I. YÊU CẦU GIÁO DỤC.
- Nhận thức: Giúp học sinh
+ Có hiểu biết cơ bản về dịch đau mắt đỏ, có biện pháp phòng chống
+ Hiểu được vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình học tập rèn luyện của lớp.
- Thái độ: có ý thức trách nhiệm trong việc lựa chọn những cán bộ lớp có năng lực, lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm.
- Kỹ năng: có kỹ năng giao tiếp thể hiện sự tôn trọng, phục tùng và ủng hộ cán bộ lớp hoạt động.
II- NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG.
1- Nội dung hoạt động.
- Báo cáo tổng kết hoạt động của đội ngũ cán bộ lớp sau một năm học.
- Bầu đội ngũ cán bộ lớp.
2- Hình thức hoạt động.
- Nghe báo cáo và thảo luận
- Bỏ phiếu bầu hoặc lấy biểu quyết.
64 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 905 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 7 - Chủ điểm tháng 8 + 9: Truyền thống nhà trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hệ của lớp.
- Thống nhất thời gian, kế hoạch tiến hành hoạt động.
- Cử người dẫn chương trình.
- Phân công trang trí.
- Mời đại biểu.
IV- Tiến hành hoạt động.
1- Khởi động:
2- Trình diễn văn nghệ.
- Người dẫn chương trình lần lượt mời những học sinh đã đăng ký.
- Cả lớp cổ vũ.
V- Kết thúc hoạt động
VI- Sinh hoạt lớp.
1- Kiểm điểm tuần 28.
- ổn định nề nếp.
- Các tổ trưởng báo cáo về xếp loại của tổ viên mình.
- Cả lớp cần có ý thức học tập tốt hơn.
2- Phương hướng tuần 29.
- Chuẩn bị kỷ niệm ngày 26/3.
- Cần có ý thức học tập và nề nếp tốt hơn.
Ngày dạy: 27/03/2009
Tiết 29: Thảo luận kế hoạch chuẩn bị hội trại 26 - 3
I- Yêu cầu giáo dục:
Giúp học sinh:
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của Hội trại.
- Có kỹ năng tham gia thảo luận, bàn bạc kế hoạch chuẩn bị hội trại, biết điều 1 hoạt động cụ thể.
- ủng hộ hoạt động của hội trại
II- Nội dung và hình thức hoạt động.
1- Nội dung:
- Các nhiệm vụ lớp được giao
- Kế hoạch chuẩn bị của lớp
- Các nội dung hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao.
2- Hình thức hoạt động: Thảo luận
III- Chuẩn bị hoạt động:
1- Về phương tiện hoạt động.
Bản thông báo của nhà trường tới các lớp về kế hoạch và nội dung tổ chức hội trại 26/3.
2- Về tổ chức:
- GVCN thông báo cho cả lớp về nội dung, kế hoạch tổ chức hội trại 26/3, yêu cầu lớp bàn bạc, thảo luận.
- Cán bộ lớp, cán bộ chi đội và các tổ trưởng hội ý để phân công.
- Lớp trưởng và chi đội trưởng bàn bạc và phân công nhau điều khiển lớp.
IV- Tiến hành hoạt động:
1- Khởi động:
2- Thảo luận nội dung tham gia hội trại.
- Người điều khiển lần lượt nêu các nội dung tham gia hội trại của lớp.
- Học sinh thảo luận về khả năng tham gia của lớp, phát hiện những cá nhân có khả năng tham gia các nội dung cụ thể.
- Tổ chức đăng ký tham gia theo nhu cầu, hứng thú của học sinh.
- Thành lập các nhóm, đội.
- Xây dựng và thống nhất kế hoạch tập luyện.
3- Thảo luận về hình thức dựng trại.
- Người điều khiển nêu yêu cầu chung, đề nghị cả lớp thảo luận, bàn bạc, thiết kế hình thức dựng trại của lớp.
- Cả lớp thảo luận về việc xây dựng mô hình lều trại của lớp.
- Cuối cùng người điều khiển tổng kết lựa chọn một mô hình chung và lấy biểu quyết của cả lớp.
- Phân công mỗi tổ chuẩn bị một phần việc cụ thể để dựng trại.
V- Kết thúc hoạt động.
VI- Sinh hoạt lớp.
1- Kiểm điểm tuần 29.
- ổn định nề nếp.
- Các tổ trưởng báo cáo tình hình xếp loại về nề nếp và học tập của tổ viên mình.
- Tổng kết công tác hội trại.
2- Phương hướng tuần 30.
- Cần có ý thức tham gia vào các phong trào của lớp.
- Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ theo chủ đề nhân loại.
**********
Ngày dạy: 03/4/2009
Chủ điểm tháng 4: Hoà bình và hữu nghị
Tiết 30: Mối quan tâm của chúng em
I- Yêu cầu giáo dục:
Giúp học sinh:
- Hiểu được một vài vấn đề chủ yếu hiện nay mà nhân loại đang quan tâm như: tệ nạn ma tuý, bảo vệ môi trường, dân số và đói nghèo.
- Có kỹ năng thu nhận những thông tin về những vấn đề đó.
- Biết tỏ thái độ không đồng tình với những sự việc, hiện tượng gây ra hậu quả xấu và tích cực ủng hộ những việc làm đúng, phù hợp với mong muốn của mọi người.
II- Nội dung và hình thức hoạt động.
1- Nội dung.
- Một vầi vấn đề chủ yếu mà nhân loại đang quan tâm.
- Xác định trách nhiệm của người học sinh nói chung và học sinh lớp 8 nói riêng trong việc góp phần giải quyết các vấn đề đó.
2- Hình thức.
- Thi tìm hiểu về một vài vấn đề chủ yếu mà nhân loại đang quan tâm.
- Minh hoạ bằng một vài tiết mục văn nghệ.
III- Chuẩn bị hoạt động.
1- Về phương tiện.
- Tư liệu: Sách báo, tranh ảnh, câu chuyện...
- Giấy vẽ, bút màu
- Một vài bài hát, tiểu phẩm.
2- Về tổ chức.
- Giáo viên nêu yêu cầu của cuộc thi để mỗi học sinh có kế hoạch tự chuẩn bị các phương tiện hoạt động nêu trên.
- Mỗi tổ biên tập thành một bộ tư liệu để trưng bày, giới thiệu cho cả lớp và cử một đại diện để báo cáo trước lớp.
- Thành lập ban giám khảo gồm: đại diện học sinh, đại diện giáo viên bộ môn.
- Chuẩn bị một vài tiết mục văn nghệ.
IV- Tiến hnàh hoạt động.
1- Thi tìm hiểu.
- Người điều khiển nêu lý do hoạt động.
- Lần lượt từng tổ trình bày.
- Sau mỗi lần trình bày BGK có thể đánh giá kết quả theo 2 cách trực tiếp hoặc bổ sung, bình luận và sau đó đánh giá kết quả.
- Kết thúc phần trình bày của các tổ, BGK công bố điểm số của từng tổ.
- Trao phần thưởng cho tổ có điểm cao nhất.
2- Văn nghệ.
V- Kết thúc hoạt động.
VI- Sinh hoạt lớp.
1- Kiểm điểm tuần 30.
- Cần có ý thức bảo vệ những điều tốt đẹp cho tương lai của đất nước, của toàn thế giới.
- Có ý thức học bài cũ tốt hơn:
2- Phương hướng tuần 31:
- Có ý thức ôn tập tốt để thi định kỳ lần II.
- Tìm hiểu thêm về UNESCO.
Ngày dạy: 10/4//2009
Tiết 31 Thi tìm hiểu về tổ chức unesco
I- Yêu cầu giáo dục:
Giúp học sinh:
- Hiểu được mục đích chức năng và cơ cấu tổ chức của UNESCO tổ chức quốc tế về giáo dục, khoa học và văn hoá.
- Biết thể hiện sự hiểu biết của mình về tổ chức UNESCO
- ủng hộ và quan tâm đối với những việc làm vì sự phát triển của mỗi quốc gia, của cộng đồng.
II- Nội dung và hình thức hoạt động.
1- Nội dung:
- Mục đích hoạt động
- Chức năng
- Cơ cấu tổ chức.
2- Hình thức hoạt động.
- Hái hoa dân chủ.
III- Chuẩn bị hoạt động.
1- Về phương tiện.
- Tài liệu, sách báo.
- Sơ đồ cơ cấu tổ chức UNESCO
- Phiếu câu hỏi
- Cây hoa để gài câu hỏi.
2- Về tổ chức:
- Giáo viên phát động toàn lớp sưu tầm các tư liệu, sách báo tranh ảnh...
- Phối hợp với giáo viên dạy môn GDCD và lịch sử.
- Xây dựng câu hỏi cho cuộc thi tìm hiểu.
- Phân công.
IV- Tiến hành hoạt động.
- Người điều khiển chương trình nêu rõ yêu cầu của cuộc thi, cách thức thi và giới thiệu BGK.
- Người điều khiển mời lần lượt đại diện lên hái hoa.
- Khi đại diện của các tổ đã trả lời xong, BGK công bố điểm của từng tổ.
- Xen kẽ hái hoa là những bài hát.
- BGK tổng kết
V- Kết thúc hoạt động
VI- Sinh hoạt lớp.
1- Kiểm điểm tuần 31.
- ổn định nề nếp
- Các tổ trưởng báo cáo tình hình xếp loại về nề nếp và học tập của tổ viên mình.
2- Phương hướng tuần 32.
- Chuẩn bị cho hoạt động kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30-4.
**********
Ngày dạy: 17/4/2009
Tiết 32 Sinh hoạt văn nghệ mừng ngày 30-4
I- Yêu cầu giáo dục:
Giúp học sinh:
- Nhận thức được giá trị lịch sử và ý nghĩa quốc tế của ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhât đất nước.
- Rèn luyện các kỹ năng tổ chức và điều khiển các hoạt động của tập thể.
- Tự hào phấn khởi, tích cực tham gia các hoạt động kỷ niệm ngày giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.
II- Nội dung và hình thức hoạt động.
1- Nội dung:
- Giá trị lịch sử và ý nghĩa quốc tế của 30/4.
- Những diễn biến chính của chiến dịch Hồ Chí Minh dẫn tới ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam 30/4/1975.
2- Hình thức.
- Phát biểu cảm tưởng.
- Biểu diễn văn nghệ
2III- Chuẩn bị hoạt động.
1- Về phương tiện.
- Chuẩn bị các tư liệu, tài liệu, tranh ảnh...
- Viết cảm nghĩ của mình về ngày 30/4.
- Các tiết mục văn nghệ để xây dựng thành chương trình.
2- Về tổ chức.
- GVCN phát động toàn lớp viết cảm nghĩ.
- Mỗi tổ chuẩn bị từ 4 - 5 tiết mục văn nghệ.
- Cử người điều khiển, phân công trang trí lớp.
IV- Tiến hành hoạt động
1- Phát biểu cảm tưởng.
GVCN nêu tóm tắt ý nghĩa của ngày 30/4.
2- Biểu diễn văn nghệ.
Người điều khiển lần lượt mời các bạn có tiết mục văn nghệ lên biểu diễn.
V- Kết thúc hoạt động.
VI- Sinh hoạt lớp.
1- Kiểm điểm tuần 32.
- ổn định nề nếp.
- Các tổ trưởng báo cáo tình hình rèn luyện của tổ viên.
2- Phương hướng tuần 33.
- Tiếp tục ổn định nề nếp của học sinh.
Ngày dạy: 24/4/2009
Tiết 33 Hội vui học tập
I- Yêu cầu giáo dục:
Giúp học sinh:
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm học tập.
- Nắm vững kiến thức cơ bản của các môn học.
- Biết vận dụng kiến thức cơ bản vào cuộc sống và biết giải thích các hiện tượng trong cuộc sống.
- Hứng thú, chăm chỉ có tinh thần vượt khó trong học tập.
II- Nội dung và hình thức hoạt động.
1- Nội dung:
- Những kiến thức cơ bản cần nắm vững của một số môn học.
- Những kiến thức được vận dụng để phục vụ cuộc sống.
- Những hiện tượng tự nhiên xã hội cần được giải thích.
2- Hình thức hoạt động.
- Thi hỏi đáp, trả lời câu hỏi, giải bài toán, giải câu đố, giải thích hiện tượng tự nhiên xã hội.
- Tìm ẩn số của từ, ngữ.
III- Chuẩn bị hoạt động.
1- Về phương tiện hoạt động.
- Các câu hỏi, các bài tập hay các câu đố... của một số môn học và đáp án.
- Giấy, bút, dụng cụ làm tín hiệu xin trả lời.
- Một số tiết mục văn nghệ.
- Phần thưởng.
2- Về tổ chức:
- GVCN nêu yêu cầu hoạt động.
- Lớp thảo luận thống nhất về các môn học.
- GVCN liên hệ với các giáo viên bộ môn và để nhờ họ giúp các cán sự môn học xây dựng câu hỏi và đáp án.
- Mỗi tổ phân công 3 người dự thi.
- Cử người điều khiển chương trình.
- Cử ban giám khảo.
- Dự kiến mời đại biểu.
- Cử nhóm trang trí.
IV- Tiến hành hoạt động.
1- Khởi động.
2- Thi tiếp sức giải bài tập toán.
- Giới thiệu các thí sinh dự thi của mỗi tổ.
- Giao bài tập và quy định thời gian hoàn thành qua 3 đợt.
- Hết thời gian quy định, tổ nào giải xong và đúng bài tập thì tổ đó thắng.
3- Ghép từ.
- Giới thiệu thí sinh của mỗi tổ
- Nêu đề thi: Cho một số từ, yêu cầu ghép mỗi từ đó với một từ khác để tạo thành một từ ghép có nghĩa.
- Hết thời gian quy định, tổ nào ghép được nhiều thì tổ đó thắng.
4- Tự do lựa chọn.
- Câu hỏi các môn học của hội vui được đánh số thứ tự.
- Mỗi lượt, thí sinh của mỗi tổ được chọn một câu hỏi của môn học mà mình thích.
- Người điều khiển đọc to câu hỏi để tổ trả lời đ Nếu trả lời sai thì các tổ khác được quyền trả lời, không tổ nào trả lời đúng thì mời cổ động viên trả lời và thưởng quả nếu trả lời đúng.
- Hết thời gian quy định, tổ nào có tổng số điểm cao là thắng.
- BGK công bố kết quả của các tổ.
- Mời GVCN lên trao thưởng.
V- Kết thúc hoạt động.
VI- Sinh hoạt lớp.
1- Kiểm điểm tuần 33:
- ổn định nề nếp.
- Các tổ trưởng báo cáo tình hình thực hiện nề nếp và học tập của các tổ viên.
- Thu tiền giấy thi, đề thi học kỳ II.
2- Phương hướng tuần 34:
- Chuẩn bị ôn tập cho thi học kỳ II.
File đính kèm:
- Hoat dong NGLL8.doc