Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 8 - Diệp Hoàng Đệ

I/ Yêu cầu giáo dục

 1. Kiến thức: Hiểu được truyền thống của lớp, của trường sau hai năm học tập và rèn luyện.

 2. Kĩ năng: Biết xây dựng kế hoạch phấn đấu của cá nhân, của lớp để phát huy truyền thống tốt đẹp của lớp, của trường.

3. Thái độ: Hợp tác, thảo luận nhóm, Biết trân trọng những truyền thống đó.

 II/ Nội dung và hình thức hoạt động

 1.Nội dung

 - Những truyền thống của lớp, của trường.

 - Trách nhiệm của mỗi HS đối với việc phát huy truyền thống của lớp, của trường.

 - Kế hoạch và biện pháp của lớp, của từng cá nhân để phát huy truyền thống của lớp, của trường.

 - Văn nghệ: ca ngợi trường, lớp.

 2.Hình thức hoạt động

 - Thảo luận, trao đổi, tự liên hệ, tự đánh giá, đề xuất các biện pháp.

 III/ Chuẩn bị hoạt động

 1.Phương tiện hoạt động

 * Giáo viên :

 - Một số câu hỏi thảo luận:

 Câu 1: Hãy nêu truyền thống tốt đẹp của trường?

 Câu 2: Do đâu có được truyền thống đó?

 Câu 3: Nêu các truyền thống của lớp?

 

doc19 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1193 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 8 - Diệp Hoàng Đệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g trình biểu diễn. - Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ. - Phân công người chuẩn bị hoa, tặng phẩm. - Dự kiến mời đại biểu. - Phân công trang trí bàn ghế. IV/Tiến hành hoạt động * Hoạt động 1: Khởi động - Hát tập thể. - Giới thiệu đại biểu. - Giới thiệu chương trình biểu diễn. * Hoạt động 2: Lễ kỉ niệm và chúc mừng - Người điều khiển lần lượt giới thiệu các cá nhân hoặc nhóm, tổ lên trình diễn tiết mục đã đăng kí. - Cá nhân hoặc nhóm lên trình diễn. - Sau mỗi tiết mục có tặng hoa, cả lớp cổ vũ, động viên. * Hoạt động 4: - Trao đổi về thời gian nghỉ tết của một số thành viên trong lớp (Nếu trong lớp có con em dân tộc thì nên để những thành viên nay trình bày) - Sau mỗi lần trao đổi giáo viên có thể hỏi thêm và tìm hiểu thêm về các phong tục vui tết của các dân tộc trong dịa phương V/ Kết thúc hoạt động -Phát biểu của giáo viên phụ trách. -Nhận xét kết quả hoạt động. - Chuẩn bị tổ chức diễn đàn về chủ đề tiến bước lên đoàn. Ngày soạn: Ngày dạy: Chủ điểm tháng 03: TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN Hoạt động: DIỄN ĐÀN: TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN Thời lượng: 02 tiết I/ Yêu cầu giáo dục 1. Kiến thức: Nhận thức được mục đích, lí tưởng của Đoàn và nhiệm vụ của đoàn viên, thanh niên hiện nay. 2. Kĩ năng: Rèn luyện đạo đức, tư cách người đoàn viên và phấn đấu đước đứng trong đội ngũ của Đoàn. 3. Thái độ: Tự hào và tin tưởng ở tổ chức Đoàn. trân trọng những hình ảnh, những biểu tượng tốt đẹp về tổ chức Đoàn, về phong cách tốt đẹp của người đoàn viên. II/ Nội dung và hình thức hoạt động 1. Nội dung - HS phát biểu ý kiến của mình về mục đích, lí tưởng, nhiệm vụ của Đoàn, về vai trò, nhiệm vụ của người đoàn viên, thanh niên hiện nay; nhận thức về truyền thống vẻ vang của Đoàn; ý nghĩa ngày thành lập Đoàn 26-3 - Thảo luận các vấn đề trên và rút ra được bài học bổ ích về đạo đức, tư cách người đoàn viên, về con đường phấn đấu để trở thành đoàn viên 2.Hình thức hoạt động - Tổ chức diễn đàn và thảo luận. - Các tiết mục văn nghệ xen kẽ. III/ Chuẩn bị hoạt động 1. Phương tiện hoạt động - Các tư liệu về tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (bài viết, sách báo, điều lệ Đoàn ). Và các tư liệu liên quan đến tổ chức Đoàn của nhà trường hoặc chi đoàn của lớp. - Các bản thảo luận của HS về từng vấn đề liên quan đến diễn đàn. - Phần thưởng. - Các tiết mục văn nghệ (bài hát, bài thơ về Đoàn ). 2. Tổ chức * Giáo viên: - Nêu nội dung yêu cầu và hình thức tổ chức hoạt động, định hướng cho HS tham gia hoạt động. - Hội ý với cán bộ đoàn, đội và cán bộ lớp để thống nhất chương trình, kế hoạch hoạt động và phân công công việc phải chuẩn bị. * Học sinh: - Chuẩn bị nội dung diễn đàn,xây dựng các vấn đề hoặc câu hỏi. - Dự kiến ban giám khảo. - Mời các cố vấn là giáo viên Ngữ văn, Mĩ thuật và cán bộ đoàn trường giúp ban giám khảo đánh giá, chấm điểm. - Các tổ bàn bạc, phân công nhau chuẩn bị xây dựng tác phẩm dự thi. - Phân công người điều khiển chung. - Phân công người dẫn chương trình. - Phân công người trang trí lớp. - Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ. - Cử người mời đại biểu. IV/Tiến hành hoạt động * Hoạt động 1: Khởi động - Giới thiệu chương trình hoạt động - Hát tập thể. 2.Diễn đàn và thảo luận - Người dẫn chương trình lần lượt nêu một số vấn đề hoặc câu hỏi đã chuẩn bị, HS xung phong (hoặc được chỉ định nêu phát biểu ý kiến, trình bày nhận thức, quan điểm của mình về vấn đề hoặc câu hỏi đã nêu. Các bạn khác phát biểu ý kiến bổ sung, thảo luận hoặc tranh luận. Người dẫn chương tổng kết, tóm tắt các ý chính về tờ báo của mình, đồng thời ban giám khảo và ban cố vấn sẽ chấm điểm. - Người dẫn chương trình mời ban giám khảo và ban cố vần công bố điểm của các tổ dự thi. 3.Văn nghệ . - Trình diễn một vài tiết mục văn nghệ của lớp. V/ Kết thúc hoạt động - Người điều khiển mời đại biểu phát biểu ý kiến nhằm động viên, giáo dục và khắc sâu nhận thức của HS. - Nhận xét kết quả hoạt động và tinh thần tham gia của các thành viên trong lớp. - Chuẩn bị các tài liệu, tư liều về UNESCO để tiết sau thi tìm hiểu về UNESCO. Ngày soạn: Nagỳ dạy: Chủ điểm tháng 04: HOÀ BÌNH VÀ HỮU NGHỊ Hoạt động: BẠN BIẾT GÌ VỀ UNESCO Thời lượng: 02 tiết I/ Yêu cầu giáo dục 1. Kiến thức: Hiểu được mục dích, chức năng và cơ cấu tổ chức của UNESCO – Tổ chức quốc tế về giáo dục, khoa học và văn hoá. 2. Kĩ năng: Biết thể hiện sự hiểu biết của mình về tổ chức UNESCO. 3. Thái độ: Ủng hộ và quan tâm đối với những việc làm, những hoạt động về sự phát triển của mỗi quốc gia, của cộng đồng quốc tế. II/ Nội dung và hình thức hoạt động 1.Nội dung - Mục đích hoạt động của UNESCO. - Chức năng của UNESCO. - Cơ cấu tổ chức của UNESCO. 2.Hình thức hoạt động - Thi tìm hiểu về tổ chức UNESCO dưới hình thức hái hoa dân chủ. III/ Chuẩn bị hoạt động 1.Phương tiện hoạt động - Tài liệu, sách báo nói về tổ chức UNESCO. - Sơ đồ tổ chức UNESCO. - Phiếu câu hỏi. - Cây hoa để gài câu hỏi. - Khăn bàn, lọ hoa 2.Tổ chức * Giáo viên : - Phát động toàn lớp sưu tầm các tư liệu, sách báo, tranh ảnh nói về tổ chức UNESCO để chuẩn bị nội dung cho cuộc thi tìm hiểu. - Phối hợp với giáo viên dạy môn GDCD hoặc lịch sử để xây dựng sơ đồ cơ cấu của tổ chức UNESCO. - Xây dựng câu hỏi cho cuộc thi tìm hiểu. VD: + UNESCO đựoc thành lập ngày tháng năm nào? + Vì sao lại có sự ra đời tổ chưc UNESCO? + Mục đích của UNESCO là gì? + UNESCO có những chức năng gì? + Nêu cơ cấu tổ chức của UNESCO? + Việt Nam được kết nạp vào UNESCO năm nào? + UNESCO có phải là một cơ quan của liên hợp quốc không? * Học sinh: - Phân công người dẫn chương trình. - Dự kiến ban giám khảo. - Tổ, nhóm trang trí lớp - Cử người mời đại biểu. - Chuẩn bị phần thưởng. - Chuẩn bị cây hoa và phiếu để ghi câu hỏi. IV/Tiến hành hoạt động * Hoạt động 1: Khởi động - Giới thiệu chương trình hoạt động. - Hát tập thể. * Hoạt động 2: Thi hái hoa dân chủ - Lớp kê theo hình chữ U, ở giưa có cây hoa trang trí đẹp mắt với những bông hoa câu hỏi. - Người điều khiển chương trình nêu rõ yêu cầu của cuộc thi cách thức thi và giới thiệu ban giám khảo. - Người điều khiển mời lần lượt đại diện từng tổ lên hái hoa. Người lên hái hoa phải đọc to câu hỏi để cả lớp cùng biết và trả lời phải rõ ràng. ban giám khảo theo dõi, nhận xét, đánh giá và cho điểm. Nếu không trả lời được, có thể mời bạn khác cùng tổ trả lời thay, nhưng sẽ bị trừ điểm theo qui đnhị của ban giám khảo. - Khi đại diện của các tổ trả lời xong, ban giám khảo công bố điểm của từng tổ, động viên những tổ có diểm số thấp để trả lời tốt hơn. người điều khiển tiếp tục mời các tổ lên hái hoa. Chú ý gọi đều các tổ sao cho số lượng người lên hái hoa tương đương nhau giữa các tổ. - Xen kẽ hái hoa dân chủ là những bài hát, câu chuyện, bài thơ ca ngợi hoà bình, phản đối chiến tranh. - Sau cùng, ban giám khảo tổng kết cuộc thi tìm hiểu, công bố điểm số của từng tổ. - Người điều khiển có thể mời giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo viên bộ môn trong ban giám khảo nêu tóm tắt những nội dung chính về tổ chức UNESCO để toàn thể học sinh nắm chắc hơn. V/ Kết thúc hoạt động - GVCN nhận xét hoạt động, động viên các em thực hiện tốt,hướng dẫn các em chuẩn bị cho hoạt động sau. - Chuẩn bị tìm hiểu về trách nhiệm của người đội viên. Ngày soạn: Ngày dạy: Chủ đỉêm tháng 05: BÁC HỒ KINH YÊU Hoạt động: THẢO LUẬN TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐỘI VIÊN Thời lượng: 02 tiết. I/ Yêu cầu giáo dục 1. Kiến thức: Nhận thức rõ trách nhiệm của người HS trong việc thực hiện tốt 5 điều Bác dạy. 2. Kĩ năng: Biết thực hiện tốt 5 điều Bác dạy ở mọi lúc, mọi nơi. 3. Thái độ: Tích cực chủ động và vận động các bạn cùng thực hiện tốt 5 điều Bác dạy. II/ Nội dung và hình thức hoạt động 1.Nội dung - Tác dụng của 5 điều Bác dạy thiếu niên nhi đồng trong quá trình học tập và rèn luyện của HS. - Trách nhiệm của HS trong việc thực hiện tốt 5 điều Bác dạy 2.Hình thức - Thảo luận nhóm theo các vấn đề cụ thể do người điều khiển nêu ra. - Vui văn nghệ xen kẽ. III/Chuẩn bị hoạt động 1.Phương tiện hoạt động -Giấy khổ to, bút dạ, băng dính, kéo cắt cho các nhóm học sinh sử dụng để trình bày các ý kiến thảo luận. -Panô, tranh ảnh có nội dung 5 điều Bác dạy được trung bày xung quanh lớp. 2.Tổ chức * Giáo viên : - Từng tổ lựa chọn một vài báo cáo thu hoạch tốt nhất trình bày trước lớp. - GVCN thống nhất yêu câu, nội dung và hình thức tổ chức hoạt động với đội ngũ cán bộ lớp đồng thời gợi ý cho HS một vài vần đề thảo luận: + 5 điều Bác dạy có tác dụng như thế nào đối với thiếu nhi? + Trách nhiệm của người HS trong việc thực hiện tốt 5 điều Bác dạy? * Học sinh: - Từng tổ chuẩn bị thảo luận. - Họp cán bộ lớp thống nhất chương trình hoạt động và phân công: + Người điều khiển, người làm thư kí + Tổ, nhóm trang trí lớp + Cử người mời đại biểu. IV.Tiến hành hoạt động 1.Khởi động - Người điều khiển chương trình nêu mục đích, nội dung và cách tiến hành buổi sinh hoạt. - Hát tập thể. 2.Tổ chức thảo luận - Hình thành các nhóm HS và phát cho từng nhóm các dụng cụ cần thiết để hoạt động như :giấi khổ to ,bút dạ, băng dính, kéo. - Các nhóm thảo luận theo nội dung mà người điều khiển đã nêu trong khoảng 15 phút. - Kết thúc thảo luận nhóm, người điều khiển mời các nhóm dán tờ giấy của nhóm mình lên bảng để cả lớp để quan sát và chuẩn bị bổ sung ý kiến. - Lần lượt từng nhóm cử đại diện trình bày ý kiến thảo luận của nhóm mình .Người điều khiển đề nghị các nhóm bổ sung cho nhau để đi đến sự thống nhât các ý kiến của toàn lớp. - Khi không còn ý kiến nào bổ sung thêm,người điều khiển tóm tắt nội dung hoặc mời Giáo viên chủ nhiệm tóm tắt và hệ thống lại những nội dung trình bày của các nhóm . Điều quan trọng là xây dựng được một hệ thống biện pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ đội viện- 5 điều bác dạy. - Kết thúc thảo luận là phần trình diễn một số tiết mục văn nghệ. V.Kết thúc hoạt động. - Giáo viên nhắc nhở một số hoạt động trong hè: Không vi phạm pháp luật, tránh xa các tệ nạn xã hội.

File đính kèm:

  • docGDNGLL8 HAY 09 10.doc