHd ngoai gio len lop T9 tiet 2.doc
Giáo án liên quan