1.Yêu cầu giáo dục:
Giúp học sinh:
· Hiểu được vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ trong quá trình học tập, rèn luyện của lớp.
· Có kĩ năng giao tiếp, thể hiện sư tôn trọng, phục tùng và ủng hộ cán bố lớp hoạt động.
· Có ý thức trách nhiệm trong việc lựa chọn những cán bộ có năng lực, lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm.
2. Nội dung và hình thức họat động:
a.Nội dung:
· Báo cáo tổng kết hoạt động của đội ngũ cán bộ lớp sau một năm học.
· Bầu đội ngũ cán bộ lớp (lớp trưởng, các lớp phó,các tổ trưởng, tổ phó, các cán sự môn học).
b.Hình thức:
· Nghe báo cáo và thảo luận.
· Bỏ phiếu bầu hoặc biểu quyết.
3. Chuẩn bị họat động:
a.Về phương tiện họat động:
· Bản báo cáo kết quả hoạt động của cán bộ lớp năm học vừa qua.
· Phiếu bầu (Nếu bầu bằng phiếu),một vài tiết mục văn nghệ.
b. Về tổ chức:
· Giáo viên chủ nhiệm họp với cán bộ lớp để xây dựng bản báo cáo về kết quả hoạt động năm học trước,dự kiến tiêu chuẩn cán bộ lớp và thống nhất chương trình hoat động.
· Phân công người báo cáo kết quả hoạt động của lớp (thường là lớp trưởng), người điều khiển và thư kí.
· Phân người chuẩn bị phiếu bầu.
19 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1106 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 8 - Lê Thị Lành - Trường THCS Triệu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ai hoạt động theo kế hoạch.
4. Tiến hành hoạt động:
a) Khởi động:
b) Cuộc thi:
- Người dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi, câu đố Sau mỗi câu hỏi, câu đố, đội nào cắm cờ báo hiệu sớm nhất sẽ trả lời trước, ban giám khảo rung chuông báo giờ. Nếu đội đó trả lời không đúng sẽ giành phần trả lời cho cổ động viên.
- Ban giám khảo công bố điểm công khai sau khi đã nêu đáp án (điểm từng đội được ghi lên bảng). Người dẫn chương trình thường xuyên công bố tổng số điểm từng đội.
- Đối với câu khó có thể mời cố vấn giải đáp; đối với cổ động viên thì nếu có câu trả lời hay sẽ có quà tặng.
- Trong quá trình cuộc thi, người dẫn chương trình giới thiệu các tiết mục xen kẽ, cùng với BGK và Ban cố vấn, người dẫn chương trình giới thiệu nhịp nhàng, đồng bộ làm cho cuộc thi sôi nổi, hấp dẫn, động viên được nhiều HS tham gia
- Công bố kết quả cuộc thi.
- Trao phần thưỡng cho cá nhân và tập thể đoạt giải.
5. Kết thúc hoạt động
- Giáo viên nhận xét hoạt động
- Đại diện học sinh phát biểu ý kiến
Tiết 11-12
HOẠT ĐỘNG : GIAO LƯU VỚI ĐẢNG VIÊN ƯU TÚ CỦA TRƯỜNG HOẶC ĐỊA PHƯƠNG
Ngày soạn: 02/2/2009
1. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh:
Hiểu biết những nét cơ bản về chi bộ và các Đảng viên ưu tú của chi bộ Đảng nhà trường hoặc của cơ sở Đảng, địa phương.
Tôn trọng, tin tưởng và tự hào về chi bộ nhà trường, cơ sở Đảng đại phương, tin vào sự lãnh đạo của Đảng.
Học tập, rèn luyện theo các gương tốt Đảng viên.
2. Nội dung và hình thức hoạt động:
a) Nội dung:
Tìm hiểu công tác Đảng của nhà trường và của địa phương, hiểu nhiệm vụ của chi bộ, của Đảng viên
Truyền thống của chi bộ nhà trường, của cơ sở Đảng địa phương.
Các tấm gương Đảng viên tốt của trường hoặc của địa phương.
b) Hình thứchoạt động:
Giao lưu và vui văn nghệ.
3. Chuẩn bị hoạt động:
a) Phương tiện hoạt động:
Các câu hỏi cần tìm hiểu về người Đảng viên, về chi bộ nhà trường hoặc các địa phương.
Một số tiết mục văn nghệ về Đảng, về nhà trường, về quê hương.
b) Về tổ chức:
Giáo viên chủ nhiệm:
Liên hệ với chi bộ nhà trường hoặc cơ sở Đảng địa phương để mời các Đảng viên ưu tú tham gia hoạt động giao lưu với lớp.
Nêu nội dung hoạt động giao lưu với các Đảng viên ưu tú của trường hoặc của địa phương. Yêu cầu cả lớp tham gia, thống nhấr kế hoạch và thời gian tiến hành.
Hội ý với cán bộ lớp, với ban chỉ huy chi đội để thống nhất về yêu cầu, hình thức giao lưu và phân công chuẩn bị các công việc cụ thể như sau:
+ Xây dựng chương trình giao lưu.
+ Cử người dẫn chương trình.
+ Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
+ Chuẩn bị hoa tặng.
Đề nghị HS trong lớp gửi cho người dẫn chương trình các câu hỏi giao lưu với các Đảng viên của trường hoặc của địa phương (có thể gửi trước hoặc trong quá trình giao lưu, gặp gỡ).
4. Tiến hành hoạt động:
a) Khởi động:
b) Giao lưu trực tiếp hoặc gián tiếp:
Người dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi (của các HS trong lớp), các đại biểu Đảng viên trả lời.
HS có thể nêu câu hỏi để giao lưu trực tiếp với đại biểu Đảng viên.
Các đại biểu trả lời câu hỏi, giải thích, kể chuyện theo yêu cầu của HS trong lớp. Đồng thời đại biểu cũng có thể đặt câu hỏi hoặc đưa ra một yêu cầu nào đó đối với lớp, lớp sẽ cử HS đại diện trả lời hoặc đáp ứng các yêu cầu đó.
c) Văn nghệ:
Lớp cùng các đại biểu Đảng viên cùng thể hiện và chung vui các tiết mục văn nghệ mừng Đảng, mừng Xuân, tạo không khí sôi nổi, đoàn kết.
5. Kết thúc hoạt động:
Giáo viên nhận xét buổi giao lưu
Đại diện học sinh phát biểu.
Tiết 13-14
Chủ điểm tháng 3
TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN
HOẠT ĐỘNG :
VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN
Ngày soạn: 05/3/2009
1. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh:
Hiểu thêm nhiều bài hát, bài thơ, câu chuyện về Đoàn; củng cố thêm ý thức về ngày thành lập Đoàn 26 – 3 và lý tưởng của Đoàn viên, thanh niên hiện nay.
Có kỹ năng phân loại bài hát theo chủ điểm về Đoàn.
Có tình cảm yêu mến, tôn trọng tổ chức Đoàn và người Đoàn viên; sống lạc quan, gắn bó, đoàn kết trong tập thể lớp, trường.
2. Nội dung và hình thức hoạt động:
a) Nội dung:
Những bài hát, điệu múa, bài thơ, câu chuyện kể, tiểu phẩm về Đoàn và những Đoàn viên ưu tú
Những sáng tác tự biên, tự diễn về Đoàn.
b) Hình thứchoạt động:
Chương trình biểu diễn văn nghệ của lớp mừng thành lập Đoàn 26 – 3.
3. Chuẩn bị hoạt động:
a) Phương tiện hoạt động:
Sưu tầm, tập hợp các bài thơ, bài hát, câu chuyện, tiểu phẩm về Đoàn.
Những bài sáng tác thơ, ca hát về Đoàn.
Một số nhạc cụ thông thường.
b) Về tổ chức:
Giáo viên chủ nhiệm nêu nội dung hoạt động biểu diễn văn nghệ của lớp và hướng dẫn các tổ và cá nhân chuẩn bị tập luyện.
Thống nhất thời gian, kế hoạch tiến hành hoạt động cũng như thời gian các tổ và cá nhân, nhóm đăng ký các tiết mục tham gia.
Cử người dẫn chương trình.
Phân công trang trí.
Mời đại biểu.
4. Tiến hành hoạt dộng:
a) Khởi động:
b) Trình diễn văn nghệ:
Người dẫn chương trình lần lượt mời những HS đã đăng ký (theo tổ) lên trình diễn các tiết mục văn nghệ của mình.
Học sinh lên trình diễn thể hiện phong cách riêng của mình, trang nhã, tự tin. Cả lớp cổ vũ cho mỗi tiết mục bằng cách vỗ nhịp tay hoặc cùng hát
Người dẫn chương trình có thể mới một số đại biểu cùng tham giam với lớp tạo không khí sôi nổi cho hoạt động.
5. Kết thúc hoạt động:
- Giáo viên nhận xét chương trình văn nghệ
- Đại diện học sinh phát biểu
Tiết 15-16
Chủ điểm tháng 4
HOÀ BÌNH VÀ HỮU NGHỊ
HOẠT ĐỘNG: HỘI VUI HỌC TẬP
Ngày soạn: 03/4/2009
1. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh:
Nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập; củng cố kiến thức các môn đã học để đạt kết quả cao nhất cho kì thi cuối năm.
Có phương pháp học tập thích hợp, có kĩ năng huy động các kiến thức đã học cho các hoạt động tập thể.
Có động cơ học tập đúng đắn, có thái độ chăm chỉ, tích cực hoạt động.
2. Nội dung và hình thức hoạt động:
a) Nội dung:
Kiến thức các môn học, đặc biệt là nội dung chuẩn bị cho kì thi cuối năm.
Những kiến thức liên hệ thực tế, phục vụ cho việc củng cố bài học vững chắc hơn.
b) Hình thứchoạt động:
Thi tiếp sức đồng đội
Văn nghệ
3. Chuẩn bị hoạt động:
a) Phương tiện hoạt động:
Hệ thống các câu hỏi ôn tập của một vài môn học do lớp lựa chọn.
Khăn bàn, lọ hoa.
Phần thưởng.
b) Về tổ chức:
Giáo viên chủ nhiệm đề nghị các giáo viên bộ môn đã được chọn giúp lớp xây dựng hệ thống câu hỏi ôn tập và những nội dung cần ghi nhớ nhất.
Phổ biến nội dung ôn tập cho học sinh để các em chuẩn bị tốt.
Cán sự bộ môn giúp giải quyết những thắc mắc của các bạn.
Thành lập ban giám khảo.
Chuẩn bị phần thưởng
Phân công trang trí lớp, bàn ghế.
4. Tiến hành hoạt dộng:
a) Khởi động:
b) Tổ chức hội thi:
Ban giám khảo điều hành cuộc thi tiếp sức
+ Phổ biến cách thi
+ Mỗi đội gồm có 3 người. Trưởng ban giám khảo bốc thăm câu hỏi, đọc to cho cả lớp cùng nghe rồi yêu cầu các đội chuẩn bị trong vòng 2 phút. Đội nào giơ tay trước thì đội đó trả lời.
Quy định của cuộc thi: Các đội phải trả lời theo đúng đáp án. Trả lời đúng được 10 điểm
Công bố kết quả và trao thưởng
Chương trình văn nghệ.
5. Kết thúc hoạt động:
- Giáo viên nhận xét hoạt động
- Đại diện học sinh phát biểu
Tiết 17-18
Chủ điểm tháng 5
BÁC HỒ KÍNH YÊU
HOẠT ĐỘNG: CHÚNG EM HÁT VỀ BÁC HỒ
Ngày soạn: 03/5/2009
1. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh:
Nâng cao hiểu biết về tình cảm và công lao của Bác Hồ đối với dân tộc, với thiếu nhi.
Tự hào, kính trọng, biết ơn Bác Hồ, nguyện học tập và làm theo lời Bác dạy.
Tích cực, tự giác rèn luyện để xứng đáng là con cháu của Bác Hồ.
2. Nội dung và hình thức hoạt động:
a) Nội dung:
Ca ngợi công lao của Bác Hồ với dân tộc, với thiếu nhi.
Tình cảm của Bác với dân tộc, với thiếu nhi và ngược lại- tình cảm của dân tộc đối với Bác.
b) Hình thứchoạt động:
Nghe kể chuyện về Bác Hồ
Văn nghệ
3. Chuẩn bị hoạt động:
a) Phương tiện hoạt động:
Các bài hát, điệu múa, bài thơ, câu chuyện về Bác Hồ.
Nhạc cụ dùng cho biểu diễn, các phương tiện để trang trí lớp.
b) Về tổ chức:
Giáo viên chủ nhiệm phát động toàn lớp chuẩn bị các tiết mục văn nghệ cho buổi hoạt động.
Từng tổ họp bàn đăng kí số tiết mục văn nghệ sẽ tham gia biểu diễn.
Lớp phó VTM tập hợp đăng kí của các tổ, xây dựng chương trình văn nghệ.
Cử người điều khiển chương trình
Chuẩn bị nhạc cụ
Phân công trang trí lớp
4. Tiến hành hoạt dộng:
a) Khởi động: Người điều khiển chương trình nêu ngắn gọc lí do của buổi hoạt động nhân kỉ niệm ngày sinh nhật Bác 19/5
b) Chương trình văn nghệ:
Người điều khiển lần lượt mời các tiết mục văn nghệ lên trình bày trước lớp.
Các tiết mục trình diễn
5. Kết thúc hoạt động:
- Giáo viên nhận xét hoạt động
- Đại diện học sinh phát biểu cảm nghĩ của mình về buổi biểu diễn.
File đính kèm:
- Giao an HDNGLL 8(3).doc