I/. MỤC TIÊU: Gióp học sinh:
1/. Kiến thức:
- Bồi dưỡng kỹ năng trình diễn văn nghệ.
- Bồi dưỡng tình cảm yêu mến, gắn bó với trường, lớp, quý trọng thầy cô, đoàn kết thân ái với bạn bè.
2/. Kỹ năng:
- Biết cách đọc và luyện tập các bài hát
3/. Thái độ:
- Tham gia văn nghệ nhiệt tình, sôi nổi thông qua một số bài hát, bài tho ưca ngợi thầy cô và bạn.
II/. CÁC NỘi dung VÀ MỨC ĐỘ TÍCH HỚP TRONG hoẠt ĐỘng:
- Thi hát, múa, kịch ngắn, ngâm thơ giữa các tổ.
- Thi sáng tác thơ giữa các tổ về chủ đề trên.
- Mức độ: Liên hệ
III/. CÁC PP/KTDH TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG:
- Bản đồ tư duy. Thảo luận. Biểu đạt sáng tạo. Hỏi và trả lời.
IV/. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
1/. Tài liệu:
- Những bài hát, bài thơ về trường lớp, thầy cô, bạn bè.
- Một số tiết mục văn nghệ.
2/. Phương tiện:
- Giấy A0, bút lông. Phiếu học tập, hồ dán.
4 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 3400 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 - Chủ điểm tháng 9: Truyền thống nhà trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/09/2012 Ngày giảng: 22/09/2012
CHñ ĐIÓM TH¸NG 9
TRUYÒN THèNG NHµ TR¦êNG
Hoạt động 3: VĂN NGHỆ THEO CHỦ ĐỀ
I/. MỤC TIÊU: Gióp học sinh:
1/. Kiến thức:
- Bồi dưỡng kỹ năng trình diễn văn nghệ.
- Bồi dưỡng tình cảm yêu mến, gắn bó với trường, lớp, quý trọng thầy cô, đoàn kết thân ái với bạn bè.
2/. Kỹ năng:
- Biết cách đọc và luyện tập các bài hát
3/. Thái độ:
- Tham gia văn nghệ nhiệt tình, sôi nổi thông qua một số bài hát, bài tho ưca ngợi thầy cô và bạn.
II/. CÁC NỘi dung VÀ MỨC ĐỘ TÍCH HỚP TRONG hoẠt ĐỘng:
- Thi hát, múa, kịch ngắn, ngâm thơ giữa các tổ.
- Thi sáng tác thơ giữa các tổ về chủ đề trên.
- Mức độ: Liên hệ
III/. CÁC PP/KTDH TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG:
- Bản đồ tư duy. Thảo luận. Biểu đạt sáng tạo. Hỏi và trả lời.
IV/. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
1/. Tài liệu:
- Những bài hát, bài thơ về trường lớp, thầy cô, bạn bè.
- Một số tiết mục văn nghệ.
2/. Phương tiện:
- Giấy A0, bút lông. Phiếu học tập, hồ dán.
V/. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
1/. Khám phá (Mở đầu):
- Hát tập thể: Lớp chúng mình đoàn kết
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, giám khảo.
* Xây dựng bản đồ tư duy:
- Phát cho Hs phiếu nhỏ, yêu cầu mỗi Hs ghi ra các bài hát ca ngợi trường lớp, bài hát về tuổi học trò . . .
- Hs dán lên bảng đen.
- Người điều khiển cho Hs đọc to các phiếu sau khi đã loại phiếu trùng nhau.
- Người điều khiển hay giáo viên nhận xét.
2/. Kết nối:
* Hoạt động 1: Thi hát cá nhân về chủ đề mừng năm học mới, thầy cô và bạn bè.
Thể lệ thi: Mỗi tổ cử một bạn lên bốc thăm.
- Yêu cầu bài hát thể hiện được tìm cảm yêu mến, gắn bó với trường lớp, thầy cô và bạn bè. (thang điểm 10)
- Thí sinh các tổ lần lượt trình bày
- Ban giám khảo đánh giá cho điểm.
* Hoạt động 2: Thi hát tập thể:
Thể lệ thi: Các thành viên trong tổ lần lượt hát 2 đến 3 câu của bài hát theo chủ đề. Tổ nào hát nhiều bài thì tổ đó thắng. Ban giám khảo đánh giá cho điểm.
- Các thành viên của các tổ lần lượt thực hiện.
* Hoạt động 3: Trò chơi tìm ẩn số:
- Trên băng có mười ô chữ, giải đáp đúng các ô chữ theo số thứ tự sẽ thể hiện một dòng chữ có ý nghĩa.
- Thể lệ: mỗi tổ cử một người lên bốc thăm số thứ tự (dưới dạng quả bong bóng gắn trên cây cảnh). Mỗi tổ được bốc hai thăm, sau đó người dẫn chương trình đọc câu hỏi của số thăm đó. Thời gian suy nghĩ là 15”.
Các câu hỏi:
1. Bạn hãy cho biết lễ khai giảng năm học 2008 – 2009 là lễ khai giảng lần thứ bao nhiêu của trường PHAN THÚC DUYỆN?
2. Bạn cho biết tên thầy cô giáo dạy lâu năm nhất của trường ta hiện nay?
3. Bạn hãy hát một bài có cụm từ “mái trường xinh”
4. Hãy cho biết tên thầy, cô hiệu trưởng của trường ta hiện nay?
5. Hãy cho biết tên thầy cô đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh của trường ta năm học 2007 – 2008.
6. Bạn hãy hát bài hát có từ “cô giáo em”
7. Số lớp theo khối của trường ta trước đây.
8. Hãy hát các bài hát có tên luôn cả hàng chữ c
- Thí sinh của mỗi tổ lên bốc hai thăm.
- Thí sinh của tổ bốc đúng thăm số, suy nghĩ và trả lời câu hỏi (Hoặc trình bày bài hát theo yêu cầu của câu hỏi)
- 1 hs phụ trách gỡ ô chữ được giải.
- Sau khi các tổ hoàn thành các câu hỏi của cuộc thi BGK nhậ xét đánh giá cho điểm
- Thư kí ghi nhận và tổng hợp điểm.
3/. Thực hành / luyện tập:
* Hoạt động 4: Tập hát 1 bài hát tập thể về chủ đề ca ngợi trường lớp thân yêu.
- Lớp phó văn thể giới thiệu bài hát và hát mẫu.
- Lớp phó văn thể : tập cho lớp hát từng câu cho đến hết bài.
4/. Vận dụng:
- Thư kí công bố kết quả.
- GVCN nhận xét và phát thưởng cho các tổ.
- VCN phát biểu ý kiến về buổi sinh hoạt.
- GVCN dặn dò cho buổi sinh hoạt tới.
- Hs về nhà tiếp tục sưu tầm và tập hát các bài hát về chủ đề bài hát ca ngợi trường lớp, bài hát về tuổi học trò . . .
VI/. TƯ LIỆU:
1- Bài Hát cho Hoạt động 4:
MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU
Bao hàng cây xanh thắm dưới mái trường mến yêu
Có loài chim đang hót âm thầm tựa như nói
Vì hạnh phúc tuổi thơ và cho đời thêm sức sống
Thầy dìu dắt chúng em với tấm lòng thiết tha !
Khi bình minh hé sáng phố phường còn ngủ yên
Khi giọt sương lóng lánh đang còn đọng trên lá
Thầy bước đến trường em mang một tình yêu ước mơ
Cho từng ánh mắt trẻ thơ, cho từng khúc nhạc dịu êm !
ĐK:
Như thời gian êm đềm theo tháng năm
Như dòng sông lượn đều theo cơn gió
Mang tình tình yêu của thầy đến với chúng em
Để dựng xây quê hương tương lai sáng ngời...
Lê Quốc Thắng
================//===============//===================
Ngày soạn: 25/09/2012 Ngày giảng: 29/9/2012
Hoạt động 4: TÌM HIỂU VỀ TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
I/. MỤC TIÊU: Gióp học sinh:
1/. Kiến thức:
- Củng cố, khắc sâu nhận thức về truyền thống tốt đẹp của trường, những tấm gương dạy tốt của thầy, cô giáo và gương học tốt của học sinh.
- Phấn khởi, tự hào và phát huy truyền thống tốt đẹp của trường,lớp bằng việc phấn đấu học tập và tu dưỡng tốt trong năm học mới.
2. Kĩ năng:
- Học sinh biết cách rèn luyện các kĩ năng sống qua việc tham gia thảo luận về các truyền thống tốt đẹp của nhà trường trong suốt quá trình phát triển
- Biết thực hành các kĩ năng sống trong giao tiếp ứng xử tích cực với bản thân, với bạn bè cùng lớp, với các tình huống nảy sinh trong quá trình thảo luận.
3. Thái độ:
- Học sinh có ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống của nhà trường.
- Tích cực rèn luyện, thực hiện tốt nhiệm vụ học tập để xứng đáng với truyền thống của nhà trường.
- Tích cực thảo luận các vấn đề được nêu ra và phát sinh trong hoạt động.
II/. CÁC NỘi dung VÀ MỨC ĐỘ TÍCH HỚP TRONG hoẠt ĐỘng:
- KN tìm kiếm và xử lí thông tin về truyền thống của nhà trường.
- KN trình bày suy nghĩ về những điểm cơ bản trong truyền thống nhà trường.
III/. CÁC PP/KTDH TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG:
- Bản đồ tư duy . Suy nghĩ - thảo luận cặp đôi - chia sẻ. Báo cáo một phút
IV/. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
1/. Tài liệu:
- Ý nghĩa của tên trường.
- Những truyền thống tốt đẹp của trường.
- Những tấm gương học tốt của trường, của lớp mà bạn mến phục nhất.
- Bảo vệ và phát huy truyền thống của trường.
2/. Phương tiện:
- Các mẩu chuyện về danh nhân hoặc địa danh mà trường mang tên; về gương các thầy, cô giáo dạy tốt và về những thành tích nổi bật của trường, lớp.
- Các bài hát về trường, lớp, thầy cô giáo và bạn bè.
- Các câu hỏi, câu đố cùng đáp án về truyền thống của trường và lớp. Ví dụ: Việc trường ta mang tên địa danh.. có ý nghĩa gì? Là học sinh của trường được mang tên địa danh..., bạn có suy nghĩ gì? thành tích cai nhất của trường ta,của lớp ta trong năm học vừa qua là gì?
- Năm học vừa qua lớp ta có bao nhiêu học sinh giỏi, bao nhiêu học sinh tiên tiến? Có bao nhiêu học sinh trường ta đạt giải cấp huyện, thành trong các kì thi học sinh giỏi các môn? Có những bạn nào làm được việc tốt mà chúng ta cần học tập?
V/. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
1/. Khám phá (Mở đầu):
- Hát tập thể bài hát truyền thống của trường.
- Người dẫn chương trình tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu;nêu trương trình hoạt động,mời các đội thi đấu và ban giám khảo lên làm việc.
+ Các đội thi đấu nói lời quyết tâm thi đua của đội mình.
+ Ban giám khảo nêu thể lệ thi,cách chấm điểm,quy định thời gian chuẩn bị để trả lời và thang điểm cho từng loại câu hỏi.
2/. Kết nối:
- Thi hiểu biết về truyền thống của trường
- Các đội báo tín hiệu hiệu trả lời (bằng cách cắm cờ,đanh trống hay lắc chuông). Tổ trả lời trước mà chưa đúng thì tổ khác có quyền trả lời. Nếu các đội cùng có tín hiệu thì viết ý kiến trả lời ra giấy. Người dẫn chương trình sẽ đọc ý kiến trả lời từng đội cho cả lớp nghe.Giám khảo cho điểm từng tổ công khai lên bảng. Nếu không có đội nào trả lời đúng thì mời cổ động viên. Nếu không ai trả lời đúng thì người dẫn chương trình nêu đáp án.
3/. Thực hành / luyện tập:
- Thi đố vui và văn nghệ (dành cho cổ động viên)
- Người dẫn chương trình nêu từng câu đố vui hoặc yêu cầu về văn nghệ, sau đó lần lượt mời các cổ động viên xung phong trả lời. Nếu không ai trả lời được thì người dẫn chương trình nêu đáp án. Nếu có nhiều cổ động viên cùng xung phong thì người dẫn chương trình nên mời cho đồng đều giữa các tổ.
- Trưởng ban giám khảo công bố kết quả thi giữa hai đội.
4/. Vận dụng:
- Mời giáo viên chủ nhiệm (hoặc đại biểu) lên tuyên dương hoặc khen thưởng các đội được xếp hạng nhất, nhì, ba, ..v..v..
- Nhận xét chung về tinh thần, ý thức và kết quả tham gia hoạt động của các tổ và các thành viên trong lớp.
- Nhắc nhở học sinh việc thực hiện nề nếp để giữ gìn danh dự và truyền thống của nhà trường
- Giáo viên chủ nhiệm tổng kết
VI/. TƯ LIỆU:
- Các câu chuyện về danh nhân ở địa phương
- Các tấm gương của các thầy cô giáo trong suốt quá trình xây dựng và phát triển của nhà trường
- Các tấm gương học tập tốt của HS trong trường từ xưa đến nay
File đính kèm:
- HDDNGLL7 20122013.doc