Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 - Chủ điểm tháng 9: Truyền thống nhà trường

1. Yêu cầu giáo dục:

Giúp học sinh:

- Hiểu rõ nội quy, nhiệm vụ năm học mơi và ý nghĩa của nó.

- Tự giác thực hiện và nhắc nhở nhau cùng chấp hành đúng nội quy của trường, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.

- Củng cố, khắc sâu nhận thức về truyền thống tốt đẹp của trường, những tấm gương dạy tốt của các thầy cô và gương học tốt của học sinh.

2. Nội dung và hình thức hoạt động

a. Nội dung

- Nội quy và ý nghĩa của việc thực hiện nội quy nhà trường.

- Những nhiệm vụ cụ thể của năm học và ý nghĩa của nó.

- Ý nghĩa của tên trường.

 - Những truyền thống tốt đẹp của trường.

 - Những tấm gương học tập tốt của trường, của lớp mà bạn bè mến phục nhất.

 - Bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường.

b. Hình thức hoạt động

Chuẩn bị câu hỏi và liên hệ thực tế.

- Thi hỏi - đáp và kể chuyện về truyền thống của nhà trường.

 - Thi đố vui và văn nghệ.

 

doc34 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1117 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 - Chủ điểm tháng 9: Truyền thống nhà trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tôn trọng tình đoàn kết hữu nghị, có tình cảm và có ý thức sẵn sàng hợp tác với nhau trên tinh thần tôn trọng và hiểu biết nhau. - Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, xâu dựng mối quan hệ thân thiện trên tinh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau. II. Chuẩn bị: a) Về phương tiện hoạt động. - Các tư liệu, tranh ảnh, bài viết, bài thơ, ca dao, tục ngữ về di sản, di tích lịch sử của địa phương, của đất nước. - Một số câu hỏi phục vụ cho cuộc thi. - Tranh ảnh, bài hát, bài thơ, câu chuyện... ca ngợi tình đoàn kết hữu nghị. - Một số câu hỏi dành cho hoạt động hái hao dân chủ. b) Về tổ chức - Giáo viên chủ nhiệm nêu yêu cầu, nội dung hoạt động và định hướng cách tổ chức hoạt động. - Hướng dẫn học sinh cách sưu tầm và sắp xếp các tư liệu thu thập được, nếu có thể thì trình bày trên tờ giấy khổ to hoặc thành quyển album trong đó bao gồm tất cả các tư liệu mà tổ đã sưu tầm được. - Giáo viên chủ nhiệm xây dựng một số câu hỏi thi tìm hiểu theo chủ đề hoạt động này (phối hợp với giáo viên môn Lịch sử, Địa lý). - Cùng với học sinh xây dựng chương trình cuộc thi. - Cử người điều khiển chương trình. - Cử ban giám khảo cuộc thi. - Chuẩn bị một vài bài hát, truyện kể. III. Tiến hành hoạt động: * Giới thiệu kết quả sưu tầm của từng tổ. - Từng tổ trình bày kết quả sưu tầm của tổ mình trong ba phút. Khi trình bày nên nói theo thứ tự: tên di sản, di tích lịch sử, địa điểm, ý nghĩa của di sản đó. * Thi tìm hiểu: - Lớp cử 2 đội, mỗi đội từ 5 - 10 học sinh và phân công một bạn làm đội trưởng. - Sau hiệu lệnh của người điều khiển, đội trưởng mỗi đội lên bốc thăm câu hỏi. Từng đội chuẩn bị trả lời. Đọc to câu hỏi và trả lời rõ ràng. Nếu đội nào trả lời chưa đúng hoặc chưa đủ, ban giám khảo có thể mời học sinh ở dưới trình bày ý kiến của mình. Sau đó, ban giám khảo công bố điểm cho cả hai đội. - Kết thúc cuộc thi, ban giám khảo công bố kết quả của từng đội và phát thưởng (nếu có). IV- Kết thúc hoạt động - Nhận xét về tinh thần, thái độ tham gia của học sinh. - Rút kinh nghiệm về khâu chuẩn bị, về cách đièu khiển của cán bộ lớp và cách tham gia của học sinh. ----------------------------------------------------------------------------- Chủ điểm tháng 4 hoà bình và hữu nghị Ngày thực hiện: Tiết 2: sinh hoạt văn nghệ mừng 30/4 hội vui học tập I. Mục tiêu Giúp HS: - ý thức được ý nghĩa to lớn của ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. - Có lòng tự hào dân tộc, thái độ trân trọng và biết ơn cha anh đã hy sinh xương máu vì sự nghiệp thống nhất đất nước. - Luyện tập các kĩ năng tham gia hoạt động văn nghệ của tập thể. - Ôn luyện những kiến thức của các môn học, chuẩn bị tốt cho kì thi cuối năm học, đồng thời là dịp để các em cùng nhau trao đổi kinh nghiệm học tập tốt. - Rèn luyện các kỹ năng hoạt động tập thể của cá nhân. - Có thái độ tích cực và hứng thú với các hoạt động của Hội vui học tập II. Chuẩn bị: a) Về phương tiện hoạt động. - Một số bài hát, điệu múa, câu chuyện, bài thơ có liên quan đến nội dung của hoạt động. - Các trang phục biểu diễn (nếu có) - Phiếu các câu hỏi của các môn học khác nhau. - Phần thưởng (nếu có). b) Về tổ chức Học sinh: - Mỗi tổ học sinh chuẩn bị từ 2 - 4 tiết mục văn nghệ và có kế hoạch luyện tập. - Cán bộ lớp tập hợp các tiết mục văn nghệ của các tổ và xây dựng chương trình biểu diễn. - Cử người điều khiển chương trình. - Phân công trang trí lớp. - Giáo viên chủ nhiệm: + Giao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp tổ chức hoạt động này: trao đổi với các em nhằm thống nhất chọn những môn học mà lớp còn yếu để xây dựng hệ thống câu hỏi phục vụ cho "Hội vui học tập". + Liên hệ với giáo viên bộ môn của những môn đã chọn, đề nghị học hợp tác và cung cấp một số câu hỏi ôn tập cụ thể. + Định hướng cho học sinh nội dung ôn tập của những môn học này. III. Tiến hành hoạt động: * Hoạt động thi trả lời nhanh. Người điều khiển mời các đội thi ngồi vào vị trí của mình. Ban giám khảo nêu yêu cầu, nội dung thi và cách thức thi. - Ban giám khảo theo dõi, ghi điểm đánh giá. Kết thúc cuộc thi, ban giám khảo công bố điểm cho từng đội Tuyên dương hoặc phát thưởng (nếu có). *Chương trình biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày chiến thắng 30 - 4 có thể diễn ra như sau: - Người điều khiển chương trình nêu lí do, giới thiệu đại biểu tham dự. - Trình diễn các tiết mục văn nghệ. Cần ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, nếu đẹp thì càng tốt. Sau mỗi tiết mục là sự cổ vũ của "khán giả" phía dưới. Nếu có cựu chiến binh tham dự thì có thể mời họ phát biểu hay tâm sự nhưng cần ngắn gọn. - Kết thức chương trình biểu diễn nên hát tập thể bài: Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng. IV- Kết thúc hoạt động - Nhận xét về ý thức chuẩn bị của học sinh, về tinh thần tham gia trong hoạt động này. - Rút ra những kinh nghiệm tổ cho lần tổ chức hoạt động tiếp theo. - Nhắc nhở, động viên ôn tập tốt hơn để có được kì thi cuối năm đạt kết quả cao. ---------------------------------------------------------------------------- Chủ điểm tháng 5 hoà bình và hữu nghị Ngày thực hiện: Tiết 1:tìm hiểu những lời dạy của bác hồ với thiếu nhi. thảo luận chủ đề “bác hồ với thiếu nhi, thiếu nhi với bác hồ” I. Mục tiêu Giúp HS: - Hiểu rõ hơn 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi. - Có thái độ tích cực thực hiện 5 điều Bác dạy thể hiện trong học tập và rèn luyện hằng ngày ở trường, gia đình và ngoài xã hội. - Có thêm hiểu biết về tình cảm của Bác dành cho thiếu nhi, về những quan tâm đặc biệt của Bác đối với thiếu thi mặc dù Bác luôn bận trăm công nghìn việc - Tôn trọng, kính yêu và biết ơn Bác. - Rèn luyện một số kĩ năng tham gia hoạt động như trình bày ý kiến, lắng nghe ý kiến của bạn... II. Chuẩn bị: a) Về phương tiện hoạt động. - Tư liệu về 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi. - Một vài gương đội viên thực hiện tốt 5 điều Bác dạy. - Những câu chuyện có nội dung cảm động, những bài thơ bài hát về Bác có liên quan đến hoạt động. - ảnh Bác. b) Về tổ chức - Giáo viên chủ nhiệm giao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp, Đội tổ chức thực hiện hoạt động này. - Giáo viên xây dựng một vài câu hỏi và định hướng để học sinh có ý thức chuẩn bị phát biểu hoặc báo cáo trước lớp. - Học sinh suy nghĩ để thảo luận một vài vấn đề có liên quan đến các chủ đề này. - Học sinh: + Đội ngũ cán bộ lớp, Đội họp bàn xây dựng kế hoạch thực hiện: phân công từng tổ chuẩn bị ý kiến của mình về 5 điều Bác dạy; xây dựng chương trình cuộc thi, cử ban giám khảo, xây dựng tiêu chuẩn thi, cách chấm. + Từng tổ họp bàn nội dung 5 điều Bác dạy để chuẩn bị ý kiến cho cuộc thi, cử người trình bày trong cuộc thi. + Một số tiết mục văn nghệ. + Chuẩn bị trang trí lớp (ảnh Bác, lọ hoc, khăn bàn) III. Tiến hành hoạt động: Chương trình cuộc thi tìm hiểu 5 điều Bác dạy thiếu nhi có thể diễn ra như sau: - Nêu lí do hoạt động, giới thiệu đại biểu và ban giám khảo. Dưới sự điều khiển của người dẫn chương trình, toàn lớp tham gia các hoạt động: kể chuyện, hát và tiến hành trao đổi thảo luận theo một vấn đề mà giáo viên đã lựa chọn, chẳng hạn như thảo luận về tình cảm và sự quan tâm của Bác đối với thiếu nhi. Trong quá trình thảo luận, giáo viên có thể cùng trao đổi và nêu ý kiến của mình, cũng có thể khơi gợi vấn đề để học sinh tự tìm hiểu khi thảo luận. Các ý kiến của lớp được ghi thành biên bản. Sau đó, ban thư kí đọc to cho cả lớp nghe để cùng nhau thống nhất. - Từng tổ lên trình bày ý kiến của tổ mình về 5 điều Bác dạy, đồng thời giới thiệu những thành tích của tổ đạt được trong năm học. - Ban giám khảo chấm theo thang điểm 5 bậc với những tiêu chuẩn như sau: + Nhanh nhẹn, mạnh dạn 1 điểm + Trình bày to và rõ ràng, lưu loát 2 điểm + Đạt được nhiều kết quả tốt trong quá trình phấn đấu Làm theo 5 điều Bác dạy 2 điểm - Xen kẽ cuộc thi là một vài tiết mục văn nghệ về Bác Hồ kính yêu. - Kết thúc cuộc thi, ban giám khảo công bố kết quả của từng tổ. - Phần thưởng (nếu có) IV- Kết thúc hoạt động - Đánh giá chung về ý thức, chất lượng tham gia sưu tầm và thi của các tổ. - Động viên học sinh phấn đấu rèn luyện theo những lời dạy của Bác. --------------------------------------------------------------------------- Chủ điểm tháng 5 hoà bình và hữu nghị Ngày thực hiện: Tiết 2: sinh hoạt văn nghệ mừng 19/5 I. Mục tiêu Giúp HS: - Hiểu được công lao to lớn của Bác đối với dân tộc nói chung, với thiếu nhi nói riêng. - Tỏ lòng kính yêu và tự hào về Bác Hồ vĩ đại - Tích cực rèn luyện các kĩ năng hoạt động tập thể. II. Chuẩn bị: a) Về phương tiện hoạt động. - Các bài hát, bài thơ, câu chuyện về Bác. - Một vài hình ảnh về cuộc đời của Bác. - Các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động. b) Về tổ chức - Giáo viên chủ nhiệm phổ biến yêu cầu, nội dung hoạt động để toàn lớp nắm được và chuẩn bị. - Cán bộ lớp giao cho từng tổ chuẩn bị từ 3 - 5 tiết mục văn nghệ, có kế hoạch tập luyện. - Cán sự văn nghệ tập hợp số tiết mục đăng kí của các tổ để cùng cán bộ lớp xây dựng thành chương trình biểu diễn và thi. - Cử ban giám khảo cuộc thi. III. Tiến hành hoạt động: * Người điều khiển giới thiệu chương trình và mời ban giám khảo lên vị trí của mình. - Hoạt động thứ nhất: Biểu diễn văn nghệ - Hoạt động thứ hai: Thi hát liên khúc Yêu cầu của hát liên khúc là: tổ đầu tiên hát một câu hoặc một đoạn của một bài hát nào đó về Bác Hồ, tổ tiếp theo phải hát nối được ngay, nếu chậm sẽ bị phạt (hình thức phạt tuỳ lớp quy định) và tổ khác sẽ hát tiếp. Người điều khiển đề nghị một tổ nào đó xung phong hát đầu tiên. Trước khi hát phải giới thiệu tên và tác giả của bài hát. Có thể hát một đoạn của bài hát đó thì dừng lại, người điều khiển mời tổ tiếp theo hát nối ngay. Nếu tổ này không hát được thì mời ngay tổ khác. Cuộc thi hát liên khúc diễn ra theo đúng yêu cầu như đã phổ biến. Thời gian thi khoảng từ 20 - 25 phút. * Kết thúc cuộc thi, hát tập thể bài Như có Bác trong ngày vui đại thắng. IV- Kết thúc hoạt động - Người điều khiển nhận xét chung về ý thức tham gia của lớp. - Rút kinh nghiệm, động viên toàn lớp chuẩn bị cho một kỳ nghỉ hè vui vẻ, khoẻ mạnh. ---------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docchu diem thang 10.doc