Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp - Tiêt 19: Tìm hiểu sự đổi mới và phát triển của đất nước

 I. Yêu cầu giáo dục

 - Kiến thức: Giúp học sinh nhận thức được vai trò của Đảng trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước hiện nay.

 - Kĩ năng: Biết rèn luyện lối sống có văn hoá, có bản lĩnh để vươn lên.

 - Tư tưởng: Bồi dưõng niềm tin vào sự lãnh đạo và đường lối của Đảng

 II. Nội dung và hình thức hoạt động

 a- Nội dung:

 - Những nét chính của sự đổi mới đất nước trong một số lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội từ 1986 đến nay.

 b- Hình thức hoạt động

 - Trao đổi, thảo luận.

 - Văn nghệ.

 

doc7 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1519 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp - Tiêt 19: Tìm hiểu sự đổi mới và phát triển của đất nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tháng 1 Chủ điểm “Mừng đảng, Mừng xuân” Ngày dạy: 7/1/2011. Tiêt 19: Tìm hiểu sự đổi mới và phát triển của đất nước. I. Yêu cầu giáo dục - Kiến thức: Giúp học sinh nhận thức được vai trò của Đảng trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước hiện nay. - Kĩ năng: Biết rèn luyện lối sống có văn hoá, có bản lĩnh để vươn lên. - Tư tưởng: Bồi dưõng niềm tin vào sự lãnh đạo và đường lối của Đảng II. Nội dung và hình thức hoạt động a- Nội dung: - Những nét chính của sự đổi mới đất nước trong một số lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội từ 1986 đến nay. b- Hình thức hoạt động - Trao đổi, thảo luận. - Văn nghệ. III. Chuẩn bị hoạt động a- Về phương tiện hoạt động - Tư liêu, sách báo liên quan đến sự đổi mới và phát triển đất nước do Đảng lãnh đạo. - Thực hiên đời sống, văn hoá, xã hội của đất nước mà học sinh được trải nghiệm, được nhận thức.Từ năm 1986 Đảng ta đã thực hiện cải cách kinh tế : Thực hiện khoán sản phẩm đến người lao động, cải cách hành chính, phát triển kinh tế đa thành phần . Mở rộng kinh tế với nước ngoài . Chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư cho Giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho người dân, cải cách tiền lương.Nhờ những chính cải cách đó nền kinh tế của đất nước ta , cũng như đời sống của người dân thay đổi một cách toàn diện và nhanh chóng.Hệ thống bệnh viện , trường học, công trình phúc lợi được xây dựng khang trang. Trẻ em được chăm sóc, học hành theo pháp luật - Các bài thơ, bài hát ca ngợi Đảng. - Điều 12, 13, 17 Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em. b- Về tổ chức - Yêu cầu học sinh sưu tầm, tìm hiểu các tư liệu, bài viết phản ánh sự đổi mới của đất nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội tìm đọc điều 12, 23, 17 Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em. - Chuẩn bị câu hỏi, một số vấn đề để cùng trao đổi thảo luận. - Mời giáo viên giáo dục công dân hoặc cán bộ tuyên truyền ở địa phương làm cố vấn cho hoạt động trao đổi, thảo luận. - Phân công người điều khiển chương trình: Lớp trưởng, nhóm trang trí: Hoài, Hiên, Lợi. IV. Tiến hành hoạt động a- Khởi động b- Tiến hành * Nêu vấn đề, trao đổi, thảo luận. - Người điều khiển chương trình lần lượt đưa ra các câu hỏi hoặc các vấn đề. Yêu cầu cả lớp suy nghĩ, phát biểu ý kiến trao đổi, thảo luận. - Các thành viên trong lớp trao đổi, thảo luận và có thể nêu thắc mắc hoặc nêu một số vấn đề để cả lớp trao đổi. - Vấn đề nào chưa rõ có thể xin ý kiến cố vấn. - Người điều khiển chương chốt lại kết quả trao đổi thảo luận. * Văn Nghệ - Ngưòi dẫn chương trình văn nghệ lần lượt giới thiệu các tiết mục lên trình diễn. V. Kết thúc hoạt động: * Sinh hoạt lớp: + Sơ kết tuần -Lớp trưởng nhận xét về việc thực hiện nề nếp cũng như là ý thức học tập của các bạn trong lớp. -Ưu điểm : Lớp thực hiện nề nếp tương đối tốt.Một số bạn có ý thức học tập tốt ngay từ những ngày đầu của kỳ II , như bạn Hiên ,Hải,Hoài. -Nhược điểm : Còn những bạn chưa có ý thức cố gắng còn lười học, bị ghi tên trong sổ ghi đầu bài như: Hường, Trọng , Phương, Nam, Tâm.Lớp phê bình biên không viết thư UPU. Phân công trực nhật GVCN nhận xét nhắc nhở lớp thực hiện tốt nề nếp . + Kế hoạch tuần tới - Tiếp tục thực hiện tốt nề nếp trong và ngoài giờ. - Hăng hái học tập đạt kết quả cao.Hoàn thành tiền mỗi em 2 Kg giấy vụn kế hoạch nhỏ. . Ngày dạy: 14/1/2011. Tiêt 20: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em. I. Yêu cầu giáo dục - Kiến thức: Giúp học sinh nắm được những quyền cơ bản của mình trong bản công ước Liên hợp quốc .Từ đó giúp các em tự ý thức được quyền của mình, tự biết bảo vệ mình, cũng như thấy được sự quan tâm của cộng đồng Quốc tế với trẻ em. - Kĩ năng: Biết rèn luyện lối sống có văn hoá, có bản lĩnh để vươn lên. - Tư tưởng: Bồi dưõng niềm tin vào sự lãnh đạo và đường lối của Đảng II. Nội dung và hình thức hoạt động a- Nội dung: - Những nét chính của bản công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em. b- Hình thức hoạt động - Trao đổi, thảo luận. - Văn nghệ. III. Chuẩn bị hoạt động a- Về phương tiện hoạt động - Tư liêu, sách báo liên quan đến quyền trẻ em cùng với bản công ước Liên hợp quốc về quyền của trẻ em. - Thực hiên đời sống, văn hoá, xã hội của đất nước mà học sinh được trải nghiệm, được nhận thức. - Các bài thơ, bài hát ca ngợi Đảng. - Điều 12, 13, 17 Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em. b- Về tổ chức - Yêu cầu học sinh sưu tầm, tìm hiểu các tư liệu, tìm đọc điều 12, 23, 17 Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em. - Chuẩn bị câu hỏi, một số vấn đề để cùng trao đổi thảo luận. - Mời giáo viên giáo dục công dân hoặc cán bộ tuyên truyền ở địa phương làm cố vấn cho hoạt động trao đổi, thảo luận. - Phân công người điều khiển chương trình, nhóm trang trí. IV. Tiến hành hoạt động a- Khởi động b- Tiến hành * Nêu vấn đề, trao đổi, thảo luận. - Người điều khiển chương trình lần lượt đưa ra các câu hỏi hoặc các vấn đề. Yêu cầu cả lớp suy nghĩ, phát biểu ý kiến trao đổi, thảo luận. ? Công ước Liên hợp quốc ra đời bao giờ? Quy định trẻ em có những quyền nào?Làm thế nào để quyền trẻ em được thực hiện? - Các thành viên trong lớp trao đổi, thảo luận và có thể nêu thắc mắc hoặc nêu một số vấn đề để cả lớp trao đổi. - Vấn đề nào chưa rõ có thể xin ý kiến cố vấn. - Người điều khiển chương chốt lại kết quả trao đổi thảo luận: Công ước quốc tế về quyền trẻ em quy định các quyền cơ bản: Trẻ em có quyền được chăm sóc,quyền được bảo vệ, quyền được học hành. Căn cứ vào các quyền trên, nếu em nào bị đối xử ngược đãi có thể báo cho chính quyền nơi gần nhất để được giúp đỡ. * Văn Nghệ - Ngưòi dẫn chương trình văn nghệ lần lượt giới thiệu các tiết mục lên trình diễn của các tổ trình diễn. V. Kết thúc hoạt động: * Sinh hoạt lớp: + Sơ kết tuần : _ Các tổ trưởng nhận xét việc thực hiện nề nếp của các thành viên tổ mình , xếp loại thi đua của tổ. Lớp trưởng nhận xét về việc thực hiện nề nếp cũng như là ý thức học tập của các bạn trong lớp.Các bạn vi phạm khuyết điểm nhiều nhất tổ viết bản kiểm điểm có chữ kí của gia đình. Phân công trực nhật GVCN nhận xét ưu điểm, khuyết điểm của lớp, tuyên dương các em: Hiên,Lương,Hoài, Hải. + Kế hoạch tuần tới - Tiếp tục thực hiện tốt nề nếp trong và ngoài giờ. - Hăng hái học tập đạt kết quả cao. - Không đốt pháo trong nhà trường và trong dịp tết. Ngày dạy: 21/1/2011. Tiêt 21: Trồng cây lưu niệm. I. Yêu cầu giáo dục - Kiến thức: Giúp hoc sinh hiểu ý nghĩa của việc trồng cây lưu niệm của học sinh cuối cấp ở trường. - Kĩ năng: Có ý thức thườnh xuyên chăm sóc và bảo vệ cây. - Tư tưởng: Khắc sâu tình cảm lưu luyến và tự hào về trường. II. Nội dung và hình thức hoạt động a- Nội dung: - Cả lớp trồng cây lưu niệm b- Hình thức hoạt động - Trồng cây. - Phát biểu cảm tưởng. - Văn nghệ. III. Chuẩn bị hoạt động a- Về phương tiện hoạt động - Một cây non. - Dụng cụ trồng cây: cuốc, xẻng - Que rào. b- Về tổ chức - GVCN nêu ý nghĩa của việc trồng cây lưu niệm ở trường. - Bàn bạc trao đổi việc chọn loại cây, giống cây để trồng cây lưu niệm. Chon vị trí trồng cây. - Phân công nhóm chuẩn bị cây: Các bạn ở thôn Viêm Xá mua một cây báng súng ở vườn cây các cụ trong thôn. . - Phân công nhóm trực tiếp trông cây: Các bạn lớn: Hoạt, Biên, Trọng, Trường, Lân, Hà. - Chuẩn bị dụng cụ : Cuốc, xẻng, xô nước tưới. - Chuẩn bị việc đưa cây ra vị trí để trồng: Góc sân trường. - Dự kiến mời đại biểu : Lớp trưởng mời BGH nhà trường, Thày Hòa tổng phụ trách đội, cô Phương: bí thư đoàn trường cùng các chi đội trưởng khôí lớp 9. IV. Tiến hành hoạt động Khởi động Tiến hành - Đưa cây ra vị trí cần trồng. - Lớp trưởng tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu. - Giới thiệu đội được giao nhiệm vụ trồng cây. - Đội trồng cây đưa cây vào vị trí và trồng cây, tưới cây đã trồng. - Học sinh phát biểu cảm tưởng về trồng cây lưu niệm: Phân công lớp trưởng chuẩn bị trước lời phát biểu. - Đại biểu phát biểu. V. Kết thúc hoạt động: * Sinh hoạt lớp: + Sơ kết tuần - Lớp trưởng nhận xét về việc thực hiện nề nếp cũng như là ý thức học tập của các bạn trong lớp. GVCN nhận xét: Tuần này lớp đã có tiến bộ trong việc thực hiện nề nếp, tuy nhiên vẫn còn một số em lười học, hay mất trật tự như em Trọng, biên tuần tới phải sửa ngay. + Kế hoạch tuần tới Tiếp tục thực hiện tốt nề nếp trong và ngoài giờ. Tập trung vào học tập sau dịp tết, Kí cam kết không đốt pháo nổ.

File đính kèm:

  • docchu diem thang 1.doc
Giáo án liên quan