Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp – Khối 10

Tiết1,Tiết2: Ngày soạn:

 Ngày dạy:

Chủ đề hoạt động tháng 9

THANH NIÊN HỌC TẬP, RÈN LUYỆN VÌ SỰ NGHIỆP

CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC

 (2 tiết)

I. Mục tiêu hoạt động

 - Học sinh hiểu được vai trò của công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, xác định được quyền và trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

 - Biết xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện để có thể thực hiện được bổn phận của thanh niên học sinh, phấn đấu trở thành những công dân có ích cho tương lai.

 - Tích cực, chủ động, tự giác trong học tập và rèn luyện, sẵn sàng tham gia các hoạt động thể hiện vai trò của thanh niên học sinh trong sự nghiệp chung.

 

doc60 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 11405 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp – Khối 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cụ Nguyễn Thị Kép cũng đã được gia đình cho học từ nhỏ và cụ thân sinh của bà lại vốn là một thầy tú dạy học tại gia có rất đông học trò. Còn thân mẫu của Bác là cụ Hoàng Thị Loan (1868-1901) khi còn trẻ đã được cha mẹ trực tiếp dạy cho học sách nho. Bà sinh được 4 người con. Chị cả của Bác là bà Nguyễn Thị Thanh tức Bạch Liên tuy không được học nhiều như hai em trai, cũng rất thông hiểu chữ nho và đạo Nho do bà ngoại và thân mẫu dạy bảo. Anh kế liền của Bác là ông Nguyễn Sinh Khiêm tức Nguyễn Tất Đạt thì đã cùng học một lớp với em do thân phụ ngồi dạy tại gia ngay giữa kinh đô Huế và cũng đã học đủ cả Tứ Thư và Ngũ Kinh tuy không đi theo con đường khoa bảng do thời thế đổi thay… Câu hỏi 3: Bạn hãy kể một câu chuyện nói về tình cảm của Bác Hồ đối với thế hệ trẻ. (Về mẩu chuyện kể, học sinh có thể chọn tên mẩu chuyện mà GV đã gợi ý hoặc tự sưu tầm trong các quyển Kể chuyện Bác Hồ có bán tại các nhà sách lớn). Câu hỏi 4: Bạn đã học lịch sử Việt Nam, trong đó có đề cập đến vai trò của Bác Hồ trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Bạn hãy kể một vài ví dụ về vai trò lãnh đạo của Bác trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Đáp: Ví dụ: Quá trình Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo thực tiễn cách mạng Việt Nam từ tháng 9-1945 đến tháng 12-1946 được thể hiện qua 3 sách lược: .Sách lược 1: hòa Tưởng Giới Thạch ở miền Bắc - chống Pháp ở miền Nam (trước 06-03-1946). .Sách lược 2: hòa hoãn với Pháp - đuổi nhanh quân Tưởng ra khỏi nước ta (ký với Pháp Hiệp định Sơ bộ 06-03-1946). .Sách lược 3: tiếp tục thực hiện sách lược hòa với Pháp để kéo dài thời gian hòa hoãn, chuẩn bị lực lượng mọi mặt để chống Pháp (ký với Pháp Tạm ước 14-09-1946). Câu hỏi 5: Bạn biết gì về tình cảm của Bác Hồ dành cho thế hệ trẻ? Đáp: Tình thương của Bác bao la trải rộng, là lòng yêu thương vô hạn đối với Tổ quốc và đồng bào, đối với nhân dân lao động toàn thế giới, đối với độc lập của mỗi dân tộc, tự do và hạnh phúc của mỗi con người, nhất là thương tin, quý trọng các cháu thiếu nhi. Thư trung thu, ngày 25-09-1952, Bác có viết: “Ai yêu các nhi đồng Bằng Bác Hồ Chí Minh?” Hay, ở một số bài thơ, câu thơ khác cũng đã thể hiện tình yêu thương vô hạn của Bác Hồ đối với thiếu nhi: “Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”. “Trung thu trăng sáng như gương Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng”… Câu hỏi 6: Là thanh niên học sinh, bạn cần phải làm gì để thể hiện trách nhiệm của mình trong việc đền đáp công ơn của Bác Hồ? Đáp: + Hiểu rõ công lao của Bác, những tình cảm mà Bác dành cho thế hệ trẻ, mỗi người học sinh chúng ta hãy tự xác định trách nhiệm của mình trong việc học tập, rèn luyện hàng ngày để xứng đáng là cháu ngoan của Bác Hồ và để thực hiện được niềm mong ước của Bác: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không. Dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn vào công học tập của các em”. + Trách nhiệm đó cần được thể hiện bằng những hoạt động cụ thể, những việc tốt khi chúng ta còn đang ngồi trên ghế nhà trường. - Chào mừng quý vị và các bạn đã đến với chương trình “Nốt nhạc vui”. Xin giới thiệu thành phần tham dự hôm nay gồm có: đại biểu (thầy Luyến), BGK là bạn…, thư ký là bạn…, hai đội chơi là đội Kim Đồng và Lê Văn Tám, cùng toàn thể khán giả tham dự hôm nay. Đề nghị hoan nghênh chung. - Tiến hành: “Nghe câu hát đoán tên bài hát và tác giả” (nhờ 1 bạn hát một câu hoặc một đoạn lời bài hát để cho hai đội tranh quyền ưu tiên đoán tên bài hát và tác giả, phần dẫn chương trình do NDCT linh hoạt thực hiện. NDCT sẽ công bố thể lệ cuộc thi, điểm số từng lượt thi cho mỗi đội để thư ký tiện việc tổng hợp điểm số. (Nội dung các bài hát chọn thi đã có gợi ý ở trên, HS có thể chọn thêm và thiết kế sẵn chương trình. Có thể xen kẽ các vòng thi là mời ca sĩ giúp vui cho chương trình bằng bài hát có nội dung ca ngợi công lao to lớn của Bác đối với dân tộc, với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của đất nước; tình cảm của Bác Hồ dành cho thế hệ trẻ, hoặc các ca khúc thường dùng trong sinh hoạt tập thể của thanh niên). * Vị trí, vai trò của thanh niên trong xã hội: Vấn đề 1: Vì sao nói thanh niên là lực lượng tiên phong trong các hoạt động của tập thể? Đáp: Vì: + Thanh niên là những người trẻ, khỏe, có khả năng “dời non, lấp biển”, có thể đi đầu trong nhiều công việc. + Khả năng tiếp nhận các tri thức mới, những thông tin mới của thanh niên khá nhanh nhạy. + Thanh niên là đại diện cho lớp công dân mới của đất nước - những chủ nhân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vấn đề 2: Trong bài “Khuyên thanh niên”, viết tặng một đơn vị thanh niên xung phong tháng 9 năm 1950, Bác dạy: “Không có việc gì khó, Chỉ sợ lòng không bền, Đào núi và lấp biển, Quyết chí ắt làm nên”. Bạn hiểu lời khuyên của Bác như thế nào? Hãy bày tỏ ý kiến của mình. Đáp: qua lời khuyên ấy, Bác muốn gửi gắm đến chúng tra là: việc gì khó mấy cũng làm được chỉ cần quyết chí. Tục ngữ ta có câu: “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Vấn đề 3: Bác dạy: “Đâu cần, thanh niên có Đâu khó, có thanh niên”. Bạn hiểu lời dạy này của Bác như thế nào, hãy bày tỏ ý kiến của mình? Đáp: Đây chính là nói về vai trò của thanh niên. Thanh niên là chủ nhân tương lai của nước nhà, là lực lượng tương lai kiến thiết nước nhà, là niềm kỳ vọng của đất nước ở mai sau. Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do thanh niên: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không. Dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn vào công học tập của các em”. Đoàn viên thanh niên nước ta có rất nhiều phẩm chất, ưu điểm: trẻ, khỏe, thông minh, năng động, sáng tạo, có chí mạo hiểm, siêng năng, cần cù, hiếu học, kiên trì, vượt khó, mang bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ với nhiều hoài bão lớn, có khả năng “dời non, lấp biển”, có thể đi đầu trong nhiều công việc, có khả năng tiếp cận các tri thức mới khá nhanh nhạy… Chính vì vai trò ấy, điều kiện, ưu điểm ấy, đoàn viên thanh niên không thể là người: “Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau” mà phải biết vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hăng hái, xung phong đi đầu trong nhiều công việc, tự nguyện xông pha cống hiến tâm sức của mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là tinh thần: “Đâu cần, thanh niên có Đâu khó, có thanh niên”. Vấn đề 4: Bạn hiểu thế nào về câu thơ sau đây của Bác? “Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”. Đáp: Ý nghĩa: biết tự giữ gìn, bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và học tập cho thật tốt là nhiệm vụ chính của thanh niên học sinh. (Có thể mời một vài bạn có thành tích tốt trong học tập lên trình bày kinh nghiệm học tốt của mình, chia sẻ với các bạn để tất cả củng học tốt hơn). Vấn đề 5: Trách nhiệm của thanh niên học sinh trong thời đại ngày ngay như thế nào? Đáp: - Phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đạo đức của người thanh niên Việt Nam hiện nay. Cụ thể là: + Chăm lo rèn luyện đạo đức bản thân, có ý thức quan tâm đến những người xung quanh, bảo vệ cái thiện, xây dựng một xã hội mới tốt đẹp. + Không ngừng học tập để nâng cao trình độ văn hóa, tiếp thu khoa học và công nghệ hiện đại, nâng cao nhận thức về chính trị, xã hội để làm chủ đất nước, thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng đất nước mà Đảng ta đã đề ra. + Tự giác, tích cực, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. - Trong tình hình đất nước hiện nay, thanh niên học sinh cần phải thực hiện trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Được thể hiện bằng những việc làm cụ thể sau đây: Về trách nhiệm xây dựng Tổ quốc, thanh niên học sinh cần phải: + Chăm chỉ, sáng tạo trong học tập, lao động, có mục đích, động cơ học tập đúng đắn. + Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong, sống trong sáng, lành mạnh, đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực trong xã hội như lối sống lai căng, thực dụng, xa rời các giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc. + Quan tâm đến đời sống chính trị - xã hội của địa phương, đất nước; thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. + Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết thực, phù hợp với khả năng. Về trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc, thanh niên học sinh cần phải: + Trung thành với Tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa; cảnh giác, đấu tranh chống lại mọi âm mưu, thủ đoạn, hành động của các thế lực thù địch gây tổn hại đến an ninh quốc gia, xâm phạm độc lập, chủ quyền của Tổ quốc. + Tích cực học tập, rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ sức khỏe. + Tham gia đăng ký nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi, sẵn sàng lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc và vận động bạn bè, người thân cùng thực hiện tốt nghĩa vụ này. + Tích cực tham gia các hoạt động an ninh, quốc phòng ở địa phương. - Tiếp tục trình diễn văn nghệ cho đến khi kết thúc hoạt động (nội dung bài hát: ca ngợi Đảng, Bác Hồ, quê hương, đất nước, truyền thống hào hùng của dân tộc ta). -Cả lớp. -NDCT. -Cả lớp. -NDCT. -NDCT, HS thảo luận, đại diện nhóm, tổ trình bày. -NDCT, đại diện học sinh. -NDCT, đại diện học sinh. -NDCT, đại diện học sinh. -NDCT, đại diện học sinh. -NDCT, đại diện học sinh. -NDCT và học sinh. -NDCT, BGK, thư ký, hai đội thi và khán giả. -NDCT. -NDCT và đại diện học sinh. -NDCT và đại diện học sinh. -NDCT và đại diện học sinh. -NDCT và đại diện học sinh. -NDCT và đại diện học sinh. -NDCT, ---BTCĐ và học sinh. V. Kết thúc hoạt động (5 phút) - Hoạt động 1: GV nhận xét chung về ý thức tham gia hoạt động của lớp, đồng thời chỉ ra cụ thể các cá nhân, nhóm, tổ có nhiều ý kiến hay, có chất lượng. - Hoạt động 2: GV nhận xét chung về kết quả hoạt động của lớp, biểu dương đội có số điểm cao nhất và tặng quà cho học sinh. - Hoạt động 3: GV nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động, khái quát một số nội dung đã trao đổi. Nói lời chúc cuối năm học. * Chủ đề hoạt động hè là: “Mùa hè tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng”./.

File đính kèm:

  • dochoat dong ngoai giwof len lop 10.doc