I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1/ Về kiến thức:
-Giúp cho học sinh hiểu
+Khái niệm di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể, phi vật thể
+ Hiểu sự khác nhau giữa di sản văn hóa vật thể và phi vật thể
2/ Về thái độ:
Có ý thức giữ gìn và tôn tạo những di sản văn hóa, ngăn ngừa những hành động cố tình hay vô ý xâm phạm di sản văn hóa
3/ Kĩ năng:
Có hành động cụ thể để bảo vệ di sản văn hóa
-Tuyên tuyền cho mọi người tham gia giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa
II/ PHƯƠNG PHÁP:
-Trực quan
-Thảo luận nhóm
-Nêu và giải quyết vấn đề
III/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
-Tranh ảnh về các di sản văn hóa
-Sách giáo khoa, sách giáo viện GDCD lớp 7
-Bài tập tình huống, bảng phụ, một số thông tin về những di sản văn hóa
3 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1298 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 7 - Bài dạy: Bảo vệ di sản văn hóa (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24; tiết 24
Ngày soạn: 20/ 02/ 2009
Bài dạy: BẢO VỆ DI SẢN VĂN HÓA (tiết 1)
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1/ Về kiến thức:
-Giúp cho học sinh hiểu
+Khái niệm di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể, phi vật thể
+ Hiểu sự khác nhau giữa di sản văn hóa vật thể và phi vật thể
2/ Về thái độ:
Có ý thức giữ gìn và tôn tạo những di sản văn hóa, ngăn ngừa những hành động cố tình hay vô ý xâm phạm di sản văn hóa
3/ Kĩ năng:
Có hành động cụ thể để bảo vệ di sản văn hóa
-Tuyên tuyền cho mọi người tham gia giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa
II/ PHƯƠNG PHÁP:
-Trực quan
-Thảo luận nhóm
-Nêu và giải quyết vấn đề
III/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
-Tranh ảnh về các di sản văn hóa
-Sách giáo khoa, sách giáo viện GDCD lớp 7
-Bài tập tình huống, bảng phụ, một số thông tin về những di sản văn hóa
IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Oån định tổ chức:
-Điểm danh, kiểm tra tình hình lớp
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
- Em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
-Kiểm tra vở soạn bài, hình ảnh về di sản văn hóa mà học sinh đã chuẩn bị
3/ Bài mới:
-Giới thiệu bài: Dân tộc ta có lịch sử 4000 năm văn hiến, trong quá trình dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã để lại cho đời sau nhiều di sản văn hóa vô cùng quý báu. Vây di sản văn hóa là gì? Gồm những loại nào? Di sản văn hóa có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi chúng ta. Bài học hôm nay sẽ giúp cho các em hiểu được điều đó
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
-GV cho học sinh quan sát ảnh
-Di sản văn hóa Mĩ Sơn - tỉnh Quảng Nam
-Bến Nhà Rồng - Thành phố Hồ Chí Minh
-Vịnh Hạ Long – tỉnh Quảng Ninh
-GV đặt câu hỏi:
-Câu 1: Em hãy phân loại 3 bức tranh trên ?
-Câu 2: Hãy nêu một số danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa ở địa phương, ở nước ta và trên thế giới
-HS tổ chức thảo luận nhóm
-Nhóm 1,2 -> Câu 1
-Nhóm 3,4 -> Câu 2
-Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
+Đáp án câu 1:
-Di sản văn hóa Mĩ Sơn - tỉnh Quảng Nam, là công trình kiến trúc , nghệ thuật , tôn giáo -> là di sản văn hóa
- Bến Nhà Rồng - Thành phố Hồ Chí Minh, là di tích lịch sử, vì nó đánh dấu một sự kiện trong đại của dân tộc đó là nơi đây Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước
-Vinh Hạ Long là danh lam thắng cảnh đẹp nổi tiếng, được công nhận là di sản văn hóa thế giới
+Đáp án câu 2:
-Ở địa phương như: Đình Trung Dõng, Đình Phú Cang, Tháp bà Pô – na – ga, Hòn Chồng
+Ở trong nước: Bảo tàng Hồ Chí Minh, Nhà tù Côn Đảo, Địa đạo Củ Chi, chùa Một Cột, thành Cổ Loa
+Ở thế Giới: như Vạn lý Tường Thành, Aêng – co, Kim Tự Tháp
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm về di sản văn hóa
-GV đặt câu hỏi
-Câu 3: Di sản văn hóa là gì? Di sản văn hóa được chia làm mấy loại?
-Câu 4: Thế nào là di sản văn hóa vật thể? Phi vật thể?
-Câu 5: Di sản văn hóa vật thể là gì? Gồm những loại nào?
-HS tham khảo nội dung sách giáo khoa, phát biểu ý kiến cá nhân, cho ví dụ để làm rõ từng loại di sản văn hóa
-GV chốt lại kiến thức, HS ghi bài vào vở
Hoạt động 3:
-GV cho HS trưng bày các hình ảnh về di sản văn hóa
-Nhóm cử đại diện lên thuyết minh giới thiệu từng loại di sản văn hóa
-GV nhận xét đánh giá
-Câu hỏi: Việt Nam có những di sản nào được UNESCO xếp loại là di sản văn hóa thế giới?
-HS suy nghĩ phát biểu ý kiến cá nhân
-GV tổng hợp ý kiến, thông tin chính xác cho HS nắm vững những di sản của Việt Nam được UNESCO xếp loại là di sản văn hóa thế giới đó là:
-Vịnh Hạ Long
-Cố đô Huế
-Phố cổ Hội An
-Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng
-Nhã nhạc cung đình Huế
-Cồng chiêng Tây Nguyên
Nội dung bài học
1/ Di sản văn hóa: bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể. Là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
2/ Di sản văn hóa phi vật thể: là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viếttác phẩm văn học, nghệ thuật, văn hóa ẩm thực, trang phục truyền thống và những tri thức dân gian khác
3/ Di sản văn hóa vật thể: là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
+ Di tích lịch sử – văn hóa: là công trình xây dựng, địa điểm, cổ vật,. Bảo vật quốc gia có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học
+ Danh lam thắng cảnh: là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mĩ, khoa khoa học
4/ CỦNG CỐ:
-GV đặt câu hỏi để học sinh nhắc lại những kiến thức trọng tâm đã học
- Di sản văn hóa là gì? Di sản văn hóa được chia làm mấy loại?
-Thế nào là di sản văn hóa vật thể? Phi vật thể?
5/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
-Về nhà học bài, tìm hiểu ý nghĩa và quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa
-Tiếp tục sưu tầm tranh ảnh, tư liệu có nội dung về di sản văn hóa của Việt Nam và thế giới, để trưng bày trong giờ học tiếp theo
-Nhận xét, kết thúc giờ học
File đính kèm:
- GA 7 tuan 24a.doc