Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Công dân với sự phát triển kinh tế - Nguyễn Văn Phong

 1. Trọng tâm của bài.

 - Làm rõ vai trò của sản xuất của cải vật chất đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.

 - Các yếu tố của quá trình sản xuất: sức lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động, trong đó sức lao động là yếu tố quyết định nhất.

 2. Kiến thức cần lưu ý.

 - Khẳng định sản xuất của cải vật chất là cơ sở tồn tại, phát triển của xã hội loài người.

 - Phân biệt hai khái niệm “sức lao động” và “lao động”.

 - Ranh giới phân chia giữa đối tượng lao động và tư liệu lao động là có tính tương đối.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 540 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Công dân với sự phát triển kinh tế - Nguyễn Văn Phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 28.08.2007. Tiết chương trình: tiết 1. §1: CÔNG DÂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ. A. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Về kiến thức. - Nêu được thế nào là sản xuất của cải vật chất và vai trò của sản xuất của cải vật chất đối với đời sống xã hội. - Nêu được các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và mối quan hệ giữa chúng. 2. Về kỹ năng. - Biết tham gia xây dựng kinh tế gia đình phù hợp với khả năng của bản thân. 3. Về thái độ. - Tích cực tham gia xây dựng kinh tế gia đình và địa phương. - Tích cực học tập để nâng cao chất lượng lao động của bản thân, góp phần xây dựng kinh tế đất nước. B. NỘI DUNG. 1. Trọng tâm của bài. - Làm rõ vai trò của sản xuất của cải vật chất đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. - Các yếu tố của quá trình sản xuất: sức lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động, trong đó sức lao động là yếu tố quyết định nhất. 2. Kiến thức cần lưu ý. - Khẳng định sản xuất của cải vật chất là cơ sở tồn tại, phát triển của xã hội loài người. - Phân biệt hai khái niệm “sức lao động” và “lao động”. - Ranh giới phân chia giữa đối tượng lao động và tư liệu lao động là có tính tương đối. C. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC. - Phương pháp giảng giải kết hợp gợi mở, nêu vấn đề; lấy ví dụ minh họa; liên hệ thực tiễn. D. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC. - Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, sơ đồ (mối quan hệ giữa 3 yếu tố của quá trình sản xuất, các bộ phận hợp thành của từng yếu tố sản xuất). E. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Giảng bài mới. Vào bài: Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên.” Trong cuộc sống đổi mới hôm nay, học sinh, thanh niên – sức trẻ của dân tộc – có vai trò quan trọng như thế nào và phải làm gì để góp phần thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế đất nước theo lời dạy trên của chủ tịch Hồ Chí Minh? HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG Hoạt động 1: Sản xuất của cải vật chất là gì và vai trò của sản xuất của cải vật chất. (?) Con người muốn tồn tại và phát triển được cần những thứ gì? (?) Thức ăn, nước uống, quần áo, nhà ở.gọi chung là gì? (?) Vậy của cải vật chất có tự nhiên có hay không? Mà chúng ta phải làm sao mới có được? - Không. Chúng ta phải sản xuất của cải vật chất. (?) Vậy sản xuất của cải vật chất là gì? (?) Gọi học sinh cho ví dụ. - Chặt cây làm bàn ghế . (?) Ngoài nhu cầu có thức ăn, nước uống, quần áo, nhà cửa thì con người còn cần có những nhu cầu nào nữa? - Vui chơi giải trí, tín ngưỡng tôn giáo, nhu cầu có bạn bè (?) Trong tất cả các nhu cầu trên của con người thì chúng ta chia ra làm hai loại, đó là nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Vậy trong hai loại nhu cầu đó thì nhu cầu nào là quan trọng nhất? Tại sao? - Nhu cầu vật chất, vì sản xuất của cải vật chất sẽ làm tiền đề cho những nhu cầu khác phát triển. Hoạt động 2: Nêu các yếu tố của quá trình sản xuất. (?) Để thực hiện quá trình sản xuất con người cần phải có các yếu tố cơ bản nào? - Treo sơ đồ mối quan hệ giữa 3 yếu tố của quá trình sản xuất. (?) Để sản xuất ra cái bàn con người cần có những thứ gì? - Cái bàn : - gỗ. <= ĐTLĐ. - Thợ mộc. <= SLĐ. - Bào, búa, đục, cưa. <= TLLĐ. (?) Theo em để làm ra cái bàn thì sức lao động thể hiện ở chỗ nào? - Cưa gỗ, bào gỗ, đóng đinh, sơn => Thể lực. - Đo kích thước, chọn màu sắc, kiểu dáng=> Trí lực. Vậy sức lao động bao gồm hai yếu tố, thể lực và trí lực, thiếu một trong hai yếu tố đó thì con người không thể có sức lao động. (?) Sức lao động và lao động có gì khác nhau? - Sức lao động là khả năng lao động. - Lao động là việc biến khả năng lao động thành hiện thực. (?) Đối tượng lao động bao gồm những loại nào? (?) Hãy xác định đối tượng lao động trong các ngành nghề sau: Nghề dệt, nghề đan lát, ngành công nghiệp chế biến đồ hộp? (?) Tư liệu lao động có mấy loại? - Công cụ lao động. - Hệ thống bình chứa. - Kết cấu hạ tầng. (?) Trong 3 loai tư liệu lao động thì loại nào quan trọng nhất? Vì sao? - Công cụ lao động vì nó thể hiện rõ nét nhất trình độ phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. => ĐTLĐ + TLLĐ = TLSX. SLĐ + TLSX = SP. Sự phân biệt ĐTLĐ và TLLĐ chỉ mang tính tương đối. VD: Con bò là TLLĐ khi cày, nhưng là ĐTLĐ khi chế biến đồ hộp. Tóm lại: Trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, TLLĐ và ĐTLĐ bắt nguồn từ tự nhiên. SLĐ với tính sáng tạo, giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất, suy cho cùng, trình độ phát triển của TLSX là sự phản ánh sức sáng tạo của con người. Một quốc gia không giàu về tài nguyên thiên nhiên nhưng vẫn có thể trở thành một cường quốc kinh tế, nếu ở đó có sức lao động có chất lượng cao. VD: Nhật Bản. (?) Muốn có SLĐ có chất lượng cao phải làm gì? - Phát triển giáo dục và đào tạo. - Bản thân không ngừng học tập và rèn luyện sức khỏe. I. SẢN XUẤT CỦA CẢI VẬT CHẤT. 1. Khái niệm. - Là sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố của tự nhiên để tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu của con người. 2. Vai trò của sản xuất của cải vật chất. - Là tiền đề, là cơ sở thúc đẩy, mở rộng các hoạt động khác của xã hội. - Làm con người ngày càng hoàn thiện và phát triển toàn diện. II. CÁC YẾU TỐ CỦA QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT. 1. Sức lao động. - Sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào trong qúa trình sản xuất. 2. Đối tượng lao động. - Là những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người. 3. Tư liệu lao động. - Là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm thõa mãn nhu cầu của con người. 4. Củng cố và luyện tập. - Tại sao con người phải lao động? - Em hãy kể một gương lao động mà em khâm phục? 5. Hoạt động nối tiếp. - Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK và xem tiếp phần III. F. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY. - Cần phân bố thời gian hợp lý giữa các phần nhằm tránh cháy giáo án.

File đính kèm:

  • docGDCD 11 Bai 1 tiet 1.doc
Giáo án liên quan