Giáo án Lớp 7: Chúng ta có thể sống an toàn

I. Mục đích :

Giúp học sinh :

- Hiểu được nguyên nhân của việc sử dụng ma túy , đặc biệt là với giới trẻ

- Thực hành kỹ năng thiết thực để phòng tránh ma túy

II. Tài liệu và phương tiện

– Phiếu bài tập : Bạn có thể thử cái gì ?

– Tranh ảnh về một số loại ma túy tổng hợp

– Mỗi nhóm một tờ A0 để vẽ cây Nguyên nhân – Kết quả của nhóm mình

III. Các hoạt động :

Khởi động : trò chơi “đùng, đòang”

- Để thực hiện trò chơi, yêu cầu HS đứng thành vòng tròn, người chủ trò đứng giữa vòng tròn đó. Khi người chủ trò hô “đùng” và chỉ vào một người nào đó, người này phải giơ hai tay lên trời, ý bị chết. Khi người chủ trò hô “đoàng” và chỉ vào một người nào đó, người này phải giơ thẳng hai tay ra phía trước, ý đã bị thương. Người chủ trò sẽ hô “đùng” hay “đoàng” nhưng cử chỉ không giống với luật vừa nêu, do đó HS sẽ nhầm lẫn làm không theo quy định, người nào phạm luật thì bị phạt.

- Ý nghĩa của trò chơi : Khi đạn bắn, bạn sẽ bị thương hay bị chết, ma túy không làm cho người ta bị thương hay bị chết ngay như vậy, nhưng nguời ta nói ma túy nguy hiểm, tại sao ?

 

doc4 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 869 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 7: Chúng ta có thể sống an toàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỚP 7 CHÚNG TA CÓ THỂ SỐNG AN TOÀN (120 phút) I. Mục đích : Giúp học sinh : - Hiểu được nguyên nhân của việc sử dụng ma túy , đặc biệt là với giới trẻ - Thực hành kỹ năng thiết thực để phòng tránh ma túy II. Tài liệu và phương tiện – Phiếu bài tập : Bạn có thể thử cái gì ? – Tranh ảnh về một số loại ma túy tổng hợp – Mỗi nhóm một tờ A0 để vẽ cây Nguyên nhân – Kết quả của nhóm mình III. Các hoạt động : Khởi động : trò chơi “đùng, đòang” - Để thực hiện trò chơi, yêu cầu HS đứng thành vòng tròn, người chủ trò đứng giữa vòng tròn đó. Khi người chủ trò hô “đùng” và chỉ vào một người nào đó, người này phải giơ hai tay lên trời, ý bị chết. Khi người chủ trò hô “đoàng” và chỉ vào một người nào đó, người này phải giơ thẳng hai tay ra phía trước, ý đã bị thương. Người chủ trò sẽ hô “đùng” hay “đoàng” nhưng cử chỉ không giống với luật vừa nêu, do đó HS sẽ nhầm lẫn làm không theo quy định, người nào phạm luật thì bị phạt. - Ý nghĩa của trò chơi : Khi đạn bắn, bạn sẽ bị thương hay bị chết, ma túy không làm cho người ta bị thương hay bị chết ngay như vậy, nhưng nguời ta nói  ma túy nguy hiểm, tại sao ? * Hoạt động 1 : Bạn có thể thử cái gì ? - Mục tiêu : Làm cho HS biết được mức độ nguy hiểm của ma túy và có thái độ cương quyết với ma túy - Đồ dùng dạy học : Phiếu bài tập “Bạn có thể thử cái gì ?” - Cách thực hiện : Bước 1 : Cá nhân làm phiếu bài tập “Bạn có thể thử cái gì ?” Bước 2 : Thảo luận trong nhóm 2 người  về các sự lựa chọn giống nhau và khác nhau trong phiếu bài tập Bước 3 : Thảo lận trong nhóm 6-8 em và trình bày kêt luận của nhóm trước lớp Bước 4 : Giáo viên tóm lược và giúp học sinh củng cố kiến thức về tác hại của ma túy (đã học ở lớp 6) Kết luận : Ma túy nguy hiểm vì chỉ cần thử nó một lần bạn có thể bị nghiện. Tiêm chích ma túy có nguy cơ bị nhiễm HIV/AIDS và lây nhiễm bệnh cho người khác. Ma túy có tác hại đối với bản thân người nhiễm, gia đình và xã hội. * Họat động 2 : Nguyên nhân của việc nghiện ma túy Mục tiêu : Giúp học sinh hiểu rõ nguyên nhân của việc nghiện MT Đồ dùng dạy học : Giấy rôki A0, bút dạ, hồ dán Cách tiến hành : Bước 1: Chia lớp thành các nhóm 6-8 học sinh. Phát cho mỗi em 2 phiếu nhỏ Bước 2 : Trong  nhóm mỗi người suy nghĩ về một trường hợp nghiện ma túy mà mình biết được, hoặc nghe người khác kể lại, hoặc đọc được trên báo, qua xem T.V. Kể lại cho các bạn trong nhóm cùng nghe. Bước 3 : Các thành viên trong nhóm cùng phân tích những nguyên nhân dẫn người đó đến nghiện ma túy, ghi mỗi nguyên nhân vào một tờ phiếu nhỏ Bước 4 : Giáo viên đặt 2 tờ giấy A0 lên sàn nhà, và các em lần lượt đặt các phiếu ghi nguyên nhân nghiện ma túy. Bước 5 : Giáo viên cùng học sinh nhóm các phiếu có nội dung tương tự lại với nhau, từng bước hình thành cụm nguyên nhân và hòan thành cây nguyên nhân. Kết luận : - Có rất nhiều nguyên nhân dẫn người ta đến với ma túy. Có những nguyên nhân từ phía bản thân người sử dụng ma túy, gia đình, bạn bè; nguyên nhân liên quan đến môi trường xã hội, đến luật pháp - Cần hiểu rõ rằng thực trạng sử dụng ma túy là rất phức tạp, liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau, cho nên không phải là lỗi hòan tòan ở người sử dụng. Trong nhiều trường hợp, họ là nạn nhân của ma túy. Nếu có nghị lực họ có thể cai nghiện. Ai cũng có thể bị ma túy tấn công, vì vậy cần cảnh giác với ma túy. * Hoạt động 3 : Kỹ năng phòng tránh ma túy - Mục tiêu : Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng thiết thực để phòng tránh ma túy cho học sinh. - Cách thực hiện : Bước 1 : Chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận về tình huống mà nhóm được phân công Bước 2 : Đóng vai trước lớp Bước 3 : Sau mỗi phần sắm vai của mỗi nhóm, giúp cả lớp cùng thảo luận xem tiểu phẩm mà các nhóm muốn truyền đạt là gì ? Nhân vật trong tiểu phẩm đã vận dụng những kỹ năng gì để ứng phó với nguy cơ ma túy ? Các nhóm đóng vai thể hiện cách ứng phó với các tình huống sau : Nhóm 1 : Hai bạn bị điểm kém, rất buồn vì sợ mẹ mắng đang tìm cách nói dối mẹ, một bà bán hàng trước cửa trường nghe được chuyện này mời em thử hút một chất gì đó nói là để quên buồn phiến, có sức mạnh Nhóm 2 : Trong một lần đi chơi, một nhóm bạn lớn tuổi hơn rủ em hít một loại bột hoặc thuốc gói trong giấy bạc để tỏ vẻ mình đã lớn và có thể quyết định tất cả mọi thứ. Nhóm 3 : Bố mẹ em cãi nhau, gia đình không vui, em tìm một người bạn lớn để tâm sự, bạn này rủ em thử dùng một loại thuốc gì đó để quên sầu. Nhóm 4 : Có một người lớn tuổi mà em không quen lắm nhờ em chuyển cho một người bạn trong trường một gói nhỏ mà em không biết là cái gì . Các kỹ năng sống cần thiết để ứng phó với ma túy : - Kỹ năng nhận diện tình huống nguy cơ - Kỹ năng phân tích và suy nghĩ sáng tạo, linh hoạt - Kỹ năng thương lượng, từ chối, ứng phó - Kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ (giao tiếp, bày tỏ, kêu cứu ) -Kỹ năng kiên định (thể hiện sự tự tin và kiên quyết) Kết luận chung - Ai cũng có nguy cơ bị lôi kéo vào ma túy, vì vậy hãy thường xuyên cảnh giác. Con đường dẫn đến ma túy có thể do tò mò, do tìm đến ma túy để với nỗi buồn, do bị dụ dỗ, lôi kéo Ma túy gây tác hại cho bản thân người sử dụng, gia đình và xã hội. - Để phòng tránh ma túy, cần có ý thức về nguy cơ bị lôi kéo, tính tò mò của bản thân, có sự suy nghĩ khi hành động, sự cương quyết để từ chối, nói không, và biết cách tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác đối với những điều mà bản thân bức xúc, để không bị sa ngã vào ma túy. - Cần lưu ý việc sử dụng chung bơm kim tiêm làm cho nguy cơ lây nhiễm HIV giă tăng. Sử dụng kim riêng và khử trùng đúng cách làm hạn chế nguy cơ lây nhiễm HIV. PHIẾU BÀI TẬP: Bạn có thể thử cái gì ? Các chất sử dụng Có thế Không thể Tại sao ? Rượu Cà phê Hêroin Cocain Thuốc lá Chè Thuốc phiện Bia Moocphin Ăn trầu Hút thuốc lào THÔHG TIN CƠ BẢN DÀNH CHO GIÁO VIÊN 1. Sự nguy hiểm của ma túy : Các chất ma túy có đặc điểm chung là gây cho người nghiện những đặc điểm sau : - Có sự ham muốn sử dụng chất đó và không thể kiềm chế nổi sự ham muốn đó - Có khuynh hướng tăng dần liều sự dụng (liều sau phải cao hơn liều trước thì mới có tác dụng) - Bị phụ thuộc vào tác động của chất ma túy đó cả về tâm thần lẫn thể chất, nếu ngừng sử dụng thì có thể có những phản ứng sinh lý bất lợi, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Người sử dụng ma túy theo kiểu tiêm chích sẽ có nguy cơ bị nhiễm HIV/AIDS nếu sự dụng chung bơm kim tiêm. 2. Mức độ gây nghiện của các chất ma túy Ma túy có nhiều loại khác nhau và mức độ gây nghiện cũng khác nhau - Loại mạnh thuờng là những ma túy luôn luôn gây ra hiện tượng nghiện. Khi cai nghiện thường gây ra những rối loạn nghiêm trọng về sinh lý. Ví dụ thuốc phiện, hêrôin, cocain, methamphetamin - Loại trung gian : đó là các chất ma túy gây nghiện do phản ứng dược lý, gây tác hại cơ thể  người dùng, cần được kiểm sóat chặt chẽ. Ví dụ  các thuốc an thần gây ngủ như seduxen các thuốc giảm đau như móocphin, đolâgan, các thuốc gây ảo giác như bồ đà - Loại nhẹ là những chất thường gây nghiện do phản ứng tâm lý, khi cai nghiện không gây ra những rối lọan sinh lý nghiêm trọng, ít gây tác hại cho cá nhân và xã hội nên chưa cấm như thuốc lá, rượu. 3. Cai nghiện ma túy Hội chứng cai nghiện : Trong cơ thể con người, bình thường tuyến yên vẫn tiết ra một lượng enđoophin có tác dụng làm giảm cơn đau khi cơ thể chẳng may bị đau đớn, giống như tác dụng của moocphin còn được gọi là moocphin nội sinh. Tuy nhiên, khi cơ thể sử dụng các chất ma túy có tác dụng giảm đau thì chúng sẽ thay thế dần các enđoophin. Tuyến yên tiết chất enđoophin ngày càng ít, do đó để giảm đau co thể đòi hỏi một liều lượng ma túy cao hơn, nếu không cơ thể sẽ bị đau đớn dù chỉ một va chạm nhẹ hoặc một cử động khẽ. Khi người nghiện không dùng ma túy nữa do bắt đầu cai nghiện, trong khoảng 7 đến 15 ngày đầu cơ thể chưa kịp thích ứng để tiết ra đủ chất enđoorphin để giữ cơ thể ở trạng thái cân bằng. Lúc này người nghiện phải chịu những cơn đau dữ dội, những rối loạn cấp tính cũng xuất hiện, đó chính là hội chứng cai nghiện. Nếu nghiện nhẹ, có những triệu chứng như ngáp, chảy nước mắt, nước mũi, nước bọt, vã  mồ hôi, ớn lạnh, nổi da gà. Nếu nghiện nặng thì nôn mửa, đi ngòai, xuất huyết đường tiêu hóa, đau cơ và khớp xương, nhức đầu, bực tức, co giật, hôn mê Hội chứng cai nghiện xuất hiện ngay khi cắt thuốc nhưng nặng nhất bắt đầu từ ngày thứ ba trở đi. Người nghiện không thể vượt qua được những biểu hiện của hội chứng cai nghiện , cần được sự giúp đỡ của bác sĩ y khoa, của những nguời thân. Từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 10, các rối lọan giảm dần, sau 15 ngày cơ thể trở về trạng thái sinh lý bình thường, sức khỏe hồi phục sau 2 tháng. - Tại nước ta đã có các phương pháp cắt cơn có hiệu quả như : + Phương pháp cắt ngang : Không cho người nghiện dùng bất cứ loại thuốc thay thế nào, cách ly người nghiện với môi trường xã hội, tổ chức nuôi dưỡng – chăm sóc và giáo dục tập trung, kết hợp với xoa bóp châm cứu. Phương pháp này làm người nghiện đau đớn về mặt thể chất. + Phương pháp dùng thuốc gây ngủ kéo dài : cách ly người nghiện với môi trường hút, dùng thuốc an thần  cho người nghiện dài ngày, kết hợp với xoa bóp và châm cứu. + Phương pháp đông – tây y kết hợp : dùng các biện pháp vật lý trị liệu, xoa bóp, xông hơi, châm cứu, thể dục, kết hợp với dùng thuốc bổ tiêm tĩnh mạch. Sau khi người nghiện đã cắt cơn, cần tiếp tục giai đoạn phục hồi chức năng sinh lý, tạo đìều kiện để người cai nghiện có một cai nghiện có một cuộc sống lao động lành mành, hòa nhập cộng đồng. Như vậy, con đường thử dùng ma túy dẫn đến nghiện rất dễ và nhanh chóng nhưng cai nghiện thì hết sức đau đớn và lâu dài, đòi hỏi phải có nghị lực và quyết tâm cao của người nghiện cũng như sự quan tâm, chăm sóc của gia đình và cộng đồng. Hãy cảnh giác đối với nguy cơ ma túy.

File đính kèm:

  • docLỚP 7 CHÚNG TA CÓ THỂ SỐNG AN TOÀN TRONG VIEC PHONG CHỐNG MA TUÝ.doc