Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 5 - An toàn giao thông

I, Mục tiêu:

- Nhớ và giải thích nội dung 23 biển báo hiệu giao thông đã học ở các lớp dưới .

 - hiểu ý nghĩa, nội dung của 10 biển báo hiệu mới.

 - Có ý thức tuân theo và nhắc nhở mọi người tuân theo hiêu lệnh của biển báo hiệu giao thông khi đi đường.

II, Chuẩn bị:

- 2 bộ biển báo ( đã học và sẽ học) ; 1 bộ tên của các biển báo đó.

III, Các hoạt động dạy – học:

1. HĐ1 ; Trò chơi phóng viên.( nhằm làm cho HS có ý thức quan tam và hiểu sự cần thiết của biển báo hiệu giao thông.)

 - 1 HS đóng vai phóng viên của báo bạn đường để hỏi các bạn theo những câu hỏi đã chuẩn bị.

 - HS dưới lớp trả lời, nhận xét bổ sung.

 2. HĐ2: Ôn lại các biển báo đã học. 9 Giúp HS nhớ và

doc6 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 6248 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 5 - An toàn giao thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ sáu, ngày 11 tháng 1 năm 2013 An toàn giao thông Bài 1: Biển báo hiệu giao thông đường bộ. I, Mục tiêu: - Nhớ và giải thích nội dung 23 biển báo hiệu giao thông đã học ở các lớp dưới . - hiểu ý nghĩa, nội dung của 10 biển báo hiệu mới. - Có ý thức tuân theo và nhắc nhở mọi người tuân theo hiêu lệnh của biển báo hiệu giao thông khi đi đường. II, Chuẩn bị: - 2 bộ biển báo ( đã học và sẽ học) ; 1 bộ tên của các biển báo đó. III, Các hoạt động dạy – học : HĐ1 ; Trò chơi phóng viên.( nhằm làm cho HS có ý thức quan tam và hiểu sự cần thiết của biển báo hiệu giao thông.) - 1 HS đóng vai phóng viên của báo bạn đường để hỏi các bạn theo những câu hỏi đã chuẩn bị. - HS dưới lớp trả lời, nhận xét bổ sung. 2. HĐ2: Ôn lại các biển báo đã học. 9 Giúp HS nhớ và giải thích nội dung các biển báo đã học. - Hoạt động nhóm 4. mỗi nhóm ghi 5 biển báo + Biển báo cấm. + Biển báo nguy hiểm. + Biển hiệu lệnh. + Biển chỉ dẫn. + Biển phụ. - HS nối tiếp nhau nêu, nhận xét. - GV kết luận. 3- HĐ3 : Nhận biết các biển báo hiệu giao thông. - Giúp HS nhận dạng đặc điểm, biết được nội dung ý nghĩa của 10 biển báo hiệu giao thông mới. + HS quan sát biển đã chuản bị, căn cứ vào màu sắc, hình dáng của biển để gắn tên cho đúng từng loại biển báo. 111a; 123(a,b) ; 207a; 224; 226; 227; 426; 430; 436 Thuộc 3 nhóm : - Biển báo cấm ( 111ê; 123(a,b) - Biển báo nguy hiểm( 224; 226; 227; 207a) - Biển chỉ dẫn. (426; 430; 436 ) + HS liên hệ thực tế, giải thích. + Kết luận ( HS nêu, GV nhận xét ) + Nhận xét và kết luận. 4. HĐ4 : Luyện tập.( giúp hs mô tả bằng lời, bằng hình vẽ, nhận dạng và ghi nhớ 10 biển báo hiệu mới) - HS thực hành trên các biển và hai biển vẽ. - Nhận xét, kết luận. 5. HĐ5 ; Trò chơi.giúp HS củng cố kiến thức đã học và nêu kĩ năng nhận diện nhanh các biển báo hiệu giao thông. - Chia lớp thành 6 nhóm. - GV nêu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi. - HS thực hành giáo viên theo dõi. - Nhận xét , kết luận. IV, Củng cố – dặn dò: - Nhắc lại ghi nhớ. Các em hãy liên hệ và thực hiên trong thực tế. Thứ sáu, ngày 18 tháng 1 năm 2013 An toàn giao thông Bài 2: Kĩ năng đi xe đạp an toàn. I, Mục tiêu: Giúp HS - Biết những qui định đối với người đi xe đạp trên đường phố theo luật giao thông đường bộ. - HS biết cách lên xuống xe và dừng, đỗ xe an toàn trên đường phố( đường giao nhau, có hoặc không có vòng xuyến) - Có ý thức điều khiển xe an toàn. II, Chuẩn bị: - Mô hình ( hoặc sa bàn) đường phố có nhừng đường sau: + Đường hai chiều mỗi chiều có 2- 3 làn xe. + Hai đượng phụ đi vào đường chính. + Ngã tư không có vòng xuyến. + Vạch kẻ giải phân cách đường. + Mũi tên kẻ trên đường chỉ theo hướng xe đi. + Ô tô , xe máy , xe đạp, đèn tín hiệu giao thông III, Hoạt động dạy – học: 1, HĐ1 :Trò chơi đi xe đạp trên sa bàn giúp HS biết cách điều khiển xe an toàn trên đường giao nhau, phán đoán và nhận thức được điều kiện an toàn hay không an toàn khi đi xe đạp. - GV đưa ra mô hình cho lớp xem. - HS giải thích rõ vạch kẻ đường, mũi tên trên đường. - GV đặt ô tô , xe đạp ( hoặc đồ chơi) lên mô hình. - HS nêu cách đi xe đạp từ điểm này đến điểm khác trên sa bàn ( chỉ vào sa bàn) - HS khác nhận xét, GV nhận xét và kết luận cách đi đúng. - Gọi HS đọc các luật liên quan. + Điều 13 ( khoản 2, 3 ) + Điều 15 ( khoản 1,2 ) + Điều 22 ( khoản 3) + Điều 29 ( khoản 3) - Luật giao thông đường bộ. 2, HĐ 2 : Thực hành trên sân trường. - Kẻ trên sân trường một đoạn ngã tư đường hai chiều và chia làn xe ( 2 làn xe ô tô, 1 làn xe thô sơ) - Đèn tín hiêu được đặt ở ngà tư đường. - HS thực hành. - HS khác quan sát , phan tích , nhận xét, giải thích. - GV nhận xét và kết luận. Yêu cầu HS nêu ghi nhớ ( 3 HS nêu) IV, Củng cố – dặn dò: - Nhắc lại nội dung chính cần ghi nhớ. - Vận dụng thực tế và bản thân. -------------------------------------------------------------------- Thứ sáu, ngày 25 tháng 1 năm 2013 An toàn giao thông Bài3 : Chọn đường đi an toàn, phòng tránh tai nạn giao thông. I, Mục tiêu. Giúp HS: - Biết được những điều kiện an toàn và chưa an toàn của các con đường và đường phố để lựa chọn con đường đi an toàn( đến trường, đến câu lạc bộ. - Xác định được những điểm, những tình huống không an toàn đối với người đi bộ và người đi xe đạp để có cách phòng tránh tai nạn đi bộ và đi xe đạp trên đường. II, Chuẩn bị. - Tranh ảnh về những đoạn đường an toàn và kém an toàn. - Bản đồ tượng trưng con đường từ nhà đển trường. III, Các hoạt động dạy- học. Hoạt động1 : Tìm hiểu con đường từ nhà em tới trường.( Giúp HS xác định được những vị trí không an toàn trên đường đi học và có cách phòng tránh tai nạn khi đi trên đường phố). - HS nêu phương tiện mà em tới trường. - Kể về con đường mà em đi qua. - HS nêu cách xử lí. - HS khác nhận xét bổ sung. GV nhận xét kết luận. * Ghi nhớ: HS nêu. 2, Hoạt động 2 : Xác định con đường an toàn đi đến trường . ( Giúp HS phân biệt những điều kiện an toàn và kém an toàn của con đường.) - HS thảo luận nhóm ( nhóm đi bộ, nhóm đi xe). - Đánh dấu ghi chữ A hoăc chữ K vào bảng kê các tiêu chí ( 19 tiêu chí ) + Từ tiêu chí 1 – 9 ( A) + Từ tiêu chí 10- 19 ( K ) - HS cộng các chữ K và chữ A sau đó kết luận con đường đó có an toàn hay không. - GV kết luận. 3, Hoạt động 3 :Phân tích tình huông nguy hiểm và cách phòng tránh TNGT. - GV nêu một số tình huống nguy hiểm. - Đại diện các nhóm phân tích tình huống . - HS khác nhận xét bổ sung, GV nhận xét kết luận. 4, Hoạt động 4 : Luyện tập . * Nhóm 1 : phương án 1. Lập con đường an toàn đến trường. * Nhóm 2 : Phương án 2. Bảo đảm an toàn ở khu vực gần trường. - HS nêu những điều kiện của con đường. - HS giải quyết phương án hưc - Nhận xét bổ sung và kết luận. - GV nhận xét chung IV, Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết hoc. - Hoàn thiện 2 phương án chấm điểm. - Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. ---------------------------------------------------------------------- Thứ sáu, ngày 1 tháng 2 năm 2013. An toàn giao thông Bài 4 :Nguyên nhân gây tai nạn giao thông. I, Mục tiêu: Giúp HS . - Hiểu được các nguyen nhân gay tai nạn giao thông khác nhau( do đường, phương tiện giao thông, do hành vi , thời tiết ) - Nhận xét đánh giá, phán đoán nguyên nhân gây TNGT. - HS có ý thức chấp hành đúng luật giao thông để đảm bảo giao thông. II, Chuẩn bị: - Một vài hình ảnh có thật về tai nạn giao thông tại địa phương. - Một số bức trang vẽ các tình huống sang đường an toàn, không ần toàn cua người tham gia giao thông. III, Các hoạt động dạy- học: Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân một vụ tai nạn giao thông. - GV đọc mẩu tin về tai nạn giao thông. - Hướng dẫn HS phân tích. + Hiện tượng. + Thời gian. + Hậu quả. +Nguyên nhân ( các nguyên nhân khác, ) Tìm ra nguyên nhân chính. - HS dưới lớp nhận xét bổ sung. - GV nhận xét, kết luận . 2. Hoạt động 2: Thử xác định nguyên nhân gây TNGT. - Mỗi tổ một bạn kể câu chuyện TNGT mà em biết. - Yêu cầu HS phân tích những nguyên nhân gây TNGT ở những câu chuyện đó. - GV nhận xét bổ sung, kết luận. 3. Hoạt động 3 : Thực hành làm chủ tốc độ ( giúp HS có ý thức khi đi xe đạp phải đảm bảo tốc độ hợp lí, không được phóng nhanh để tránh tai nạn giao thông ) - GV vẽ đường thẳng trên sân trường. - Gọi 2 HS thực hành: ( 1 chạy, một đi bộ, bất ngờ GV hô đứng lại ) - GV nhận xét ai dừng lại ngay, ai chưa dừng lại ngay được. - Phân tích , nhận xét và kết luận. - 3 HS nêu ghi nhớ. - GV nhận xét chung. 4, Củng cố- dặn dò : - HS nhắc lại những điều cần ghi nhớ,. - Về nhà viết vẽ, sưu tầm tranh ảnh về chủ đề ATGT để tiết sau trình bày. -------------------------------------------- Thứ sáu, ngày 15 tháng 2 năm 2013 An toàn giao thông Bài 5 : Em làm gì để thực hiện an toàn giao thông. I, Mục tiêu: Giúp HS . - hiẻu nội dung, ý nghĩa các con số thống kê đơn giản về ATGT. - Biết phân tích nguyên nhân của TNGT theo luật giao thông đường bộ. - Hiểu giải thích các điều luật đơn giản cho bạn và mọi người. - Đề ra phuong án phòng tránh tai nạn giao thông ởc cổng trường và các điểm nguy hiểm. - Tham gia các hoạt động của lớp, của Đội về công tác đảm bảo ATGT. - Cùng mọi ngươi thực hiện đúng luật GTĐB. II, Chuẩn bị . - Số liệu thống kê về TNGT hàng năm của cả nước và của địa phương. - HS viết bài hoặc vẽ tranh về chủ đề ATGT. III, Các hoạt động dạy- học: 1, HĐ1: Tuyên truyền . Nhằm gây cho các em ấn tượng mạnh mẽ, sâu sắc về các tai nạn giao thông từ đó có ý thức tự giác phòng t, kết ánh TNGT. - Các tổ trưng bày các sản phẩm đã chuẩn bị. - Nhận xét kết luận đánh giá. - GV đọc một s ố các mẩu tin về TNGT – Gọi HS nhận xét. - GV đua ra tình huống để HS sắm vai giải quyết tình huống đua giải phấp hợp lí và có mức thuyết phục. + Nhận xét các bạn sắm vai. + GV nhận xét đánh giá kết luận. 2, HĐ2 : Lập phương án thực hiện ATGT, - Nhằm làm cho HS vận dụng kiến thức đã học để xây dựng phương án phòng tránh TNGT cho bản thân và các bạn trong lớp. - GV chia lớp thành 3 nhóm. * Nhóm 1 : Gồm các em tự đi xe đạp đển trường . Lập phương án đi xe đạp an toàn. * Nhóm 2 : Gồm các em được cha mẹ đưa đến trường bằng xe đạp xe máy. Lập phương án là Ngồi trên xe máy an toàn. * Nhóm 3 : Gồm các nhà ở gần trường đi bộ đến trường. Lập phương án là Con đường đi đến trương an toàn . - Nội dung các phương án: + Điều tra khoả sát. + Giải pháp. + Duy trì tổ chức thực hiện ( Kiểm tra ) - Trình bày phương án tại lớp. + Đại diện các nhóm trình bày phương án. + Nhận xét bổ sung. + GV kết luận. IV, Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Vận dụng bài học vào trong cuộc sống hằng ngày. - Bản thân luôn chú ý và nhắc nhở mọi người chấp hành luật giao thông. Ngày tháng năm 2011 T/M BGH Tổ trưởng chuyên môn

File đính kèm:

  • docGiao an Hoat dong ngoai gio len lop 5.doc
Giáo án liên quan