I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1/ Về kiến thức:
-Giúp cho học sinh hiểu
+Khái niệm di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể, phi vật thể
+ Hiểu sự khác nhau giữa di sản văn hóa vật thể và phi vật thể
2/ Về thái độ:
Có ý thức giữ gìn và tôn tạo những di sản văn hóa, ngăn ngừa những hành động cố tình hay vô ý xâm phạm di sản văn hóa
3/ Kĩ năng:
Có hành động cụ thể để bảo vệ di sản văn hóa
-Tuyên tuyền cho mọi người tham gia giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa
II/ PHƯƠNG PHÁP:
-Trực quan
-Thảo luận nhóm
-Nêu và giải quyết vấn đề
III/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
-Tranh ảnh về các di sản văn hóa
-Sách giáo khoa, sách giáo viện GDCD lớp 7
-Bài tập tình huống, bảng phụ, một số thông tin về những di sản văn hóa
3 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1145 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 7 - Bài dạy: Bảo vệ di sản văn hóa (tiết 2 ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25; tiết 25
Ngày soạn: 26/ 02/ 2009
Bài dạy: BẢO VỆ DI SẢN VĂN HÓA (tiết 2 )
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1/ Về kiến thức:
-Giúp cho học sinh hiểu
+Khái niệm di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể, phi vật thể
+ Hiểu sự khác nhau giữa di sản văn hóa vật thể và phi vật thể
2/ Về thái độ:
Có ý thức giữ gìn và tôn tạo những di sản văn hóa, ngăn ngừa những hành động cố tình hay vô ý xâm phạm di sản văn hóa
3/ Kĩ năng:
Có hành động cụ thể để bảo vệ di sản văn hóa
-Tuyên tuyền cho mọi người tham gia giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa
II/ PHƯƠNG PHÁP:
-Trực quan
-Thảo luận nhóm
-Nêu và giải quyết vấn đề
III/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
-Tranh ảnh về các di sản văn hóa
-Sách giáo khoa, sách giáo viện GDCD lớp 7
-Bài tập tình huống, bảng phụ, một số thông tin về những di sản văn hóa
IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Oån định tổ chức:
-Điểm danh, kiểm tra tình hình lớp
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Di sản văn hóa là gì? Di sản văn hóa được chia làm mấy loại?
-Thế nào là di sản văn hóa vật thể? Phi vật thể?
-Kiểm tra vở soạn bài, hình ảnh về di sản văn hóa mà học sinh đã chuẩn bị
3/ Bài mới:
Tiết 24, các em đã giải thích và làm sáng tỏ các khái niệm về văn hóa, biết phân loại di sản văn hóa. Tiết nầy các em sẽ đi sâu vào tìm hiểu ý nghĩa của các di sản văn hóa đối với đời sống xã hội, bản sắc dân tộc và quy định của pháp luật để bảo vệ di sản văn hóa đó. Chúng ta tiếp tục nghiên cứu phần còn lại của bài học
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
-GV cho học sinh trưng bày các hình ảnh về di sản văn hóa
-Yêu cầu HS xếp thành các loại
-Văn hóa phi vật thể (nhóm 1, 2)
-Di tích lịch sử (nhóm 3)
-Danh lam thắng cảnh (nhóm 4)
-HS tổ chức thảo luận nhóm
-Dán, ghép các hình ảnh trên bảng phụ
-Các nhóm tiến hành thuyết minh
-GV cho học sinh nhận xét, chốt sự sắp xếp đúng
-GV kết luận: xã hội ngày nay con người ngày càng quan tâm đến di sản văn hóa, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Vậy chúng có ý nghĩa như thế nào chúng ta bước sang hoạt động 2
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
-GV đặt câu hỏi
-Em hãy nêu ý nghĩa của các di sản văn hóa?
-Để bảo vệ di sản văn hóa pháp luật có những quy định gì?
-HS trao đổi theo cặp, rút ra ý nghĩa và tìm hiểu các qui định của pháp luật
-Phát biểu ý kiến cá nhân
-HS ghi bài vào vở
Hoạt động 3: Bài tập
-GV tổ chức cho HS làm bài tập SGK
-Gọi HS đọc nội dung bài tập
-HS tiến hành làm miệng ngay tại lớp
+Việc làm góp phần giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa:
-Giữ gìn, làm sạch đẹp di tích di tích, danh lam thắng cảnh
-Nhắc nhở mọi người bảo vệ di sản văn hóa
-Tổ chức tìm hiểu, tham quan di tích lịch sử
-Giúp các cơ quan chuyên môn sưu tầm cổ vật
-Giúp các cơ quan có trách nhiệm ngăn chặn những người phá hoại di sản văn hóa
+Hành vi còn lại là chưa có có ý thức giữ gìn bảo vệ di sản văn hóa
Nội dung bài học
3/ Ý nghĩa:
+Về giáo dục: Giúp cho thế hệ sau hiểu rõ về cội nguồn dân tộc, qua đó giáo dục lòng yêu tổ quốc và lòng tự hào dân tộc
+Về kinh tế – xã hội: phát triển kinh tế du lịch, hội nhập quốc tế
+Về văn hóa: Phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
4/ Quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa:
-Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
-Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu di sản văn hóa
-Nghiêm cấm các hành vi:
+Chiếm đoạt làm sai lệch, hủy hoại di sản văn hóa
+Cấm đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, cấm lấn chiếm đất đai, xây dựng trái phép thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
+ Cấm mua bán, trao đổi trái phép di vật, cổ vật
+Cấm lợi dụng việc bảo vệ và phát huy di sản văn hóa để thực hiện những hành vi trái pháp luật
4/ CỦNG CỐ:
-GV nêu câu hỏi
-Em hãy nêu ý nghĩa của các di sản văn hóa?
-Để bảo vệ di sản văn hóa pháp luật có những quy định gì?
-HS trả lời, giáo viên chốt lại kiến thức trọng tâm toàn bài sau 2 tiết học
5/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
-Về nhà học các bài 13, 14, 15 để tiết sau làm bài kiểm tra 1 tiết
-Nhân xét tổng kết giờ học
File đính kèm:
- GA 7 tuan 25.doc