Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 7 - Chủ điểm tháng 10: Chăm ngoan học giỏi - Hoạt động1: Vâng lời Bác Hồ dạy – Em gắng học chăm

I/ Mục tiêu

 Sau khi hoạt động, HS có khả năng :

- Hiểu được những nội dung chính trong bức thư Bác Hồ gửi HS nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tháng 9 năm 1945.

- Giáo dục tình cảm kính yêu Bác Hồ, giáo dục thái độ học tập nghiêm túc và ý chí vươn lên trong học tập.

- Rèn kĩ năng trình bày và trao đổi ý kiến cá nhân trước tập thể lớp.

II/ Các kĩ năng cơ bản được giáo dục trong hoạt động.

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về lời dạy của Bác trong thư.

- Kĩ năng trình bày suy nghĩ về việc thực hiện lời dạy của Bác gắng học chăm.

III/ Các phương pháp / kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng

- Làm việc theo nhóm nhỏ.

- Thảo luận

- Trình bày một phút

 

docx3 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1931 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 7 - Chủ điểm tháng 10: Chăm ngoan học giỏi - Hoạt động1: Vâng lời Bác Hồ dạy – Em gắng học chăm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 Tiết 3 Ngày soạn: 01 / 10 / 2012 Ngày thực hiện: 11/ 10/ 2011 Chủ điểm tháng 10 CHĂM NGOAN HỌC GIỎI Hoạt động1: VÂNG LỜI BÁC HỒ DẠY – EM GẮNG HỌC CHĂM I/ Mục tiêu Sau khi hoạt động, HS có khả năng : Hiểu được những nội dung chính trong bức thư Bác Hồ gửi HS nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tháng 9 năm 1945. Giáo dục tình cảm kính yêu Bác Hồ, giáo dục thái độ học tập nghiêm túc và ý chí vươn lên trong học tập. Rèn kĩ năng trình bày và trao đổi ý kiến cá nhân trước tập thể lớp. II/ Các kĩ năng cơ bản được giáo dục trong hoạt động. Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về lời dạy của Bác trong thư. Kĩ năng trình bày suy nghĩ về việc thực hiện lời dạy của Bác gắng học chăm. III/ Các phương pháp / kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng Làm việc theo nhóm nhỏ. Thảo luận Trình bày một phút IV/ Tài liệu và phương tiện Nội dung bức thư Bác Hồ gửi HS nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tháng 9 năm 1945. Ảnh Bác Hồ, khăn bàn, lọ hoa Câu hỏi và đáp án ( các tổ bốc thăm câu hỏi về nhà chuẩn bị đáp án ) Một số tiết mục văn nghệ. V/ Tiến hành hoạt động 1/ Khám phá Người dẫn chương trình bắt nhịp cho lớp hát bài Hổng giám đâu ( Nguyễn Văn Hiên) Tuyên bố lí do, giới thiệu chương trình. 2/ Kết nối Hoạt động 1: Thi trình bày nội dung và ý nghĩa thư Bác Người dẫn chương trình mời đại diện các tổ lên trình bày câu trả lời theo thứ tự từ câu 1 tới câu 4. Mỗi khi đại diện tổ trình bày xong , nên để các bạn trong tổ trình bày bổ sung thêm và cho cả lớp cùng trao đổi kĩ hơn nội dung chính trong thư Bác. Sau khi các tổ trình bày xong, người dẫn chương trình cho cả lớp cùng trao đổi câu hỏi : Sau khi hiểu được mong muốn của Bác, chúng ta phải làm gì để thực hiện được lời dạy Bác dạy ? 3/ Thực hành / luyện tập Hoạt động 2: Trình bày 1 phút GVCN cho một số HS tự trình bày những tâm tư tình cảm đối của mình đối với Bác trong thời gian 1 phút 4/ Vận dụng GVCN cho cả lớp đánh giá câu trả lời của các tổ. Chọn ra tổ có câu trả lời hay nhất. GVCN nhận xét chất lượng hoàn thành công việc đã được phân công và ý thức thái độ tham gia của cá nhân và tổ. VI/ Tư liệu 1.Thư của Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên THƯ GỬI CÁC HỌC SINH Các em học sinh, Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi. Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy gặp bạn. Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này giở đi các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. Trước đây cha anh các em, và mới năm ngoái cả các em nữa, đã phải chịu nhận một nền học vấn nô lệ, nghĩa là nó chỉ đào tạo nên những kẻ làm tay sai, làm tôi tớ cho một bọn thực dân người Pháp. Ngày nay các em được cái may mắn hơn cha anh là được hấp thụ một nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em. Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hy sinh của biết bao nhiêu đồng bào các em. Vậy các em nghĩ sao? Các em phải làm thế nào để đền bù lại công lao của người khác đã không tiếc thân và tiếc của để chiếm lại nền độc lập cho nước nhà. Các em hãy nghe lời tôi, lời của một người anh lớn lúc nào cũng ân cần mong mỏi cho các em được giỏi giang. Trong năm học tới đây, các em hãy cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn. Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em. Đối riêng với các em lớn, tôi khuyên thêm một điều này: chúng ta đã đánh đuổi bọn thực dân, chúng ta đã giành được độc lập. Nhưng giặc Pháp còn lăm le quay lại. Chúng ỷ vào kẻ khác mạnh hơn mà gây sự với ta. Tất nhiên chúng sẽ bị bại, vì tất cả quốc dân ta đoàn kết chặt chẽ và một lòng chiến đấu cho giang sơn Tổ quốc. Phải sẵn sàng mà chống quân giặc cướp nước, đấy là bổn phận của mỗi công dân. Các em lớn chưa hẳn đến tuổi phải gánh công việc nặng nhọc ấy, nhưng các em cũng nên, ngoài giờ học ở trường, tham gia vào các Hội cứu quốc để tập luyện thêm cho quen với đời sống chiến sĩ và để giúp đỡ một vài việc nhẹ nhàng trong cuộc phòng thủ đất nước. Tôi đã thành thực khuyên nhủ các em. Mong rằng những lời của tôi được các em luôn luôn ghi nhớ. Ngày hôm nay, nhân buổi tựu trường của các em, tôi chỉ biết chúc các em một năm đầy vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp.  Viết khoảng tháng 9-1945. Tài liệu lưu tại Phòng lưu trữ Văn phòng Hội đồng Chính phủ Chào các em thân yêu HỒ CHÍ MINH 2. Một số câu hỏi nhằm trao đổi tìm hiểu nội dung, ý nghĩa thư Bác. + Câu 1: Đọc thư Bác có câu “ trước đây cha anh các em và mới năm ngoái cả các em nữa, đã phải chịu nhận một nền học vấn nô lệ.Ngày nay các em được cái may mắn hơn cha anh là được hấp thụ một nền giáo dục của một nước độc lập”, bạn có suy nghĩ như thế nào ? + Câu 2: Hãy nêu những tác dụng của việc học tập đối với đời sống con người. Nếu không được ( hoặc không chịu ) học sẽ dẫn đến tác hại gì đối với cá nhân và xã hội ? + Câu 3: Trong thư, Bác dặn HS cần phải làm những gì ? Bác mong muốn ở HS những điều gì ? Để làm được theo lời Bác dạy, HS chúng ta cần phải học tập, tu dưỡng và rèn luện như thế nào ? + Câu 4: Trong thư đã thể hiện những tình cảm của Bác đối với thiếu niên nhi đồng. Những tình cảm nào khiến em xúc động nhất? vì sao ? Để thực hiện tình cảm kính yêu và vâng lời Bác dạy HS chúng ta cần phải làm gì ?

File đính kèm:

  • docxHoat dong 1 thang 10.docx