Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Khối 9 - Chương trình cả năm - Năm học 2008-2009 - Trường THCS An Khánh

A. Yêu cầu giáo dục.

Giúp học sinh:

- Nhận thức được sự quan tâm của Bác Hồ về quyền được hưởng giáo dục của HS và thấm nhuần ý nghĩa những lời dạy trong thư củ Bác.

- Kính yêu Bác, trân trọng và biết ơn sự quan tâm của Bác dành cho các em.

- Biết thực hiện lời dạy của Bác Hồ đẻ thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt.

B. Nội dung và hình thức hoạt động.

1. Nội dung.

- Những lời dạy của Bác Hồ được thể hiện trong Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà tháng 9 năm 1945 và Thư gửi ngành giáo dục ngày 16-10-1968.

- Các quyền trẻ em được Bác Hồ quan tâm trong nội dung thư Bác.

2. Hình thức hoạt động:

- Thi hỏi – đáp và thảo luận ý nghĩa những lời dạy trong thư của Bác Hồ.

- Một số tiết mục văn nghệ.

I. Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động.

1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động.

- Hai bức thư Bác Hồ gửi cho HS nhân ngày khai trường năm 1945 và năm 1968.

- Bản đăng kí thi đua của từng cá nhân, tổ.

- Bản giao ước thi đua chung của cả lớp.

- Những câu hỏi thảo luận.

- Một số tiết mục văn nghệ, mẩu chuyện, tấm gương về chủ đề học tập.

- Ảnh Bác, lọ hoa, khăn trải bàn.

2. Chuẩn bị về tổ chức:

a. Giáo viên chủ nhiệm:

- Thống nhất với cán bộ lớp, tổ về chương trình, nội dung, yêu cầu tổ chức sinh hoạt lớp.

- Giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp, Đội viết đăng kí thi đua của tổ mình và giao ước thi đua của cả lớp.

- Dự kiến khách mời.

b. Học sinh.

- Cán bộ lớp bàn bạc thống nhất phân công:

+ Người điều khiển hoạt động.

+ người đọc đăng kí thi đua.

+ Người chuẩn bị tiết mục văn nghệ, kể chuyện.

+ Trang trí lớp.

- Xây dựng các bản giao ước thi đua của tổ, lớp.

- Viết bản thi đua cá nhân.

 

II. Hướng dẫn tiến hành hoạt động.

- Hoạt động mở đầu.

a. Hát tập thể một bài hát về Bác Hồ.

b. Tuyên bố lí do.

c. Giới thiệu đại biểu.

d. Giới thiệu chương trình hoạt động.

 

doc36 trang | Chia sẻ: thuongdt2498 | Lượt xem: 349 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Khối 9 - Chương trình cả năm - Năm học 2008-2009 - Trường THCS An Khánh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n: 10/4/09 Ngµy d¹y: TiÕt 16: HỘI VUI HỌC TẬP A. Yêu cầu giáo dục. Giúp học sinh: - Thi đua học tập trong tháng cuối năm để đạt kết quả tốt nhất trong kì thi học kì. - Biết thêm được những cách thức mới trong học tập, trong ôn thi học kì. - Nâng cao tinh thần trách nhiệm học tập. B. Nội dung và hình thức hoạt động. 1. Nội dung. - Kiến thức của một số môn học mà kết qủ đạt được chưa cao; hoặc kiến thức của những môn học do lớp quyết định chọn để đưa vào hoạt động ôn tập. 2. Hình thức hoạt động: - Thi giải câu đố, thi giải nhanh bài tập, tình huống ứng xở, sự kiện lịch sử của dân tộc. - Hoạt động theo đội, nhóm. I. Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động. 1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động. a. Gợi ý một số câu hỏi phục vụ cho hoạt động. Câu 1: Theo bạn, để chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp cuối năm, chúng ta cần sử dụng những phương pháp và hình thức học tập như thế nào? Bạn hãy nêu một số phương pháp học tập có hiệu quả nhất của bản thân? Câu 2: Việc ôn thi tôta nghiệp cuối năm đòi hỏi mỗi HS chúng ta phải bố trí lịch học tập thật khoa học. Bạn hãy thử đưa lịch học tập của mình để lớp tham khảo. Câu 3: Có ý kiến cho rằng “Gần đến ngày thi học cũng được, lo gì?” Theo bạn, ý kiến đó là đúng hay sai? Hãy cho biết quan điểm của bạn. Câu 4: Đối với bạn, môn học nào là khó khăn hơn cả? Bạn có thể cho lớp biết dự định của mình về kế hoạch phấn đấu cho môn học đó? b. Một vài tình huống nói về việc ôn tập thi tốt nghiệp cuối năm như tình huống học tủ, học lệch, học vẹt không có đè cương chi tiết. c. Xây dựng một vài bài tập mang tính chất đố vui để đưa vào nội dung hoạt động. 2. Chuẩn bị về tổ chức. a. Giáo viên chủ nhiệm. - Họp cán bộ lớp nhằm: xác định những nội dung cụ thể của Hội vui học tập, lựa chọn những môn học còn yếu của lớp để xây dựng câu hỏi ôn tập. - Phổ biến yêu cầu của Hội vui học tập để HS có phương hướng chuẩn bị. - Tập hợp một số HS khá giỏi của lớp để xây dựng hệ thống câu hỏi cho Hội vui. b. Học sinh: - Nhờ GVCN trao đổi với với GV bộ môn để hoàn thành nội dung các câu hỏi, giúp các em đáp án trả lời. - hình thành nhóm dự thi. - Xây dựng biểu điểm. - Cử ban giám khảo. - Mời GV bộ môn cùng tham dự. - Cử người dẫn chương trình. - Phân công trang trí lớp. II. Hướng dẫn tiến hàmh hoạt động. * Hoạt động mở đầu. Toàn lớp hát một bài. Sau đó người điều khiển nêu lí do hoạt động, giới thiệu đại biểu, giới thiệu chương trình hoạt động và đề cử ban giám khảo. *Hoạt động 1:Thi trả lời đúng. - Người điều khiển mời 2 nhóm vào vị trí thi và phát lệnh thi. - Đại diện một nhóm lên hái hoa, đọc to câu hỏi. Nhóm trao đổi trong 1 phút. Nhóm nào giơ tay trước thì được trả lời. * Hoạt động 2:Thi giải nhanh tình huống. Tình huống được đưa ra bởi người dẫn chương trình. Nhóm nào có tín hiêu trước thì sẽ được trình bày cách giải quyết của mình. *Kết thúc hoạt động. - Người dẫn chương trình mời Ban giám khảo công bố kết quả thi của hai nhóm. Chủ điểm tháng 5. BÁC HỒ KÍNH YÊU. Các hoạt động của chủ điểm. Thảo luận về chủ đề “Bác Hồ với thanh niên” Sinh hoạt văn nghệ chào mừng ngày sinh nhật Bác 19-5. Hoạt động thứ nhất THẢO LUẬN VỚI CHỦ ĐỀ “BÁC HỒ VỚI THANH NIÊN” A. Yêu cầu giáo dục. Giúp học sinh: - Hiểu được những lời dạy, những tư tưởng của Bác Hồ đối với thanh niên. - Xác định rõ trách nhiệm của thanh niên học sinh trong việc góp phần thực hiện lời di chúc của Bác Hồ. - Nhận thức được công lao to lớn của Bác Hồ đối với dân tộc và những tình cảm thân thiết của Bác dành cho thiếu nhi, qua đó thấy được trách nhiệm của người HS phải học tập tốt để đền đáp công ơn của Bác Hồ. - Có kĩ năng tìm hiểu và nắm vững yêu cầu của chủ đề để có thể thực hành rèn luyện tốt trong học tập và cuộc sống hàng ngày. - Tự hào, phấn khởi là con cháu Bác Hồ, ra sức phấn đấu để trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt. B. Nội dung và hình thức hoạt động. 1. Nội dung: HS tập trung tìm hiểu theo các nội dung sau: - Công lao to lớn của Bác Hồ đối với dân tộc và tình cảm thân thiết của Bác dành cho thiếu nhi. - Trách nhiệm của người HS THCS phải làm để đền đáp công lao của Bác. 2. Hình thức hoạt động: - Tổ chức cuộc thi tìm hiểu giữa các tổ HS trong lớp dưới hình thức bốc thăm. - Trình bày những hiểu biết của cá nhân theo nội dung của chủ đề dưới dạng một báo cáo thu hoạch. I. Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động. 1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động. a. Một số Bác hồ dạy thanh niên:Sách hướng dẫn trang 90. b. Một vài câu chuyện ngắn nói lên tình cảm và sự quan tâm của Bác Hồ đối với thanh niên: Sách hướng dẫn trang 91, 92, 93, 94. c. Môti số bài hát về Bác Hồ. - Nhớ giọng hát Bác Hồ. - Hoa thơm dâng Bác. - Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác. - Hát bên lăng Bác. - Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh. 2. Chuẩn bị về tổ chức. a. Giáo viên chủ nhiệm: - Nêu yêu cầu về việc sưu tầm những lời dạy của Bác Hồ đối với thanh niên. - Gợi ý HS chọn những câu chuyện ngắn nói về tình cảm của Bác Hồ với thanh niên. - Yêu cầu HS đọc trước một số điều trong công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em để chuẩn bị cho thảo luận. b. Học sinh. - Giao nhiệm vụ cho từng tổ, mỗi tổ phải sưu tầm từ 2-3 lời dạy của Babs đối với thanh niên, 1 câu chuyện nói về tình cảm của Bác đối với thanh niên. - Tập hợp sưu tầm của các tổ. - Xây dựng chương trình thảo luận - Cử người điều khiển chương trình, thư kí. - Phân công trang trí lớp. II. Hướng dẫn tiến hành hoạt động. * Hoạt động mở đầu. - Lớp hát tập thể. - Người dẫn chương trình nêu lí do, giới thiệu đại biểu và chương trình hoạt động. * Hoạt động 1: Thảo luận chung. - Người điều khiển giới thiệu kết quả sưu tầm của lớp, của từng tổ. Sau đó tóm tắt những nội dung chính được rút ra từ những sưu tầm trên. - Người điều khiển đưa ra một vài vấn đề để định hướng thảo luận cho lớp. * Hoạt động 2: Văn nghệ. Một vài tiết mục văn nghệ được trình bày làm cho không khí của thảo luận thêm hào hứng và hấp dẫn. Phần này giành cho cả lớp cùng tham gia.Người dẫn chương trình đặt câu hỏi, ai giơ tay trước thì người đó có quyền trả lời. Ai trả lời đúng thì được phần thưởng. * Kết thúc hoạt động. - Người điều khiển tổng kết, đánh giá kết quả thảo luận, biểu dương những cá nhân, nhóm, tổ có nhiều ý kiến tốt. - Nhắc nhở lớp chuẩn bị cho hoạt động cuối năm học. Hoạt động thứ hai. SINH HOẠT VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY SINH NHẬT BÁC 19-5 Yêu cầu giáo dục. Giúp học sinh: - Biết thêm được nhiều bài hát, bài thơ về Bác Hồ để bổ xung cho vốn hiểu biết của mình. - Rèn luyện kĩ năng tham gia hoạt động văn nghệ với yêu cầu cao hơn, có tính nghệ thuật hơn. - Tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho những ngày tháng cuối cùng của cấp THCS. B. Nội dung và hình thức hoạt động. 1. Nội dung: Những bài hát ca ngợi công lao của Bác Hồ, ca ngợi tình cảm thân thiết của Bác Hồ đối với dân tộc, với thanh niên; lòng biết ơn và tự hào của người dânđối với với Bác Hồ kính yêu. 2. Hình thức hoạt động: - Thi hát theo tổ. - Biểu diễn các nhân. I. Hướng dẫn chuẩn bị hoạt động. 1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động a. Một số bài hát ca ngợ Hồ Chủ Tịch. b. Một số bài thơ. 2. Chuẩn bị về tổ chức. a. Giáo viên chủ nhiệm. - Giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp tổ chức tố buổi sinh hoạt văn nghệ mừng sinh nhật Bác 19-5. - Gợi ý HS một số hình thức hoạt động văn nghệ để các em lựa chọn. b. Học sinh. - Cán bộ lớp dự kiến về tiết mục văn nghệ, các thể loại văn nghêj sẽ được thể hiện trong chương trình này. - Phân công mỗi tổ chuẩn bị từ 3-5 tiết mục văn nghệ, tuỳ chọn thể loại. - Cử người điều khiển chương trình. - Chuẩn bị cây hoa có gắn bông hoa bài hát để thực hiện hoạt động. - Cử Ban giám khảo, phân công trang trí lớp. II. Hướng dẫn tiến hành hoạt động. * Hoạt động mở đầu. Người dẫn chương trình nêu yêu cầu hoạt động, giới thiệu đại biểu, giới thiệu chương trình hoạt động. * Hoạt động 1: Thi hát giữa các tổ. - Người điều khiển nêu yêu cầu và cách thức thi hát giữa các tổ. - Đại diện từng tổ lên hái hoa và biểu diễn. * Hoạt động 2: Biểu diễn văn nghệ. Phần biểu diễn văn nghệ do các cá nhân trình bày. Ban giám khảo cho điểm từng cá nhân. Trao phần thưởng. * Hoạt động 3: Biểu diễn văn nghệ. Các tiết mục văn nghệ được trình diễn. *Hoạt động cuối cùng: - GVCN phát biểu ý kiến đánh giá về kết quả đạt được, tinh thần thái độ tham gia của HS. - Nhắc nhở HS chuẩn bị cho các hoạt động kết thúc năm học. Chủ điểm các tháng 6-7-8 HÈ VUI, KHOẺ VÀ BỔ ÍCH. I. Mục tiêu giáo dục: Giúp học sinh: Hiểu được hè là dịp để các em có thời gian nghỉ ngơi và vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động xã hội ở địa phương, đồng thời chuẩn bị những kiến thức để tiếp tục học lên THPT, vào các trường dạy nghề hoặc đi làm. - Có thái độ tích cực, nhiệt tình, tham gia vào các hoạt động ở địa phương. - Rèn luyện kĩ năng tham gia và tổ chức các hoạt động trong dịp hè. II. Gợi ý nội dung và kế hoạch hoạt động hè. * Cuối tháng 5: - Lễ tiễn HS lớp 9 ra trường. - Lễ bàn giao HS cho địa phương quản lí, phổ biến cho các em nắm được mục đích, nội dung và kế hoạch hoạt động hè ở địa phương. - Phát phiếu sinh hoạt hè chocác em, hướng dẫn các em cách ghi phiếu sinh hoạt hè. - HS lập thời gian biểu cho ba tháng hè. * Tháng 6. - HS lớp 9 cùng các em HS lớp 6,7,8 tham gia sinh hoạt tập thể ở địa phương. - Đăng kí tham gia sinh hoạt tại các câu lạc bộ mìmh ưa thích. - Tham gia hoạt động tổng vệ sinh đường phố, làng xóm. - Hội thi “Khéo tay, hay làm” - Các hoạt động hưởng ứng Ngày Phòng chống ma tuý 26-6. - Các hoạt động tuyên truyền về quyền trẻ em. - Tổng kết hoạt động tháng 6. * Tháng 7. - Sinh hoạt theo các câu lạc bộ. - Tham quan, nghỉ mát, du lịch. - Trò chơi vui khoẻ. - Ôn tập văn hoá trong hè. - Kỉ niệm ngày Thương binh liệt sĩ 27-7. - Hoạt động tư vấn về học tập, nghề nghiệp tương lai. - Tổng kết hoạt động tháng 7. * Tháng 8. - Tổng vệ sinh đường phố. - Trại hè. - Hội khoẻ thể dục, thể thao. - Văn nghệ: Hát về mùa hè. - Kỉ niệm Ngày Cách mạng tháng Tám thành công 19-8. - Ôn tập văn hoá chuẩn bị vào năm học mới. - Viết phiếu nhận xét sinh hoạt hè. - Tổng kết hoạt động hè.

File đính kèm:

  • docHoat dong NGLL 9.doc
Giáo án liên quan