Truyền thốngnhà trường
I.Mục tiêu :
• HS hiểu biết về truyền thống tốt đẹp của nhà trường
• Bồi dưỡng tình cảm yêu quý trường mình, tự hào là HS của nhà trường và có ý thức phát huy truyền thống của trường
• Có thói quen thực hiện đúng và nghiêm túc những quy định của nhà trường về nề nếp học tập, kỷ luật, biết thực hiện những yêu cầu cơ bản đối với người HS trung học cơ sở.
II.Nội dung hoạt động của chủ điểm:
1.Tuần thứ nhất :
• Tổ chức lễ khai giảng năm học mới trang trọng và thiết thực trên cơ sở đã có sự chuẩn bị từ tháng 8
• Thảo luận nội dung và nhiệm vụ năm học mới
2.Tuần thứ hai :
• Tiến hành tổ chức lớp, lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp và các cán sự chức năng, cán sự môn học
• HS tự giới thiệu khả năng văn nghệ của mình hoặc giới thiệu những bạn có khả năng văn nghệ để lớp biết
3.Tuần thứ ba :
• Nghe giới thiệu về truyền thống của trường và ý nghĩa tên trường
• Tiếp tục rèn luyện nề nếp kỷ luật, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện nội quy của HS dưới sự điều kiển của đội ngũ cán bộ lớp.
4.Tuần thứ tư :
• Tập các bài hát quy định
120 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2030 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp (tham khảo 8), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
muôn đời
Để dìu dắt nhi đồng thành người
Và kiến thiết nước nhà bằng người
Hồ Chí Minh kính yêu
Chúng em kính yêu Bác Hồ Chí Minh trọn một đời
Hồ Chí Minh kính yêu
Chúng em ước sao Bác hồ Chí Minh sống muôn năm.
-Giới thiệu chương trình
-GVCN nêu một vài yêu cầu về kể chuyện và động viên học sinh tích cực và mạnh dạn tham gia kể chuyện
-Ban giám khảo nêu thể lệ chấm thi
2/Hoạt động 2: Thi kể chuyện
-Mỗi tổ cử một đại diện lên bốc thăm số thứ tự kể chuyện
-Những người kể chuyện của các tổ lên vị trí đã được bố trí ở phía trên để chuẩn bị kể chuyện
-Lần lượt theo số thứ tự đã bốc thăm, các câu chuyện được trình bày cho cả lớp cùng nghe. Người kể sau khi kể xong cần nói rõ nội dung câu chuyện muốn nói gì. Ban giám khảo theo dõi và cho điểm.
3/Hoạt động3: Biểu diễn văn nghệ
-Dẫn chương trình lần lượt mời các học sinh lên trình bày các tiết mục văn nghệ
-Học sinh lần lượt lên trình bày các bài hát, bài thơ hoặc tiểu phẩm đã đăng kí trước đó.
4/Hoạt động 4: Tổng kết
-Toàn lớp hát một bài hát về Bác Hồ
Bác hồ - Người cho em tất cả
Nhạc: Hoàng Long - Hoàng Lân
Lời : Phỏng thơ Phong Thu
Cho ánh nắng ban mai là những sớm bình minh
Cho những đêm trăng đẹp là chị Hằng tươi xinh
Cây cho trái và cho hoa, sông cho tôm và cho cá
Đồng ruộng cho bông lúa, chim tặng lời reo ca
Anh bộ đội đến nhà cho em lòng dũng cảm
Cô giáo cho bài giảng yêu xóm làng thiết tha
Cùng nhau vượt đường xa xôi
Là chiếc khăn quàng thắm tươi
Cho em tất cả
Người mang cho em cuộc đời mới tươi sáng đầy ước mơ
Cho em tất cả là Bác Hồ Chí Minh
-Ban giám khảo công bố điểm thi của từng tổ
-Phát thưởng cho tổ đạt kết quả cao
V.KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:3'
-GVCN nhận xét tinh thần tham gia chuẩn bị của học sinh, về kết quả thu được qua buổi kể chuyện.
Nhơn Bình, ngày 15 tháng 5 năm 2008
Hoạt động tuần thứ hai:
I.YÊU CẦU GIÁO DỤC:
Giúp học sinh:
-Có thêm hiểu biết về cuộc đời của Bác Hồ kính yêu, nhất là thời niên thiếu của Bác
-Bồi dưỡng thái độ tôn trọng, kính yêu và lòng tự hào về Bác Hồ vĩ đại
-Rèn luyện kĩ năng tham gia hoạt động văn nghệ của tập thể
II.NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
1/Nội dung:
-Cuộc đời và công lao to lớn của Bác đối với dân tộc nói chung, với thiếu nhi nói riêng.
-Tình cảm của Bác với thiếu niên nhi đồng
2/Hình thức hoạt động:
-Hát đơn ca
-Hát tốp ca
-Múa
-Kể chuyện
-Đọc thơ
III.CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG :
1/Về phương tiện hoạt động:
GVCN:
a)Gợi ý cho hoc sinh lựa chọn một số bài hát ca ngợi Bác Hồ mà thiếu nhi vẫn quen thuộc như:
-Tre ngà bên lăng Bác (Nhạc và lời: Hàn Ngọc Bích)
-Bác Hồ - Người cho em tất cả (Nhạc: Hoàng Long - Hoàng Lân; Lời thơ: Phong Thu )
-Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng (Nhạc và lời: Phong Nhã)
-Từ Radơlíp đến PắcBó (Nhạc và lời : Phan Long)
-Nhớ giọng hát Bác Hồ (Nhạc : Thanh Phúc; Lời thơ: Tạ Hữu Yên)
-Tấm ảnh Bác Hồ (Nhạc và lời: Mộng Lân)
-Hoa thơm dâng Bác (Nhạc và lời: Hà Hải)
-Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác (Nhạc và lời : Hoàng Long - Hoàng Lân )
-Tiếng chim trong vườn Bác (Nhạc và lời: Hàn Ngọc Bích)
-Khăn quàng thắm mãi vai em (Nhạc và lời : Ngô Ngọc Báu)
b)Lựa chọn một vài câu chuyện kể về Bác Hồ mà học sinh đã được học hoặc được biết
c)Sưu tầm một số bài thơ ca ngợi Bác Hồ hoặc tự học sinh sáng tác
d)Một số tranh ảnh, hình ảnh về Bác Hồ để trưng bày trong buổi sinh họat
e)Chuẩn bị các phương tiện thiết bị phục vụ cho sinh hoạt văn nghệ
2/Về tổ chức:
GVCN:
a)Nêu yêu cầu và những nội dung cần chuẩn bị cho buổi sinh hoạt để toàn lớp biết và có định hướng chuẩn bị
-Mỗi tổ chuẩn bị từ 2-3 tiết mục văn nghệ với các thể loại tuỳ chọn: hát ,múa, kể chuyện, đọc thơ,...
-Từng tổ đăng kí số tiết mục văn nghệ của tổ mình cho cán bộ lớp
b)Giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp tập hợp đăng kí các tiết mục của các tổ và sắp xếp thành chương trình biểu diễn. Giáo viên chủ nhiêm giúp các em điều chỉnh chương trình biểu diến sao cho hợp lí nhất
Học sinh:
a)Từng tổ có kế hoạch tập luyện số tiết mục đã đăng kí
b)Cán bộ lớp:
-Sắp xếp các tiết mục văn nghệ thành một chương trình biểu diễn
-Cử người điều khiển chương trình
-Phân công trang trí lớp
c)Từng cá nhân học sinh tự chuẩn bị theo phần việc đã được phân công
IV.TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
T
NGƯỜI THỰC HIỆN
NỘI DUNG
10'
20'
10'
Người điều khiển
Các học sinh
Học sinh cả lớp
1/Hoạt động1: Mở đầu
-Hát tập thể:
Cùng nhau ta đi lên
Nhạc và lời : Phong Nhã
Cùng nhau ta đi lên theo bước đoàn thanh niên đi lên cố gắng xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ. Lời thề ta ghi sâu mãi mãi trong tim không phai, quyết xứng danh thiếu niên anh dũng nước nhà. Tiến quyết tiến hướng quốc kì thắm tươi, anh em ta yêu tổ quốc suốt đời. Cùng yêu nhân dân yêu chuộng lao động tăng gia, thi đua học hành ngày một tiến xa.
Ngày mai anh em ta khôn lớn trở nên bao thanh niên quyết chí giữ vững dân chủ hoà bình. Ngày nay anh em ta gắng sức học hành tập rèn quyết trở nên thanh niên anh dũng sau này. Bước dấn bước gió tung bay tóc xanh, ta noi gương đời tranh đấu Bác Hồ. Phục vụ nhân dân xây dựng xã hội tương lai, nêu cao quốc kì rực trong nắng tươi.
-Người điều khiển tuyên bố lí do buổi sinh hoạt và mời giáo viên chủ nhiệm cùng dự
-Giới thiệu một đại diện học sinh của lớp phát biểu suy nghĩ của mình khi được tham gia buổi sinh hoạt và hát tặng lớp một bài hát về Bác
2/Hoạt động 2: Biểu diễn văn nghệ
-Theo sự điều khiển của người dẫn chương trình các tiết mục văn nghệ sẽ lần lượt được trình bày
-Người điều khiển canh thời gian để điều khiển hoạt động cho hợp lí
3/Hoạt động 3: Phát biểu cảm tưởng
-Mời đại diện học sinh phát biểu cảm tưởng sau buổi sinh hoạt văn nghệ
-Các thành viên khác của lớp tự do phát biểu
V.KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:5'
-Người điều khiển đánh giá kết quả hoạt động
-Mời GVCN phát biểu ý kiến và dặn dò học sinh trước khi nghỉ hè.
Nhơn Bình, ngày 20 tháng 5 năm 2008
Hoạt động tuần thứ ba:
I.YÊU CẦU GIÁO DỤC:
Giúp học sinh:
-Phân tích nội dung của 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng, biết liên hệ với thực tế để hiểu rõ hơn nhiệm vụ của thiếu nhi.
-Có thói quen thực hiện 5 điều Bác dạy trong cuộc sống hàng ngày, ở gia đình, nhà trường và ở cộng đồng xã hội.
-Biết phê phán những thái độ, hành vi trái với lời dạy của Bác; ủng hộ và tán thành đối với những hành vi thực hiện tốt 5 điều Bác dạy
II.NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
1/Nội dung:
-Xuất xứ của 5 điều Bác dạy
-Những nội dung cơ bản trong 5 điều Bác dạy
-Những ví dụ thực tế về việc thực hiện 5 điều Bác dạy
2/Hình thức hoạt động:
-Hái hoa dân chủ, trả lời câu hỏi
-Biểu diễn văn nghệ
III.CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
1/Về phương tiện hoạt động:
GVCN:
-Giúp cán bộ lớp xây dựng một số câu hỏi về 5 điều Bác dạy
-Phân công học sinh chuẩn bị : ảnh Bác, lọ hoa, khăn bàn, cây hoa, làm những bông hoa để ghi câu hỏi lên đó
-Yêu cầu học sinh chuẩn bị một vài tiết mục văn nghệ như : hát, đọc thơ, kể chuyện.
2/Về tổ chức:
-Học sinh học thuộc 5 điầu Bác dạy và tự liên hệ bản thân trong việc thực hiện 5 điều dạy của Bác để có thể sẵn sàng tham gia trả lời câu hỏi trong buổi hái hoa dân chủ
-GVCN:
+Xây dựng chương trình hoạt động
+Cử người điều khiển chương trình
+Thành lập ban giám khảo gồm: đại diện cán bộ lớp, đại diện ban chỉ huy chi đội và một đại diện học sinh tiêu biểu của lớp. Ban giám khảo xây dựng tiêu chuẩn chấm thi
+Phân công cán sự văn nghệ điều khiển chương trình vui văn nghệ của lớp
IV.TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
T
NGƯỜI THỰC HIỆN
NỘI DUNG
10'
20'
10'
Người điều khiển
Học sinh cả lớp
Các học sinh
1/Hoạt động 1: Mở đầu
-Hát tập thể
Chiếc khăn hồng
Nhạc và lời: Lê Đình Lực
Từ nay em có chiếc khăn. Từ nay em có chiếc khăn
Chiếc khăn thắm hồng như màu cờ tươi
Này tranh Bác Hồ đây. Này tranh Bác Hồ đây
Em được mẹ em khen tặng lúc chiều
Từ rày thầy bạn cùng thương yêu
Ngày ngày càng chăm giúp bạn nhiều
Nhìn chiếc khăn tươi và tranh Bác Hồ lòng em sướng vui
Kìa sao trông Bác rung đôi môi
Mắt long lanh cười nhìn em vui
Nhắc với em rằng vì tương lai sao xứng với khăn hồng
-Người điều khiển chương trình tuyên bố lí do ngắn gọn, giới thiệu đại biểu tham dự, giới thiệu chương trình hoạt động, giới thiệu ban giám khảo.
2/Hoạt động2: Hái hoa dân chủ
-Người điều khiển phổ biến cách thức tiến hành hái hoa như sau: mỗi bạn sẽ hái một bông hoa tuỳ chọn, đọc to cho cả lớp biết câu hỏi trong bông hoa đó và trả lời. Nếu không trả lời được thì sẽ mời người khác giúp. Điểm số sẽ được tính cho người này
-Trước hết người điều khiển mời một đại diện Ban chỉ huy Đội lên hái hoa đầu tiên
-Sau đó lần lượt từng tổ học sinh cử đại diện lên hái hoa
-Ban giám khảo cho điểm từng người một
-Cuộc vui tiếp tục diễn ra trong thời gian đã được ấn định
-Kết thúc hái hoa, Ban giám khảo công bố điểm số cho từng tổ và cá nhân. Phần thưởng sẽ được trao cho tổ hoặc cá nhân có số điểm cao nhất
3/Hoạt động 3: Vui văn nghệ
-Cán sự văn nghệ điều khiển chương trình văn nghệ đã được sắp xếp
-Giới thiệu lần lượt các tiết mục văn nghệ
-Các học sinh lần lượt lên trình bày khi được giới thiệu
V.KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:5'
-Người điều khiển nhận xét về kết quả hoạt động đã đạt được
-Giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THEO CHỦ ĐIỂM THÁNG 4
TT
HỌ VÀ TÊN
PHẠM ANH
DŨNG
NGUYỄN THÁI HẢI
LÂM
NGUYỄN THÀNH
LUẬN
LÊ THÀNH
LUÂN
ĐẶNG NGỌC
LUYẾN
NGUYỄN THỊ THANH
LÝ
NGUYỄN THỊ TUYẾT
MAI
NGUYỄN HỒNG
MI
LÊ THỊ KIỀU
MY
NGUYỄN THỊ TRÀ
MY
NGUYỄN THỊ CẨM
MỸ
NGUYỄN THANH THANH
MỸ
VÕ LÊ HOÀI
NAM
TRẦN THỊ HẰNG
NGA
TRẦN THỊ THANH
NGÂN
PHẠM HỮU
NGHĨA
HUỲNH VĂN
NGHĨA
NGUYỄN THỊ MỸ
NGỌC
PHẠM QUỐC
NGUYÊN
NGUYỄN THANH
NHÀNG
LÊ KIỀU YẾN
NHI
VÕ THANH
NHIÊN
NGUYỄN THỊ THU
NHIÊN
TRẦN VĂN
NHỊ
NGUYỄN THỊ QUỲNH
NHƯ
PHAN TÀI
NHƯ
HUỲNH THỊ CẨM
NHUNG
TRẦN THỊ TUYẾT
NHUNG
NGUYỄN THỊ
NỞ
TRƯƠNG THỊ MỸ
NỮ
TRẦN THỊ MỸ
NỮ
ĐẶNG THỊ LÊ
NƯƠNG
TRƯƠNG THỊ
OANH
HỒ TẤN
PHÁT
NGUYỄN VĂN
PHI
VÕ THỊ BÍCH
PHƯỢNG
NGUYỄN THỊ BÍCH
PHƯỢNG
BÙI QUANG
PHÚC
PHẠM NHẬT
PHỤNG
HỒ THỊ YẾN
PHƯỢNG
NGUYỄN TRIỆU
PHÚC
NGUYỄN NGỌC
THỌ
TRẦN TRỌNG
THỊNH
NGUYỄN LONG
VƯƠNG
File đính kèm:
- HOAT DONG NGOAI GIO LEN LOP(8).doc