I.Yêu cầu : Giúp học sinh
- Hiểu được vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình học tập, rèn luyện của lớp.
- Có kỹ năng giao tiếp, thể hiện sự tôn trọng, phục tùng và ủng hộ cán bộ lớp hoạt động.
- Có ý thức trách nhiệm trong việc lựa chọn những cán bộ lớp có năng lực lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm.
- Hiểu vị trí, nhiệm vụ quan trọng của mình trong năm học lớp 8.
- Tự giác, quyết tâm cao trong học tập.
- Biết giúp nhau thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.
II. Nội dung và hình thức :
1.Nội dung :
- Báo cáo tổng kết hoạt động của động ngũ cán bộ lớp sau một năm học.
- Bầu đội ngũ cán bộ lớp :
( Lớp trưởng, các lớp phó, các tổ trưởng, tổ phó các cán sự môn học )
Xác định vị trí quan trọng của năm học lớp 8.
- Những nhiệm vụ trong năm học này.
- Những biện pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.
2.Hình thức :
- Nghe báo cáo và thảo luận.
- Bỏ phiếu bầu hoặc lấy biểu quyết.
-Trao đổi.
III.Chuẩn bị hoạt động :
1.Phương tiện :
a.Mỗi cán bộ lớp : ( lớp trưởng các lớp phó , tổ trưởng.) chuẩn bị một báo cáo ngắn gọn về các nhiệm vụ được giao trong năm, kết quả thực hiện, thuận lợi, khó khăn, vai trò trách nhiệm của các bbộ lớp, cán bộ tổ ?
- Bản nội quy và nhiệm vụ năm học của nhà trường
b.Câu hỏi thảo luận :
- Bạn lớp trưởng đã thực hiện nhiệm vụ được giao trong năm học qua như thế nào ?
- Bạn góp ý kiến gì cho bạn lớp phó phụ trách học tập của lớp ? (phụ trách lao động của lớp.
- Bạn nhận xét gì về hoạt động của thư ký lớp ?
- Hoạt động của các cán sự môn học trong năm học qua như thế nào?
- Ý kiến của bạn về hoạt động của bạn tổ trưởng ?
+ Bạn có suy gì khi mình là học sinh lớp 8 ?
+ Bạn thấy mình làm tốt những nhiệm vụ gì ở năm học này ?
+ Để làm tốt những nhiệm vụ đó, theo bạn phải có những biện pháp nào?
c. Đồ dùng :Giấy khổ to, bút dạ để ghi kết quả thảo luận, phiếu làm việc cá nhân.
22 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1201 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 8, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ương và ý nghĩa của truyền thống đó đối với sự phát triển của quê hương, gia đình và bản thân.
-Tự hào về quê hương, biết ơn các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để bảo vệ và xây dựng quê hương.
-Tự giác học tập tốt, rèn luyện tốt, tích cực tham gia các phong trào hoạt động của địa phương, góp phần bảo vệ và phát huy truyền thống cách mạng của quê hương.
- Biết hát và biết thưởng thức các bài hát, bài thơ ca ngợi quê hương, đất nước
- Có tinh thần yêu thích văn nghệ, yêu quê hương đất nước, phát triển tình cảm thẩm mĩ.
II.Nội dung và hình thức:
a.Nội dung:
- Các phong trào cách mạng của địa phương trong chiến đấu chốngn ngoại xâm và trong lao động xây dựng đất nước.
- Các bài hát, bài thơ, truyện kể về quê hương.
- Ca ngợi quê hương - đất nước
- Ca ngợi Đảng, Bác Hồ và quân đội anh hùng.
- Ca ngợi các anh hùng, liệt sĩ, các mẹ Việt Nam anh hùng.
b.Hình thức:
- Báo cáo kết quả sưu tầm, trao đổi, thảo luận
- Văn nghệ : Thi hát cá nhân, thi hát giữa các tổ;
- Thi trả lời câu đố vui, câu hỏi ....
III.Chuẩn bị hoạt động:
a.Phương tiện:
- Tư liệu sưu tầm về truyền thống cách mạng của quê hương
- Các bài hát, bài thơ, truyện kể ca ngợi quê hương - đất nước
.- Một số câu hỏi về truyền thống cách mạng của quê hương
- Một số câu đố vui, câu hỏi về quê hương - đất nước
- Một số nhạc cụ cần thiết (nếu có)
- Phần thưởng
b.Tổ chức:
*GVCN :
+Phổ biến cho cả lớp về yêu cầu, nội dung, hình thức hoạt động
+Mỗi tổ lựa 6 thành viên dự thi cho 3 nội dung đã nêu trên và chuẩn bị 1 câu đố vui dành cho khán giả. Mọi thành viên khác đều tìm hiểu, ôn luyện để sẵn sàng xung phong tham gia.
+Phân công cho từng tổ tìm hiểu truyền thống của quê hương thuộc một giai đoạn lịch sử cụ thể:
-Trong cách mạng tháng 8.
-Trong kháng chiến chống Pháp.
-Trong hoà bình xây dựng hiện nay ...
+Cùng cán bộ lớp thống nhất chương trình hoạt động
*Học sinh :
+Phân công NĐK chương trình
+Từng tổ phân công người trình bày kết quả tìm hiểu của tổ mình
+Phân công người trang trí lớp (kẻ tiêu đề, kê bàn ghế ...)
+Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ
+Cử người mời đại biểu.
+ Phân công người dẫn chương trình, dự kiến BGK, mời đại biểu
+ Chuẩn bị phần thưởng
IV.Tiến hành hoạt động:
1. Khởi động : Mời cả lớp hát bài "Em là mầm non của Đảng"
2.Tuyên bố lí do:
Để có được độc lập, tự do, hoà bình như ngày hôm nay, dân tộc ta đã trải qua nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Trong các cuộc kháng chiến đó, dân tộc ta đã giành được những chiến công vang dội, có biết bao anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống, hi sinh tuổi thanh xuân của mình, có biết bao bà mẹ tiễn con ra trận mà không trở về, có biết bao người thương binh đã để lại một phần máu thịt của mình nơi chiến trường... Những chiến công như vậy, những con người ưu tú đó có ở khắp mọi miền Tổ quốc và có ở địa phương chúng ta. Hôm nay, trong buổi sinh hoạt lớp này, chúng ta sẽ ôn lại truyền thống cách mạng quê hương, kể lại cho nhau nghe về những con người cao cả đó qu báo cáo kết quả tìm hiểu của các tổ.
3.Giới thiệu đại biểu (nếu có)
4.Giới thiệu chương trình
*Hoạt động 1:
-NĐK mời đại diện các tổ lên trình bày kết quả tìm hiểu của mình
-Lần lượt đại diện báo cáo kết qủ
-Sau mỗi trình bày, lớp có thể nêu câu hỏi làm rõ những nội dung cần thiết
*Hoạt động2:
- Các tổ lần lượt trình bày tiết mục văn nghệ
- Chương trình văn nghệ có thể tổ chức thành một hoạt động riên hoặc xen kẽ
*Hoạt động 3:
- CBL mời ông (bác, chú ...) đại diện cán bộ địa phương phát biểu về truyền thống cách mạng quê hương, về xây dựng, bảo vệ quê hương trong điều kiện ngày nay, về trách nhiệm của học sinh về học tập, rèn luyện để sau này xây dựng quê hương...
- Đại diện cán bộ địa phương phát biểu
- CBL tặng hoa cho ông (bác, chú...)
*Hoạt động 4:
- BTC nhận xét chung về kết quả tìm hiểu về truyền thống cách mạng của quê hương, về sự chuẩn bị, tham gia của các tổ...
-Trao phần thưởng (nếu có) cho những tổ có kết quả tìm hiểu xuất sắc.
- BCSL cảm ơn sự giúp đỡ, tham gia của các vị đại biểu.
V.Dặn dò:
-Tìm hiểu phẩm chất tốt đẹp và truyền thống vẻ vang của bộ đội Cụ Hồ để Chuẩn bị cho chủ đề “Giao lưu với cựu chiến binh”.
CHỦ ĐIỂM THÁNG 12
HOẠT ĐỘNG 3 & 4
Ngày soạn :17.12.10
UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
Chủ điểm tháng 12
Ngày:....................
Chủ đề 2:
I.Yêu cầu: Giúp học sinh
- Biết hát và biết thưởng thức các bài hát, bài thơ ca ngợi quê hương, đất nước
- Có tinh thần yêu thích văn nghệ, yêu quê hương đất nước, phát triển tình cảm thẩm mĩ.
II.Nội dung và hình thức hoạt động:
1.Nội dung:
- Ca ngợi quê hương - đất nước
- Ca ngợi Đảng, Bác Hồ và quân đội anh hùng.
- Ca ngợi các anh hùng, liệt sĩ, các mẹ Việt Nam anh hùng.
2.Hình thức:
- Thi hát cá nhân
- Thi trả lời câu đố vui, câu hỏi ....
- Thi hát giữa các tổ
III.Chuẩn bị:
1.Phương tiện:
- Các bài hát, bài thơ, câu chuyện về quê hương - đất nước
- Một số câu đố vui, câu hỏi về quê hương - đất nước
- Một số nhạc cụ cần thiết (nếu có)
- Phần thưởng
2.Tổ chức:
*GVCN: +Phổ biến cho cả lớp về yêu cầu, nội dung, hình thức hoạt động
+Cùng cán bộ lớp thống nhất chương trình hoạt động
- Mỗi tổ lựa 6 thành viên dự thi cho 3 nội dung đã nêu trên và chuẩn bị 1 câu đố vui dành cho khán giả. Mọi thành viên khác đều tìm hiểu, ôn luyện để sẵn sàng xung phong tham gia.
- Phân công người dẫn chương trình, dự kiến BGK, mời đại biểu
- Chuẩn bị phần thưởng
IV.Tiến hành hoạt động:
*Mở đầu:
a.Hát tập thể một bài hát
b.Tuyên bố lí do:
Những chiến công thầm lặng, những hy sinh cao cả của các anh hùng liệt sĩ, những đóng góp to lớn của Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh trong chiến tranh, những đóng góp của nhiều tầng lớp nhân dân trong thời bình đã làm cho đất nước ta hoà bình, độc lập, phát triển như ngày hôm nay. Đã có rất nhiều bài hát, bài thơ, truyện kể ... được viết ra để ca ngợi quê hương, đất nước, những con người làm nên lịch sử. Trong tiết sinh hoạt lớp của chúng ta hôm nay, các tổ có dịp hát, đọc thơ, kể chuyện từ trái tim mình để thể hiện tình cảm “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn” của mình đối với quê hương, đất nước mình...
c.Giới thiệu đại biểu (nếu có)
d.Giới thiệu chương trình hoạt động
*Hoạt động 1: Thi văn nghệ của các tổ
- Đại diện BGK nêu thể lệ cuộc thi, những tiêu chuẩn đánh giá các tiết mục dự thi
- Các tổ lần lượt thực hiện tiết mục của mình
- BGK nhận xét, cho điểm công khai.
*Hoạt động 2: Thi văn nghệ của các cá nhân
- Đại diện BGK nêu thể lệ cuộc thi:
+BGK nêu một yêu cầu cụ thể,
+Những tiêu chuẩn đánh giá các tiết mục dự thi
- Học sinh biểu diễn văn nghệ theo dự kiến
- Lớp bình chọn những tiết mục hay nhất
*Hoạt động 3:
- BTC nhận xét chung về kết quả thi văn nghệ theo tổ, cá nhân, về sự chuẩn bị, tham gia của các tổ.
- BGK công bố kết quả và trao phần thưởng (nếu có)
- Ban cán sự lớp cảm ơn sự giúp đỡ, tham gia của các thầy cô giáo.
V.Dặn dò:
-Tìm hiểu phẩm chất tốt đẹp và truyền thống vẻ vang của bộ đội Cụ Hồ để Chuẩn bị cho chủ đề “Giao lưu với cựu chiến binh”
CHỦ ĐIỂM THÁNG 9
HOẠT ĐỘNG &
Ngày soạn :27.08.10
Chủ điểm tháng 12
Ngày:....................
Chủ đề 3: GIAO LƯU VỚI CỰU CHIẾN BINH
I.Yêu cầu: Giáo dục học sinh
- Hiểu sâu sắc thêm về phẩm chất tốt đẹp và truyền thống vẻ vang của bộ động Cụ Hồ.
- Tự hào, yêu quý và biết ơn bộ đội Cụ Hồ; kính trọng và biết ơn các bậc cựu chiến binh.
- Biết noi gương bộ đội Cụ Hồ, đoàn kết, giúp nhau học tập tốt, rèn luyện tốt, quan tâm giúp đỡ các gia đình cựu chiến binh khó khăn.
II.Nội dung và hình thức hoạt động:
1.Nội dung:
- Những kỉ niệm sâu sắc nhất trong cuộc đời người lính
- Nguồn gốc sức mạnh làm nên truyền thống vẻ vang của bộ đội Cụ Hồ
2.Hình thức:
- Giao lưu, kể chuyện
- Thảo luận
- Văn nghệ
III.Chuẩn bị:
1.Phương tiện:
- Một số câu hỏi để giao lưu
+Những kỉ niệm sâu sắc của người lính?
+Nguồn gốc sức mạnh làm nên truyền thống của bộ đội Cụ Hồ?
- Một số bài hát, bài thơ, câu chuyện về bộ đội Cụ Hồ.
- Tặng phẩm để tặng các bác cựu chiến binh.
2.Tổ chức:
- GVCN nhờ chi hội phụ huynh học sinh mời một vài cựu chiến binh của người địa phương để họ kể cho học sinh nghe những kỉ niệm, những chiến công của người linh và những phẩm chất tốt đẹp của bộ đội Cụ Hồ.
- Hướng dẫn học sinh sưu tầm các câu chuyện về gương chiến đấu của bộ đội Cụ Hồ.
- Thống nhất chương trình hoạt động
- Phân công NĐK
- Cử người mới đại biểu
- Phân công nhóm tổ trong trí lớp, kẻ tiêu đề hoạt động, kê bàn ghế.
IV.Tiến hành hoạt động
*Mở đầu:
a.Hát tập thể một bài hát
b.Tuyên bố lí do:
Trong các cuộc kháng chiến cứu nước của dân tộc, đã có hàng triệu thanh niên rời làng quê, phố phường của mình lên đường nhập ngũ để dành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc. Đánh xong giặc, có khi họ không còn trẻ nữa và lại trở về cuộc sống đời thường và tiếp tục đóng góp công sức của mình cho quê hương - đất nước. Hôm nay, trong tiết sinh hoạt lớp, chúng ta sẽ cùng nhau trao đổi, hỏi chuyện với một ông (bác) cựu chiến binh địa phương . Đề nghị các bạn mạnh dạn nêu những câu hỏi mà mình quan tâm dành cho ông (bác).
c.Giới thiệu cựu chiến binh
d.Giới thiệu chương trình
*Hoạt động 1: Giao lưu với cựu chiến binh
- NĐK mời người cựu chiến binh tự giới thiệu về mình
- Cựu chiến binh tự giới thiệu về mình: tên, tuổi, những năm tháng tham gia chiến đấu, những huân huy chương được thưởng...
- HS nêu những câu hỏi khác nhau dành cho cựu chiến binh; cựu chiến binh trả lời.
- Lời tâm sự, nhắn gửi, nhắc nhở về học tập, rèn luyện của cựu chiến binh dành cho HS.
- Đại diện lớp nói lời cảm ơn, lời chúc mừng nhân dịp 22/12 và tặng hoa cho cựu chiến binh và hứa thực hiện những lời dặn dò của ông(bác) đối với các cháu.
*Hoạt động 2: Văn nghệ
*Hoạt động 3:
- Đại diện cán bộ lớp nhận xét về những câu hỏi mà các bạn nêu ra trong cuộc trò chuyện với cựu chiến binh
- GVCN cảm ơn cựu chiến binh đã tham dự và chức cựu chiến binh sức khoẻ, tiếp tục là người lính Cụ Hồ trong thời bình.
V.Dặn dò: Chuẩn bị cho chủ đề: “Hội vui học tập”, nắm vững những kiến thức cơ bản vận dụng vào cuộc sống và giải thích các hiện tượng trong cuộc sống .
File đính kèm:
- Giao an NGLL 8(3).doc