I. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
- Hiểu vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình học tập, rèn luyện của lớp.
- Biết lựa trọn những cán bộ có năng lực, nhiệt tình, trách nhiệm cao và luôn tôn trọng, ủng hộ cán bộ lớp hoạt động.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG(KNS) CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG.
- Kĩ năng xác định,tìm kiếm, các lựa chọn hợp lí nhất để giới thiệu hoặc bình bầu đội ngũ cán bộ lớp.
- kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng về đội ngũ cán bộ lớp, về cách thức lựa chọn cán bộ lớp.
- Kĩ năng kiểm soát cảm xúc, lựa chọn cán bộ lớp.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:
- Thảo luận.
- Biểu đạt sáng tạo.
IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- Bản báo cáo kết quả hoạt động của cán bộ lớp trong năm học vừa qua(2009-2010). Các bản tham luận của các cán bộ lớp.
- Phiếu bầu.
- Một số tiết mục văn nghệ.
15 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1084 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 - Tháng 9: Truyền thống nhà trường năm 2010 - 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăng kí thi đua của các tổ lên bảng.
3/ Thực hành :
Hoạt động 3 : Ban văn nghê chọn một số tiết mục văn nghệ hoặc đóng tiểu phẩm có nội dung về tuần học tôt, đăng kí thi đua “ Hoa điểm tốt, dâng thầy cô .”
4/ Vận dụng :
- GV giao bài tập về nhà cho HS :
Để đền đáp công ơn dạy dỗ của thầy cô giáo, HS cần thực hiện những điều gì?
- GV nhận xét và rút kinh nghiệm về tinh thần thái độ tham gia hoạt động của các tổ và cá nhân .
VI/ Tư liệu
- Một số câu hỏi thảo luận
- Một số bài hát liên quan đến chủ điểm
- Kịch bản đóng vai tiểu phẩm .
Ngày soạn : 13/ 11/ 2010
Ngày dạy : 15/ 11/ 2010
Hoạt động 2:
Tổ chức kỉ niệm ngày nhà giáo Việt nam
I/ Mục tiêu :
- Hiểu đầy đủ hơn về ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11
- Giáo dục cho HS thái độ kính trọng, vâng lời thầy cô giáo, biết trân trọng tình cảm thầy trò .
- Biết hành động làm theo lời dạy của thầy cô giáo trong hoạt động học tập, sinh hoạt và giao tiếp .
II/ Các kĩ năng sống được giáo dục:
- Tự tin tham gia lễ kỉ niệm ngày hội các thầy cô giáo
- Kĩ năng giao tiếp / ứng xử với thầy, cô giáo.
- Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn tham gia lễ kỉ niệm.
- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông với lao động sư phạm của thầy cô.
III/ Các phương pháp / Kĩ thuật dạy học tích cực.
- Thảo luận
- Biểu đạt sáng tạo
- Kể chuyện .
IV/ Tài liệu và phương tiện
- Lời chúc mừng các thầy cô giáo
- Các tiết mục văn nghệ gồm hát , ngâm thơ hoặc đọc thơ, kể chuyện ... về công ơn và tình cảm thầy trò .
- Cây hoa cùng các phiếu bắt thăm để chơi trò “Hái hoa”
V/ Tiến trình hoạt động .
1. Mở đầu :
- Hát tập thể bài hát về thầy , cô giáo
- Tuyên bố lí do , giới thiệu đại biểu , giới thiệu chương trình .
2. Phát triển :
Hoạt động 1 : Đọc lời chúc mừng thầy, cô giáo .
- Đại diện HS phát biểu chào mừng các thầy cô giáo.
- Một số bạn thay mặt cho HS tặng hoa cho các thầy cô giáo.
- Đại diện ban phụ huynh phát biểu.
- Các thầy, cô giáo phát biểu về tâm tư tình cảm của mình đối với HS.
Hoạt động 2 : Liên hoan văn nghệ
- Biểu diễn các tiết mục văn nghệ.
- Trò chơi : “ Hái hoa “ với các phiếu yêu cầu hát , đọc thơ , kể chuyện .
- Người dẫn chương trình mời đại biểu tham dự liên hoan văn nghệ cùng HS.
3. Thực hành :
Hoạt động 3 : Thảo luận giải quyết tình huống :
Nhân dịp ngày hiến chương Nhà giáo Việt Nam 20 / 11 Hoa đến nhà rủ Lan đi chơi chúc mừng thầy cô giáo . Lan nói : Tớ sẽ đi cùng với bạn đến chúc mừng các thầy cô giáo trong lớp trừ cô Th , vì hôm nọ cô giáo phạt tớ.
Em có suy nghĩ gì vè câu nói của bạn Lan , nếu là bạn Hoa trong tình huống đó em sẽ nói gì với bạn Lan ?
HS suy nghĩ và đưa ra ý kiến trình bày trước lớp .
4 . Vận dụng :
GV giao bài tập về nhà cho HS : Em hãy viết một đoạn văn nói lên những suy nghĩ , cảm xúc của mình về ngày hiến chương nhà giáo : ngày 20 / 11.
- Đại diện lớp cảm ơn đại biểu tới dự và một lần nữa hứa với các thầy cô giáo sẽ làm tốt theo lời dạy của thầy cô .
VI/ Tư liệu
- Tài liệu về lịch sử ngày 20/ 11 trên thế giới và Việt Nam .
- Một số bài hát phục vụ chủ điểm :
+ Ngày đầu tiên đi học ( Nhạc : Nguyễn Ngọc Thiện - Lời : Viễn Phương )
+ Bụi phấn :( Nhạc và lời : Vũ Hoàng - Lê Văn Lộc )
VII/ Đánh giá kết quả hoạt động của chủ điểm .
1. HS tự đánh giá :
Câu 1 : Qua các hoạt động của chủ điểm tháng 11, em rút ra được những điều gì?
câu2 : Tự đánh giá kết quả hoạt động của em đạt loại nào ?
Tốt Khá Trung bình Yếu
2. Tổ HS đánh giá , xếp loại :
Tốt Khá Trung bình Yếu
3. Giáo viên chủ nhiệm đánh giá , xếp loại :
Tốt Khá Trung bình Yếu
Ngày soạn : 7/ 12/ 2010
Ngày dạy : 10/ 12/ 2010
Chủ điểm tháng 12 : Uống nước nhớ nguồn
Hoạt động:
Hát về quê hương và quân đội anh hùng
I/ Mục tiêu : Sau hoạt động giúp HS :
- Hiểu về truyền thống vẻ vang của quân đội ta, của cha ông, tổ tiên ta.
- Biết ơn và tự hào với truyền thống vẻ vang đó.
- Biết giữ gìn và phát huy truyền thống cha anh bằng hành động: Kỉ luật tốt , học tập tốt.
II/ Các kĩ năng sống được giáo dục :
- Kĩ năng tự nhận thức về bản thân, tự tin tham gia hoạt động văn nghệ, ca ngợi quê
hương và bộ đội anh hùng.
- Kĩ năng trình bày ý tưởng thể hiện qua văn nghệ ca ngợi quê hương và quân đội anh hùng.
- Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động.
III/ Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể được sử dụng.
- Kể chuyện.
- biểu đạt sáng tạo .
- Đóng vai.
IV/ Tài liệu và phương tiện :
- Các bài hát ,bài thơ, câu chuyện về quê hương, về quân đội về các anh hùng, liệt sĩ, thương binh, về Đảng và Bác Hồ.
- Nhạc cụ (nếu có )
- Trang phục, hoá trang (nếu có )
V/ Tiến trình hoạt động :
1. Mở đầu :
- Hát tập thể
- Người điều khiển tuyên bố lí do và giới thiệu chương trình hoạt động .
2. Kết nối :
Hoạt động 1: Biểu diễn các tiết mục tập thể ;
- Người điều khiển chương trình mời lần lượt tiết mục tập thể của từng tổ theo số thứ tự của tổ hoặc số thứ tự bốc thăm
- Lớp bình chọn các tiết mục văn nghệ tập thể theo thứ hạng : nhất , nhì , ba ,... (bình chọn bằng biểu quyết hoặc bằng phiếu )
Hoạt động 2 : Biểu diễn tiết mục văn nghệ cá nhân .
- Người điều khiển mời một bạn xung phong biểu diễn ,sau đó người đó được quyền mời bạn khác bất kì biểu diễn tiếp và cứ như vậy cho dến kết thúc hoạt động .
- Bạn được mời biểu diễn tiết mục của mình có thể hát hoặc đọc thơ , ngâm thơ , kể chuyện.
- Lớp bình chọn các tiết mục theo thứ hạng : nhất , nhì , ba,...
3. Thực hành :
Hoạt đông 3 : Đóng vai
- HS phân vai diễn lại hoạt cảnh chị Võ Thị Sáu bị thực dân Pháp bắt khi tham gia hoạt động cách mạng khi chị mới 12 tuổi...
- Một HS đóng vai chị Võ Thị Sáu ( có trang phục phù hợp với hoạt cảnh )
- Một HS đọc tiểu sử và lời bình...
+ Kết thúc hoạt cảnh một HS hát bài hát “Biết ơn chị Võ Thị Sáu “
4. Vận dụng :
GV : Giao bài tập về nhà cho HS : Em hãy kể tên và trình bày rõ tấm gương hoạt động cách mạng tiêu biểu mà em biết? (Tên của anh hùng cách mạng đó là gì ? Quê ở đâu ? Anh hùng đó đã cống hiến cho đất nớc nh thế nào?...)
- Em học tập được điều gì qua những tấm gương đó?
VI/ Tư liệu :
- Tài liệu về những anh hùng qua các thời kì đấu tranh giải phóng dân tộc
- Các bài hát, bài thơ, mẩu chuyện ...
VII/ Đánh giá kết quả hoạt động của chủ điểm.
1. HS tự đánh giá xếp loại
Câu1 : Qua các hoạt động của chủ điểm : Em thu hoạch được những gì ?
câu2 : Tự đánh giá kết quả hoat động của bản thân ?
Tốt Khá Trung bình Yếu
2. Tổ HS đánh giá , xếp loại :
Tốt Khá Trung bình Yếu
3. Giáo viên chủ nhiệm đánh giá , xếp loại :
Tốt Khá Trung bình Yếu
Ngày soạn : 07/01/2011
Ngày dạy : 14/01/2011
Chủ đề tháng 1: Mừng đảng mừng xuân
Hoạt động 1:
Mùa xuân và truyền thống văn hoá
quê hương đất nước
I/ Mục tiêu : Sau hoạt động giúp HS :
Có những hiểu biết nhất định về phong tục tập quán , truyền thống tốt đẹp của quê hương đất nước không khí mừng xuân đón tết cổ truyền của dân tộc. Hiểu được những nét đổi thay trong đời sống văn hoá ở quê hương , địa phương em.
Tự hào và yêu mến quê hương đất nước.
Biết tôn trọng và giữ gìn, bảo vệ những nét đẹp văn hoá truyền thống phong tục ,tập quán phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam
II/ Các kĩ năng sống được giáo dục :
- Kĩ năng tự nhận thức về phong tục tập quán , truyền thống tốt đẹp của quê hương đất nước không khí mừng xuân đón tết cổ truyền của dân tộc
- Kĩ năng trình bày ý tưởng thể hiện qua văn nghệ ca ngợi phong tục tập quán , truyền thống tốt đẹp của quê hương đất nước.
- Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động.
III/ Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể được sử dụng.
- Kể chuyện, múa hát, đọc thơ...
- biểu đạt sáng tạo .
- Đóng vai.
IV/ Tài liệu và phương tiện :
- Các bài hát ,bài thơ, câu chuyện về phong tục tập quán , truyền thống tốt đẹp của quê hương đất nước không khí mừng xuân đón tết cổ truyền của dân tộc
- Trang phục, hoá trang (nếu có )
V/ Tiến trình hoạt động :
1. Mở đầu :
- Hát tập thể
- Người điều khiển tuyên bố lí do và giới thiệu chương trình hoạt động .
2. Kết nối :
Hoạt động 1: Biểu diễn các tiết mục tập thể ;
- Người điều khiển chương trình mời lần lượt tiết mục tập thể của từng tổ theo số thứ tự của tổ hoặc số thứ tự bốc thăm
- Lớp bình chọn các tiết mục văn nghệ tập thể theo thứ hạng : nhất , nhì , ba ,... (bình chọn bằng biểu quyết hoặc bằng phiếu )
Hoạt động 2 : Biểu diễn tiết mục văn nghệ cá nhân .
- Người điều khiển mời một bạn xung phong biểu diễn ,sau đó người đó được quyền mời bạn khác bất kì biểu diễn tiếp và cứ như vậy cho dến kết thúc hoạt động .
- Bạn được mời biểu diễn tiết mục của mình có thể hát hoặc đọc thơ , ngâm thơ , kể chuyện.
- Lớp bình chọn các tiết mục theo thứ hạng : nhất , nhì , ba,...
3. Thực hành :
Hoạt đông 3 : Đóng vai
- HS phân vai diễn lại hoạt cảnh Thị Màu lên chùa.
- Một HS đóng vai Thị Màu ( có trang phục phù hợp với hoạt cảnh )
- Một HS đọc tiểu sử và lời bình...
+ Kết thúc hoạt cảnh một HS hát bài hát “Lên chùa vẽ một cành sen “
4. Vận dụng :
GV : Giao bài tập về nhà cho HS : Em hãy kể tên và trình bày những phong tục tập quán , truyền thống tốt đẹp của quê hương đất nước không khí mừng xuân đón tết cổ truyền của dân tộc .
- Em học tập được điều gì qua những phong tục tập quán , truyền thống tốt đẹp của quê hương đất nước không khí mừng xuân đón tết cổ truyền của dân tộc
VI/ Tư liệu :
- Tài liệu về những phong tục tập quán , truyền thống tốt đẹp của quê hương đất nước không khí mừng xuân đón tết cổ truyền của dân tộc
- Các bài hát, bài thơ, mẩu chuyện ...
VII/ Đánh giá kết quả hoạt động của chủ điểm.
1. HS tự đánh giá xếp loại
Câu1 : Qua các hoạt động của chủ điểm : Em thu hoạch được những gì ?
câu2 : Tự đánh giá kết quả hoat động của bản thân ?
Tốt Khá Trung bình Yếu
2. Tổ HS đánh giá , xếp loại :
Tốt Khá Trung bình Yếu
3. Giáo viên chủ nhiệm đánh giá , xếp loại :
Tốt Khá Trung bình Yếu
File đính kèm:
- HDNG LL 7 moi.doc