Giáo Án Giáo Dục Công Dân Lớp 9 - Tuần 8 - Tiết 8: Ôn Tập

 

 I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh

 1. Kiến thức

 Nắm được các kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 4

 2. Kỹ năng

 Biết giải quyết các bài tập tình huống, vận dụng kiến thức lí thuyết vào giải quyết bài tập.

 3.Thái độ

 Có ý thức học tập tốt để làm bài kiểm tra 1 tiết.

 II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

 1.Giáo viên: Câu hỏi ôn tập

 2.Học sinh: Xem lại bài đã các bài đã học.

 III. Hoạt động dạy và học

 1. Kiểm tra bài cũ:

 - Bảo vệ hòa bình là gì? Vì sao cần phải bảo vệ hòa bình?

 - Nêu một số biểu hiện của sống hòa bình trong sinh hoạt hằng ngày.

 2. Bài mới:

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1197 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Giáo Dục Công Dân Lớp 9 - Tuần 8 - Tiết 8: Ôn Tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp- Ngày dạy 91 92 93 94 Vắng TUẦN: 8 TIẾT: 8 ÔN TẬP I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh 1. Kiến thức Nắm được các kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 4 2. Kỹ năng Biết giải quyết các bài tập tình huống, vận dụng kiến thức lí thuyết vào giải quyết bài tập. 3.Thái độ Có ý thức học tập tốt để làm bài kiểm tra 1 tiết. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1.Giáo viên: Câu hỏi ôn tập 2.Học sinh: Xem lại bài đã các bài đã học. III. Hoạt động dạy và học 1. Kiểm tra bài cũ: - Bảo vệ hòa bình là gì? Vì sao cần phải bảo vệ hòa bình? - Nêu một số biểu hiện của sống hòa bình trong sinh hoạt hằng ngày. 2. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung -GV hướng dẫn học sinh ôn tập lại kiến thức đã được học. -GV lần lượt nêu các câu hỏi ôn tập. Câu 1: Nêu một số quy định của pháp luật về giao thông dường bộ? Câu 2: Pháp luật nước ta quy định như thế nào về giao thông đường sắt. Câu 3: Thế nào là chí công vô tư? Câu 4: Thế nào là tự chủ? Cho ví dụ. Câu 5: Học sinh rèn luyện tính tự chủ như thế nào? Câu 6: Theo em, học sinh cần phải làm gì để thực hiện tốt quyền làm chủ của mình và để rèn luyện tính kỉ luật? Câu 7: Giữa dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ như thế nào? Câu 8: Vì sao chúng ta cần phải chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình? Câu 9: Nêu việc làm thể hiện lòng yêu hòa bình. Câu 10: Tình huống: Hoàng là một học sinh lớp 9. Một hôm Hoàng đang học bài ở nhà thì Tú một bạn cùng lớp đến rủ Hoàng đi chơi điện tử. Nếu là Hoàng em sẽ làm gì trong tình huống đó? Câu 1,2: Trật tự an toàn giao thông Câu 3: Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. Câu 4: - Tự chủ là làm chủ bản thân, tức là làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm, hành vi của bản thân trong mọi hoàng cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết điều chỉnh hành vi của bản thân. - HS nêu ví dụ. Câu 5: Học sinh cần: - suy nghĩ kĩ trước khi hành động. - Bình tĩnh, tự tin và biết tự điều chỉnh hành vi của bản thân. Câu 6: Tham gia xây dựng nội quy trường lớp, bầu chọ ban cán bộ lớp, cán bộ đoàn, đội, tham gia ý kiến về nội dung và hình thức hoạt động tập thể, đóng góp ý kiến xây dựng tập thể lớp, trường, đồng thời biết thực hiện tốt mọi nội quy của trường, của lớp, điều lệ của đội của đoàn... Câu 7: Mối quan quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật là mối quan hệ hai chiều, thể hiện: kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả, dân chủ phải đảm bảo tính kỉ luật. Câu 8: - Hòa bình đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bình yên cho con người, còn chiến tranh chỉ mang lại đau thương, tang tóc, đói nghèo, bệnh tật, trẻ em thất học, gia đình li tán... - Hiện nay chiến tranh, xung đột vũ trang vẫn còn đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới và là nguy cơ đối với nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên thế giới. Câu 9: - Sống hòa bình với mọi người xung quanh trong cuộc sống hằng ngày. - Tích cực tham gia các hoạt động như đi bộ, biểu diễn văn nghệ vì hòa bình. - Mít tinh, tuần hành ủng hộ hòa bình, kí tên vào bản thông điệp bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh... Câu 10: Nêu được cách ứng xử: - Kiên quyết từ chối không đi chơi điện tử, tiếp tục học bài. - Khuyên Hoàng nên dành thời gian để học và rủ Hoàng cùng học với mình. IV. Củng cố, hướng dẫn học sinh tự học ở nhà 1. Củng cố: Nhắc lại một trong những câu hỏi trên. 2.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà -Về nhà học bài -Tiết sau kiểm tra 1 tiết.

File đính kèm:

  • docGD9-T8.doc