Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 7 - Trường THCS Nguyễn Huệ

I. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG

1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động

a/ Một số tư liệu.

+ Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (NXB Thanh niên,Hà Nội 2003)

+ Sổ tay Bí thư chi đoàn (NXB Thanh niên, Hà Nội, 2003)

+ Hỏi, đáp lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (NXB Trẻ 2002)

b/ Các câu hỏi dùng cho toạ đàm, thảo luận :

+ Đoàn thanh niên là gì ?

Gợi ý đáp án: Trong Điều lệ Đoàn đã chỉ rõ “Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị – xã hội của thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến, phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ hội xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.”

+ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh do ai sáng lập ?

 

doc22 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1313 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 7 - Trường THCS Nguyễn Huệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế mà có hôm báo động, chỉ mấy phút sau Bác đã xếp xong các thứ gọn gàng. Còn các đồng chí khác thì chạy tới, chạy lui, vấp cả vào nhau. Có đồng chí thứ cần thiết thì không đem đi, thứ không cần thì lại lấy. Thấy thế, Bác nhẹ nhàng bảo: - Gọn gàng, ngăn nắp cũng là một cách bảo mật. Khi hoạt đọng bí mật cũng như trong nếp sống hằng ngày của người cán bộ, các chú phải chú ý thương xuyên rèn luyện. Sau này, khi về sống ở Hà Nội, Bác vẫn giữ nếp sống gọn gàng, ngăn nắp ấy. Trên bàn làm việc của Bác dưới nhà sàn, ngày nào cũng vậy, sau giờ buổi sáng, trước lúc ăn cơm, Bác đều xếp tài liệu,sách vở ngay ngắn. Buổi chiều, hết giờ làm việc,Bác mang tài liệu lên nhà mỗi thứ để một nơi theo đúng chỗ qui định. Một lần đang lúc giữa trưa thì còi thành phố báo động có máy bay Mĩ tới, Bác bình tĩnh từ trên nhà đi xuống cầu thang. Nhìn thấy một số đồng chí bảo vệ tất tưởi chạy ra hầm, quần, áo, súng, đạn, balô không gọn gàng, Bác bảo: - Các chú là bộ đội phải bình tĩnh và luôn luôn sẵn sàng chiến đấu. Lúc có giặc cũng như khi không có giặc. Muốn vậy, trong cuộc sống hàng ngày, các chú phải sống ngăn nắp, trật tự và gọn gàng. CÁI ÁO TRẤN THỦ Mùa đông năm 1948, cơ quan chúng tôi đóng ở bản X, thuộc huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Cạn. Năm ấy là năm rét nhiều, sương muối sa liên tục, hết đợt này đến đợt khác. Sáng ra, sương đóng trắng quanh nhà, có hôm đến tám, chín giờ sương vẫn chưa tan hết. Hai bàn tay, hai bàn chân buốt tê cóng lại. Trước khi về nhận công tác ở gần Bác, có nhiều lần anh em phải nằm trong hang núi ở Võ Nhai (Thái Nguyên) để tránh quân Pháp nhảy dù. Quần áo ít, không có chăn chiếu, lại gặp cái lạnh của núi đá nên anh T bị ho. Hôm về phục vụ Bác, anh vẫn ho sù sụ suốt ngày, nhiều lúc ho quá tức ngực tưởng long cả phổi. Bác phải làm việc nhiều, cần yên tĩnh, nên chúng tôi làm riêng một cái lán nhỏ cho Bác ngủ và làm việc ngay tại đó. Tất cả anh em chúng tôi đều ở lán ngoài, chỉ khi nào cần mới vào lán của Bác. Chính vì thế ma anh T đã giấu được, không để Bác biết anh bị ho. Trước mắt Bác, anh cố làm ra vẻ khỏe mạnh, khi nào muốn ho anh lại lẫn ra chỗ khác. Nhưng hôm đưa thư vào lại đúng lúc tức ngực, ngứa cổ muốn ho. Anh cố nín nhưng không tài nào nín được, đành bật ra mấy tiếng. Dưa thư xong, anh vội chào Bác quay ra, thì Bác ra hiệu cho anh đứng lại. Bác lại đầu giường lấy cho anh một cái áo trấn thủ mà Bác vẫn thường mặc. Bác nói: - lấy cái này mặc vào cho đỡ rét. Anh lưỡng lự không dám nhận. Mùa rét, Bác cũng chỉ có cái áo trấn thủ với chiếc áo bông mỏng mặc ngoài. Anh còn ít tuổi, khỏe mạnh, rét một tí cũng không sao, còn Bác thì già rồi, lại phải làm việc nhiều. Nghĩ vậy anh từ chối: - Thưa Bác, cháu mặc thế này được rồi ạ. Như hiểu được ý của anh, Bác nói: Cứ lấy mà mặc, Bác đã có áo rồi. Mặc như chú thế này tài nào mà chẳng ho. Thôi mặc vào! Nhìn đôi mắt hiền từ đầy tình thương yêu trìu mến của Bác, anh không dám từ chối nữa. Nhờ cái áo của Bác giữ ngực được ấm nên vài hôm sau anh đã đỡ và khỏi ho dần. Mỗi lần mặc cái áo, anh lại thấy rạo rực, ấm áp lạ lùng. Sự ấm áp ấy là từ cái áo và cả từ lòng thương yêu, chăm lo từng li, từng tí đến đời sống anh em cán bộ của Bác. CÂU CHUYỆN VỀ MỘT BÀI THƠ Sáng hôm đó, Bác Hồ làm việc sớm hơn mọi ngày. Đồng chí giúp việc được Bác gọi mang giấy bút ra viết. Chắc là có việc gì gấp, đồng chí ấy nghĩ. - Chú viết theo Bác đọc nhé. Bác đọc không to nhưng chậm và rõ ràng: - Đã lâu không làm bài thơ nào. Chấm xuống dòng. -Dạ, thưa Bác thơ ạ? - Chú viết tiếp nhé: Nay lại thử làm xem ra sao. Phẩy xuống dòng. "Chắc là thơ rồi, nhưng sao lại chẳng "thơ" chút nào, như là văn "xuôi" , đồng chí giúp việc nghĩ - Chú viết tiếp: Lục khắp giấy tờ vẫn chửa thấy Bỗng nghe vần "thắng" vút lên cao. Thắng trong nháy nháy. Chấm hết. Ồ, hóa ra bài thơ thật. Đêm qua Bác Hồ nghĩ nhiều về cuộc tổng tấn công Xuân Mậu Thân 1968. Và sáng hôm nay Bác đã đọc cho viết. Bài thơ "Thắng" ra đời như vậy đấy. BÁC CHỈ ĐỒNG Ý 3/4 Ý KIẾN CỦA CHÚ Giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta ở miền Nam và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đang dành được những thắng lợi to lớn thì Bác Hồ kính yêu lại tuổi cao sức yếu. Bước vào những ngày tháng 5 -1969 và nhất là từ sau ngày 12 tháng 8 năm 1969, sức khỏe của Bác giảm sút nghiêm trọng. Vào thời gian ấy, bộ chính trị của Đảng có cuộc họp bàn về việc chuẩn bị tổ chức 4 ngày lễ lớn năm 1970. Cuộc họp vắng Bác, vì lúc đó Bác đang mệt nặng. Một hôm có đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị vào thăm Bác và báo cáo lại với Bác quyết định của Bộ Chính thị trong cuộc họp vừa rồi. Nằm trên giường bệnh, nghe nói về những ngày kĩ niệm sắp tới, ánh mắt Bác rất vui. Bác căn dặn Đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị phải tổ chức tốt và thiết thực, phải có kế hoạch phát động thi đua quần chúng để lấy thành tích chào mừng những ngày lễ lớn năm1970. Nhưng khi nghe báo cáo đến việc tổ chức kĩ niệm lần thứ 80 ngày sinh của người, Bác liền bảo: các chú nên bàn bạc cho kĩ. Còn ý kiến của Bác, Bác chỉ đồng ý 3/4 nghị quyết. Bác không đồng ý đưa ngày 19 -5 là ngày kĩ niệm lớn trong năm 1970. Còn nghị quyết kĩ niệm 40 năm ngày thành lập Đảng, 90 năm ngày sinh của V.I.Lê-nin và 25 năm thành lập nước thì các chú nên có sớm để tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân. Hiện nay, các cháu học sinh đã sắp bước vào năm học mới, giấy mực, tiền bạc dùng để tuyên truyền về ngày sinh của Bác thì các chú nên dùng để in sách giáo khoa và mua dụng cụ học tập cho các cháu, khỏi lãng phí. c. Một số bài hát về Bác Hồ - Nhớ giọng Bác Hồ Nhạc và lời: Thanh Phú - Hoa thơm dâng Bác Nhạc và lời: Hải Hà - Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác Nhạc và lời: Hoàng Long- Hoàng Lân - Hát bên lăng Bác Nhạc và lời: Cao Minh Khanh - Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh Nhạc và lời: Xuân Hồng 2. Chuẩn bị về tổ chức. a. Giáo viên chủ nhiệm + Nêu yêu cầu về việc sưu tầm những lời dạy của Bác Hồ đối với thanh niên. Đó phải là những lời dạy gắn với việc rèn luyện đạo đức, tác phng người thanh niên trong sự nghiệp Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước. + Gợi ý học sinh tìm chọn những câu chuyện ngắn nói về tình cảm của Bác với thanh niên. + Yêu cầu học sinh đọc trước một số điều trong Công ước Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em để chuẩn bị cho thảo luận. b. Học sinh + Giao nhiệm vụ sưu tầm cho từng tổ; mỗi tổ phải sưu tầm từ 2- 3 lời dạy của Bác Hồ đối với thanh niên , 1 câu chuyện nói về tình cảm của Bác với thanh niên. + Tập hợp các sưu tập của các tổ, lựa chon 1 số lời dạy và câu chuyện để xây dựng nội dung thảo luận có trọng tâm. + Xây dựng chương trình thảo luận + Cử người điều khiển chương trình, thư kí. + Phân công trang trí lớp. II. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG Ø Hoạt động mở đầu. Người điều khiển nêu ngắn gọn lí do có buổi thảo luận này; giới thiệu chương trình thảo luận. Ø Hoạt động 1: Thảo luận. Người điều khiển giới thiệu kết quả sưu tầm của lớp, của từng tổ. Sau đó, nêu tóm tắt những nội dung chính được rút ra từ những sưu tầm trên. Người điều khiển đưa ra một vài vấn đề để định hướng thảo luận cho lớp. Ví dụ như: _ Bạn cho biết, Bác Hồ đã có câu thơ nào nói về tinh thần quyết tâm của thanh niên trong mọi công việc? _ Bác đã có những câu hỏi nào, lời dạy nào nói về vai trò tiên phong của thanh niên? Hãy đọc rõ ràng những câu nói đó? _ Hãy kể 1 câu chuyện ngắn ca ngợi tình cảm, sự quan tâm của Bác với thanh niên? _ Hãy nêu một số điều trong Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em có liên quan đến quyền được phát triển của thanh niên, học sinh? Bằng những câu hỏi nêu vấn đề , người điều khiển dẫn dắt toàn lớp thảo luận và đưa ra những kiến nghị riêng của cá nhân, của nhóm hoặc của tổ. Thư kí ghi chép toàn bộ những ý kiến của lớp, trên cơ sở đó tổng hợp lại những điểm chính nói về sự quan tâm của Bác đối với thanh niên. Ø Hoạt động 2: Chương trình văn nghệ. Một vài tiết mục văn nghệ được trình bày làm cho không khí của thảo luận thêm hào hứng và hấp dẫn hơn. Ø Kết thúc Hoạt động _ Người điều khiển tổng kết, đánh giá kết quả thảo luận, biểu dương những cá nhân, nhóm, tổ có nhiều ý kiến tốt. _ Nhắc nhở lớp chuẩn bị cho hoạt động cuối năm học. Tuần 29. SINH HOẠT VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY SINH NHẬT BÁC 19 - 5 HOẠT ĐỘNG THỨ NHẤT SINH HOẠT VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY SINH NHẬT BÁC 19 – 5 I. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG 1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động a/ Một số tư liệu. 2. Chuẩn bị về tổ chức. II. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG Ø Hoạt động mở đầu. Ø Hoạt động 1: Thảo luận. Ø Hoạt động 2: Chương trình văn nghệ. Ø Kết thúc Hoạt động

File đính kèm:

  • docHDNGLL thang 3,4,5.doc