Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 7 - Trường THCS Nguyễn Trãi

A/ Yêu cầu giáo dục:

Qua hoạt động nhằm giúp HS:

- Hiểu được nội dung chính trong thư Bác Hồ gởi HS nhân ngày khai trường đầu tiên của nước VNDCCH ( 9- 1945 ).

- Giáo dục HS tình cảm kính yêu Bác Hồ, giáo dục thái độ học tập nghiêm túc và ý chí

vươn lên trong học tập.

- Rèn luyện kĩ năng trình bày và trao đổi ý kiến cá nhân trước tập thể.

B/ Nội dung và hình thức hoạt động:

I/ Nội dung:

- Nội dung thư Bác Hồ gởi HS nhân ngày khai trường đầu tiên của nước ta và ý nghĩa tác dụng của thư Bác Hồ đối với HS.

II/ Hình thức hoạt động:

- Thi trình bày nội dung và ý nghĩa thư Bác Hồ.

C/ Chuẩn bị hoạt động:

I/ Phương tiện:

 + Ảnh Bác Hồ, khăn bàn

 + Lọ hoa, câu hỏi , đáp án.

II/ Tổ chức:

- GV nêu mục đích yêu cầu, nội dung và cách tiến hành chủ đề.

- Mỗi cá nhân có 1 bản thư Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà.(tháng 9-1945)

D/ Tiến hành hoạt động:

* Nội dung trò chơi 1:

I/ Lớp phó văn thể mỹ điều khiển hát tập thể. " Thầy cô mến yêu"

II/ Lớp trưởng : Nêu mục đích yêu cầu của buổi tìm hiểu nội dung ý nghĩa thư Bác.

* Câu hỏi thảo luận :

1) Đọc thư Bác có câu: “Trước đây cha anh các cháu và mới năm ngoái cả các cháu nữa phải chịu phận 2 nền học vấn nô lệ. Ngày nay các cháu được cái may mắn hơn cha anh là được hấp thụ một nền giáo dục của một nước độc lập”.

- Bạn có suy nghĩ như thế nào ?

Văn nghệ xen kẽ dưới sự hướng dẫn của văn thể mỹ chủ đề về "Bác Hồ, học tập"

2) Hãy nêu tác dụng của việc học tập đối với đời sống con người? Nếu không được học sẽ dẫn đến tác hại gì đối với cá nhân và xã hội ?

3) Trong thư bác dặn HS cần phải làm gì ? Bác mong muốn ở HS điều gì ?

 Để làm được theo lời Bác dạy học sinh chúng ta cần phải học tập tu dưỡng và rèn

 luyện như thế nào ?

 

doc33 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1351 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 7 - Trường THCS Nguyễn Trãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất và phân công công việc cụ thể. - Mỗi tổ cử một đội thi ( 3 HS), các tổ viên còn lại là cổ động viên cho đội nhà. - Chuẩn bị các câu hỏi, câu đố, tranh ảnh và vấn đáp. - Cử người dẫn chương trình ( Trúc) - BGK : Huyền, Ngân, Hiền, Hương. - Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ xen kẻ ( mỗi đội một tiết mục văn nghệ ) - Phân công trang trí : tổ 3. IV/ Tiến hành hoạt động : 1/ Khởi động : - Hát tập thể bài : “ Cùng nhau ta đi lên”. - Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu. - Các đội thi tự giới thiệu. 2/ Cuộc thi: - Thông lần lượt nêu các câu hỏi, câu đố và tranh ảnh cho các đội thi. 1/ Đoàn thành lập ngày tháng năm nào ? Lúc đó Đoàn mang tên là gì ? 2/ Từ ngày thành lập Đoàn đã mấy lần đổi tên ? 3/ Hãy nêu tên các đoàn viên thanh niên đã hi sinh cho sự nghiệp CM của dân tộc ta ? 4/ Nhìn ảnh đoán người, nêu vài nét về tiểu sử ? 5/ Hãy trình bày một bài hát về gương sáng đoàn viên ? 6/ Kể một tấm gương đoàn viên thanh niên vượt khó vươn lên trong học tập, lao động, sản xuất mà em biết ? - Thời gian suy nghĩ cho mỗi câu hỏi là 10 giây, hết 10 giây đội nào có tín hiệu sẽ đượctrả lời .- Nếu các đội trả lời không đúng hoặc không trả lời được thì cổ động viên đội nhà có quyền trả lời, sau đó mới đến lượt cổ động viên các đội khác. - Sau mỗi câu trả lời đúng, Trúc ( người dẫn chương trình) xin ý kiến BGK. Điểm được viết công khai trên bảng cho mỗi đội. - Trong cuộc thi có các tiết mục văn nghệ xen kẻ. Bảng điểm của 4 đội : Tên đội Câu1 Câu2 Câu3 Câu4 Câu5 Câu6 Tổng điểm 1/ Kim Đồng 2/ Lê Văn Tám 3/ Võ Thị Sáu 4/ Phan Đình Giót V/ Kết thúc hoạt động: - Thông : + Công bố kết quả cuộc thi. + Phát thưởng đội nhất. + Nhận xét kết quả hoạt động. - GVCN nhận xét chung. - Phổ biến nội dung chuẩn bị cho HĐ tháng 4 “ Hoà bình và hữu nghị”. + Tranh ảnh, bài thơ, bài hát , câu chuyện ca ngợi tình đoàn kết hữu nghị. + Mỗi tổ một tiết mục văn nghệ. *.. 1-4-2010 CHỦ ĐIỂM THÁNG 4: “ HOÀ BÌNH VÀ HỮU NGHỊ”. * Mục tiêu giáo dục : - Hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề hoà bình và hữu nghi giữa các dân tộc, nắm được một số di sản văn hoá và di sản lịch sử của quê hương đất nước. - Biết vận dụng các kiến thức đã học để rèn luyện các kĩ năng chung sống ở mọi nơi mọi lúc trên tinh thần thân thiết, hợp tác và hoà bình. - Biết tỏ thái độ đồng tình với những cách ứng xử có văn hoá trong đời sống hàng ngày, biết phê phán những thái độ và cách ứng xử thiếu văn hoá. * HĐ 1: TÌNH ĐOÀN KẾT HỮU NGHỊ. I/ Yêu cầu giáo dục: Giúp HS hiểu - Hiểu được tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới sẽ tạo nên sức mạnh duy trì và phát triển nền hoà bình, từ đó nhận thức được trách nhiệm của mỗi người phải vun đắp cho tình đoàn kết hữu nghị. - Tôn trọng tình đoàn kết hữu nghị, có tình cảm và có ý thức sẵn sàng hợp tác với nhau trên tinh thần tôn trọng và hiểu biết nhau. - Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, xây dựng mối quan hệ thân thiện. II/ Nội dung và hình thức hoạt động: 1/ Nội dung: - Hiểu được: + Đoàn kết hữu nghị là gì ? + Tình đoàn kết hữu nghị sẽ duy trì và phát triển nền hoà bình ntn ? + Vì sao phải có tình đoàn kết hữu nghị ? + Làm thế nào để xây dựng tình đoàn kết hữu nghị ? 2/ Hình thức hoạt động : - Hái hoa dân chủ. - Thảo luận, văn nghệ. III/ Chuẩn bị hoạt động : 1/ Phương tiện: - Tranh ảnh, bài thơ, bài hát, câu chuyệnca ngợi tình đoàn kết hữu nghị. - Một số câu hỏi dành cho hoạt động hái hoa dân chủ. 2/ Tổ chức : - GVCN phối hợp với GV môn GDCD để soạn câu hỏi. - Từng tổ HS họp và bàn cách thức sưu tầm tư liệu, câu chuyện liên quan đến nội dung của hoạt động. - BGK : Huyền, Ngân, Hiền, Hương - Điều khiển chương trình : Trúc - Trang trí lớp: tổ 4. IV/ Tiến hành hoạt động: - Lớp kê bàn hình chữ U, ở giữa có nhành cây trang trí hoa với những câu hỏi đủ màu. - Thông nêu yêu cầu thảo luận và mời GVCN điều khiển hoạt động cùng với BGK. - Thông mời đại diện lần lượt từng tổ lên hái hoa, mỗi bông hoa là một câu hỏi. * Chẳng hạn : 1/ Em hiểu thế nào là tình đoàn kết hữu nghị ? 2/ Nếu mỗi người đều có ý thức đoàn kết hữu nghị và hợp tác thì sẽ có tác dụng ntn cho gia đình, cộng đồng, dân tộc ? 3/ Cần phải làm gì để xây dựng tình đoàn kết hữu nghị ? 4/ Thử phát thảo một kế hoạch của tổ trong việc XD tình đoàn kết hữu nghị . - Lớp trao đổi, thảo luận, bổ sung câu trả lời của từng tổ, GV điều chỉnh bổ sung, làm phong phú thêm ý kiến của HS. - Các ý kiến của tập thể lớp được thư kí ghi lại . - Xen kẻ hái hoa dân chủ là những bài hát, câu chuyện, bài thơ nói về tình đoàn kết hữu nghị. - Sau cùng GV tổng kết đưa ra thông tin cơ bản cần thiết nhất cho hoạt động này. - BGK tuyên bố kết quả từng tổ và thưởng. V/ Kết thúc hoạt động : - GVCN nhận xét chung về tinh thần tham gia của lớp. Đề nghị từng cá nhân, tổ xây dựng cho mình kế hoạch tăng cường tình đoàn kết hữu nghị trong lớp. * HĐ2: DI SẢN, DI TÍCH LỊCH SỬ VỚI THIẾU NHI. I/ Yêu cầu giáo dục: Giúp HS - Hiểu biết về di sản, di tích lịch sử của địa phương của đất nước, biết xác định trách nhiệm của người HS trong việc bảo vệ các di tích lịch sử, di sản văn hoá. - Biết tôn trọng và có thái độ tích cực trong việc góp phần bảo vệ các di sản, di tích lịch sử của địa phương. - Tích cực góp phần vào việc giữ gìn và bảo vệ các di sản, di tích lịch sử. II/ Nội dung và hình thức hoạt động : 1/ Nội dung: - Hiểu thế nào là di sản văn hoá, di tích lịch sử. - Hiểu được vì sao phải bảo vệ và phát huy di sản, di tích lịch sử. - Biết làm thế nào để thiết thực góp phần bảo vệ các di sản, di tích lịch sử đó. 2/ Hình thức hoạt động : - Thi trình bày kết quả sưu tầm các tài liệu viết về di sản, di tích lịch sử. - Vui văn nghệ. III/ Chuẩn bị hoạt động : 1/ Phương tiện hoạt động : - Các tài liệu tranh ảnh, bài viết, bài thơ, ca dao tục ngữ về di sản, di tích lịch sử của địa phương, đất nước. - Một số câu hỏi phục vụ cho cuộc thi. 2/ Tổ chức : - GVCN nêu yêu cầu, nội dung hoạt động và định hướng cách tổ chức hoạt động - Hướng dẫn HS cách sưu tầm và sắp xếp các tư liệu thu thập được. - GVCN xây dựng một số câu hỏi thi tìm hiểu theo chủ đề hoạt động này. - Cùng với HS xây dựng chương trình cuộc thi. - Cử người điều khiển chương trình. - Cử BGK cuộc thi. - Chuẩn bị vài bài hát, truyện kể. IV/ Tiến hành hoạt động: 1/ Giới thiệu kết quả sưu tầm của từng tổ . - Từng tổ trình bày kết quả sưu tầm của tổ mình trong 3 phút. Khi trình bày nên nói theo thứ tự: Tên di sản, di tích lịch sử, địa điểm, ý nghĩa của di sản đó. 2/ Thi tìm hiểu : - Lớp cử 2 đội, mỗi đội từ 5 đến 10 HS và phân công 1 bạn làm đội trưởng. - Sau hiệu lệnh của người điều khiển, đội trưởng mỗi đội lên bốc xăm câu hỏi. - Từng đội chuẩn bị trả lời. - Đọc to câu hỏi và trả lời rõ ràng. Nếu đội nào trả lời chưa đúng hoặc chưa đủ thì đội khác có quyền trả lời. - BGK công bố điểm cho cả 2 đội. - Kết thúc cuộc thi, BGK công bố kết quả của từng đội và phát thưởng ( nếu có). V/ Kết thúc hoạt động : - Nhận xét về tinh thần,thái độ tham gia của HS. - Rút kinh nghiệm về khâu chuẩn bị, về cách điều khiển của CB lớp và cách tham gia của HS - Chuẩn bị cho hoạt động tháng 5: chủ đề : “ Bác Hồ kính yêu”. * NGOẠI KHOÁ TOÀN TRƯỜNG ĐỐ VUI ĐỂ HỌC NHÂN NGÀY GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM 30-4. ( DO TỔ TỰ NHIÊN 1 THỰC HIỆN vào tối 25/4) 3- 5- 2010 CHỦ ĐIỂM THÁNG 5: “ BÁC HỒ KÍNH YÊU”. * Mục tiêu giáo dục : - Nâng cao hiểu biết về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ kính yêu đối với dân tộc, đặc biệt là tình cảm của Bác đối với thiếu niên nhi đồng, sự quan tâm chỉ bảo của Bác đối với tổ chức Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. - Kính trọng và yêu quí Bác Hồ, có thái độ tích cực phấn đấu trỏ thành cháu ngoan Bác Hồ - Có thói quen rèn luyện thường xuyên theo 5 điều Bác dạy * HĐ 1: NĂM ĐIỀU BÁC HỒ DẠY THIẾU NHI I/ Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh - Hiểu rõ hơn 5 điều bác hồ dạy - Có thái độ tích cực thực hiện năm điều bác Hồ dạy thể hiện trong học tập và rèn luyện hằng ngày ở trường, gia đình và ngoài xã hội. II/ Nội dung và hình thức hoạt động: 1/ Nội dung: - 5 điều bác Hồ dạy thiếu nhi. - Những ví dụ thực tế về gương đội viên thực hiện tốt 5 điều bác Hồ dạy 2/ Hình thức hoạt động : - Thi giữa các tổ học sinh. - Biểu diễn văn nghệ. III/ Chuẩn bị hoạt động : 1/ Phương tiện: - Tư liệu về 5 điều bác Hồ dạy - Một vài gương đội viên thực hiện tốt 5 điều bác Hồ dạy 2/ Tổ chức : - GVCN giao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp, Đội tổ chức thực hiện hoạt động này. - Học sinh: + Đội ngũ cán bộ lớp, Đội họp bàn xây dựng kế hoạch thực hiện, phân công từng tổ chuẩn bị ỹ kiến của mình về 5 điều Bác Hồ dạy, xây dựng chương trình cuộc thi cử ban giảm khảo Châu, Vương, Vy, Vân.Xây dựng tiêu chuẩn thi, cách chấm. + Từng tổ họp bàn nội dung về 5 điều Bác Hồ dạy chuẩn bị ý kiến cho cuộc thi. + Một số tiết mục văn nghệ + Chuẩn bị trang trí lớp( ảnh Bác, lọ hoa, khăn bàn) IV/ Tiến hành hoạt động: Chương trình cuộc thi tìm hiểu 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi có thể diễn ra như sau: - Nêu lý do hoạt động, giới thiệu đại biểu và ban giảm khảo - Từng tổ lên trình bày ý kiến của mình về 5 điều Bác Hồ dạy , đồng thời giới thiệu thành tích của tổ mình đã được trong năm học - Ban giảm khảo chấm theo thang điểm 5 bậc với những tiêu chuẩn như sau: + Nhanh nhẹn, mạnh dạn 1 điểm + Trình bày to và rõ ràng, lưu loát 2 điểm + Đạt được nhiều kết quả tốt trong quá trình phấn đấu làm theo 5 điều Bác dạy 2 điểm - Xen kẻ cuộc thi là một vài tiết mục văn nghệ hát về Bác Hồ kính yêu 1. Nguyễn thị thu vân với bài hát: " Thăm lăng Bác" 2. Bùi Kháng Vy với bài hát: " Ơn Bác" - BGK tuyên bố kết quả từng tổ và thưởng. V/ Kết thúc hoạt động : - Đánh giá chung về ý thức chất lượng tham gia sưu tầm và thi của các tổ. - Động viên học sinh phấn đấu rèn luyện theo những lời dạy của Bác. - Nhận xét về tinh thần,thái độ tham gia của HS. - Rút kinh nghiệm về khâu chuẩn bị, về cách điều khiển của CB lớp và cách tham gia của HS. - Chuẩn bị cho hoạt động 2 chủ đề : “ Bác Hồ với thiếu nhi, thiếu nhi với Bác Hồ”. *

File đính kèm:

  • docGIAO AN HOAT DONG NGOAI GIO LEN LOP.doc