Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 7 - Chủ điểm tháng 3: Tiến bước lên đoàn

A - MỤC TIÊU GIÁO DỤC .

Giúp HS :

+ Hiểu những nét cơ bản về mục đích vị trí, vai trò của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và truyền thống vẻ vang của Đoàn.

+ Tự hào, tin tưởng vào Đoàn, tôn trọng các anh chị Đoàn viên.

+ Học tập và rèn luyện theo các gương tốt Đoàn viên, có ý thức phấn đấu trở thành Đoàn viên.

B – GỢI Ý NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐIỂM .

1. Tuần thứ nhất.

+ Hướng dẫn HS sưu tầm, tìm hiểu các tư liệu về Đoàn.

+ Tổ chức hoạt động “Thi tìm hiểu về Đoàn”

2. Tuần thứ hai.

+ Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ về Đoàn, về Ngày Quốc tế Phụ nữ (8-3).

+ Tổ chức các hoạt động “Chúng em ca hát về mẹ và cô giáo”.

3. Tuần thứ ba.

+ Tham gia các hoạt động chuẩn bị kỉ niệm ngày thành lập Đoàn (26-3) do nhà trường phân công.

+ Thảo luận kế hoạch tham gia hội trại 26 – 3.

4. Tuần thứ tư.

 

doc9 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 2808 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 7 - Chủ điểm tháng 3: Tiến bước lên đoàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công thực hiện. III - Chuẩn bị hoạt động. 1. Phương tiện hoạt động. + Bản thông báo của nhà trường về hội trại. + Các nhiệm vụ trường giao cho lớp. + Các câu hỏi để bàn bạc. Ví dụ : Lớp ta nên đặt tên trại là gì ? Cần phải có công cụ gì để dựng trại? Nội dung hoạt động trại của lớp ta là gì ? Kế hoạch tiến hành như thế nào ? 2. Tổ chức. GV chủ nhiệm làm việc với tập thể lớp : + Nêu chủ đề cho cả lớp định hướng thảo luận. + Giao cho chi đội trưởng và lớp trưởng chuẩn bị điều khiển lớp thảo luận. + Giao cho cán bộ văn nghệ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ. + Cử thư kí lớp ghi biên bản. IV - Tiến hành hoạt động. 1. Khởi động. + Hát tập thể bài Mơ ước ngày mai (Nhạc: Trần Đức; Lời : Phong Thu). + Người dẫn chương trình tuyên bố lí do giới thiệu chương trình thảo luận của cả lớp. 2. Thảo luận. + Người dẫn chương trình lần lượt nêu từng vấn đề (tên trại, dụng cụ dựng hội trại, nội dung hoạt động trại, địa điểm dựng trại, ) và hướng dẫn cả lớp thảo luận, bàn bạc. + Mỗi vấn đề thảo luận có lấy biểu quyết. 3. Phân công thực hiện. Người điều khiển : + Phân công các công việc cụ thể cho cá nhân, tổ , nhóm, chuẩn bị. + Tổng kết lại và thông qua biên bản, lấy biểu quyết. 4. Trò chơi. Người phụ trách văn nghệ điều khiển lớp thực hiện một số tiết mục văn nghệ hoặc trò chơi V - Kết thúc hoạt động. +Người dẫn chương trình nhận xét chung, biểu dương tinh thần ý thức tham gia của hai đội và của cả lớp. + GVCN phátbiểu ý kiến. --------------------------------------------------' —&– ' -------------------------------------------------- Ngày soạn : 24 – 3 – 2008 Ngày dạy : 27 – 3 – 2008 Tuần 4 : RÈN LUYỆN THEO GƯƠNG SÁNG ĐOÀN VIÊN I - Yêu cầu giáo dục. Giúp HS : + Hiểu rõ những phẩm chất năng lực ,tốt đẹp của những gương sáng đoàn viên tiêu biểu trong đấu tranh cách mạng, trong lao động sản xuất và trong học tập màem cần noi theo. + Cảm phụ và yêu mến các gương sáng đoàn viên. + Biết xây dựng kế hoạc học tập và rèn luyện theo gương sáng đoàn viên . II - Nội dung và hình thức hoạt động. 1. Nội dung. + Tên tuổi các gương sáng đoàn viên tiêu biểu. + Các phẩm chất, năng lực của họ trong thực tiễn. + Kế hoạch học tập, rèn luyện theo gương sáng đoàn viên. 2. Hình thức hoạt động. Thảo luận , xây dựng nội dung, kế hoạch thực hiện. III - Chuẩn bị hoạt động. 1. Phương tiện hoạt động. + Các gương sáng đoàn viên. + Các câu hỏi để thảo luận. + Bản kế hoạch rèn luyện của cá nhân, của tổ. 2. Tổ chức. GV chủ nhiệm : a. Nêu mục đích, nội dung thảo luận, hướng dẫn HS tìm hiểu các gương sáng đoàn viên trong sách báo, trong cuộc sống xung quanh địa phương, trong nhà trường b. Hộïi ý với ban cán sự lớp, chi đội để phân công chuẩn bị: + Chuẩn bị các câu hỏi thảo luận : Bạn hãy nêu mộtgương sáng đoàn viên mà bạn thấy cần phải noi theo. Bạn học tập được gì ở người đoàn viên đó. Kế hoạch rèn luyện của bạn như thế nào ?. + Cử người điều khiển hoạt động. + Mỗi tổ chuẩn bị một kế hoạch rèn luyện của tổ theo gương sáng đoàn viên. + Mỗi cá nhân HS chuẩn bị một kế hoạch cá nhân rèn luyện, học tập gương sáng đoàn viên. IV - Tiến hành hoạt động. 1. Khởi động. + Hát tập thể bài Tiến lên đoàn viên (Nhạc và lời : Phạm Tuyên) + Người điều khiển nêu lí do, hình thức hoạt động. 2. Thảo luận xây dựng kế hoạch. + Người điều khiển lần lượt nêu các câu hỏi thảo luận. + Cá nhân phát biểu ý kiến và trình bày kế hoạch của mình rèn kuyện theo gương sáng đoàn viên. + Các tổ trình bày kế hoạch rèn luyện của tổ theo gương sáng đoàn viên. + Người điều khiển tóm tắt kế hoạch học tập rèn luyện của lớp. 3. Văn nghệ. Người điều khiển chương trình văn nghệ giới thiệu một số tiết mục văn nghệ của lớp (đơn ca, song ca, tốp ca, ngâm thơ ) V - Kết thúc hoạt động. + Người điều khiển nhận xét kết quả hoạt động. + Giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến. --------------------------------------------------' —&– ' -------------------------------------------------- D - ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐIỂM 1. HS tự đánh giá. Qua hoạt động của chủ điểm “Mừng Đảng, mừng xuân” đã giúp em hiểu biết những gì về Đảng, về phong tục tập quán, truyền thống văn hoá của quê hương đất nước ? Em hãy tự xếp loại mình về tinh thần thái độ và kết quả tham gia các hoạt động của chủ điểm trong tháng? Tốt iiii. Khá iiii. Trung bình iiii. Yếu iiii. 2. Tổ HS đánh giá, xếp loại . Tốt iiii. Khá iiii. Trung bình iiii. Yếu iiii. 3. Giáo viên chủ nhiệm đánh giá, xếp loại. Tốt iiii. Khá iiii. Trung bình iiii. Yếu iiii. E – TƯ LIỆU THAM KHẢO. 1. Ngày quốc tế phụ nữ 8 – 3. Cuối thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh ở Mĩ. Nền kĩ nghệ phát triển đã thu hút đông đảo phụ nữ, kể cả trẻ em vào làm việc trong các nhà máy. Nhưng bọn chủ tư bản trả lương rất rẻ mạt, đời sống phụ nữ và trẻ em vô cùng khốn khổ, điêu đứng. Căm phẫn trước sự bóc lột cùng cực đó, ngày 8 – 3 – 1899 , nữ công nhân ngành dệt may tại thành phố Chi – ca – gô và Niu – oóc (Mỹ) đã đứng lên đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm. Cuộc đấu tranh của nữ công nhân Mỹ đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của phụ nữ lao độngthế giới. Ở đức lúc đo ùđã xuất hiện hai nữ chiến sĩ cách mạng lỗi lạc là bà Cla – ra – zet – kin (người Đức) và bà Rô – za – Lúc – xăm – bua (người Ba Lan). Hai bà đã phối hợp cùng với bà Cơ – rúp – xcai – ơ (vợ lãnh tụ Lê - nin) vận động thành lập Ban lãnh đạo phong trào phụ nữ quốc tế. Năm 1910 , Hội nghị quốc tế phụ nữ họp tại Cô – pen – ha – ghen (thủ đô của nước Đan Mạch) đã quyết định lấy ngày 8-3 làm ngày quốc tế phụ nữ, ngày đoàn kết đấu tranh của phụ nữ trên toàn thế giới với những khẩu hiệu: + Ngày làm 8 giờ. + Việc làm ngang nhau, hưởng lương ngang nhau. + Bảo vệ người mẹ và trẻ em. Từ đó, ngày 8-3 trở thành ngày hội đấu tranh của chị em phụ nữ lao động trenâ toàn thế giới vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ và thực hiện bình đẳng nam nữ. 2. Ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26-3) Trong cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng tổ quốc, Đoàn thanh niên đã có những cống hiến xuất sắc và trưởng thành vượt bậc, xây dựng nên một truyền thống lịch sử rất vẻ vang. Đảng cộng sản Việt Nam ra nghị quyết thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản ngày 26-3 –1931. Từ đó đến nay, để phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của từng thời kì cách mạng, Đoàn đã đổi tên gọi nhiều lần: + Từ 1931 đến 1937 là Đoàn thanh niên Cộng sản Việt nam rồi Đoàn thanh niên Cộng sản Đông Dương. + Từ 1937 đến 1939 là Đoàn thanh niên dân chủ Đông Dương. + Từ 11-1939 đến 1941 là Đoàn thanh niên phản đế Đông Dương. + Từ 5-1941 đến 1956 là Đoàn thanh niên Cứu quốc Việt Nam. + Từ 25-10-1956 đến 1970 là Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam. + Từ 3-2-1970 đến 1976 là Đoàn thanh niên Lao động Hồ Chí Minh. + Từ 12-1976 đến naylà Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Nhiều thế hệ thanh niên Việt Nam đã kế tục nhau chiến đấu anh dũng vì độc lập dân tộc tự do của tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội . Đó là lớp thanh niên của phong trào cách mạngvà tiền khởi nghĩa như Lý Tự Trọng , Nguyễn Hoàng Tôn Đó là lớp thanh niên cảm tử cho tổ quốc quyết sinh mà tiêu biểu là Võ Thị Sáu, Lê Văn Tám, Trần Văn Ơn, Cù Chính Lan, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót Đó là thế hệ thanh niên anh hùng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước như Nguyễn Văn Trỗi, Thái Văn A và hàng trăm nghìn tuổi trẻ khác. Với các phong trào như “Thanh niên xungphong tình nguyện”, “Ba sẵn sàng”, “Năm xung kích”, “Thanh niên quyết thắng”, thế hệ thứ ba này đã có mặt đông đủ trong cuộc tấn công thần tốc mùa xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, hàng chục triệu đoàn viên đã hăng hái dấy lên phong trào “Ba xung kích làm chủ tập thể”, “Thanh niên lao động sáng tạo” đẩy mạnh thi đua sản xuất, thể hiện ý chí tiến công của tuổi trẻ, vững bước tiến lên dưới lá cờ vẻ vang của Đảng. Hiện nay chương trình hành động của tuổi trẻ là thực hiện hai phong trào lớn “Thanh niên lập nghiệp” và “Tuổi trẻ giữ nước”, chú trọng công tác hậu phương, quân đội, vận động thanh niên lên đường nhâïp ngũ, triển khai các công trình, chương trình, dự án kinh tế – xã hội của thanh niên. Với truyền thống vẻ vang đó, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh và Huân chương Sao Vàng. 3. Một số bài hát phục vụ chủ điểm tiến bước lên Đoàn. + Cùng nhau ta đi lên (Nhạc và lời : Phong Nhã). + Tiến lên đoàn viên (Nhạc và lời : Phong Nhã). + Lên đàng (Nhạc và lời : Lưu Hữu Phước). + Bàn tay mẹ (Nhạc và lời : Bùi Đình Thảo – Tạ Hữu Yên). + Cho con (Nhạc và lời : Phạm Trọng Cầu – Tấn Dũng). 4. Một số thông tin. --------------------------------------------------' —&– ' --------------------------------------------------

File đính kèm:

  • doc3.doc