1. Yêu cầu giáo dục:
Qua hoạt động này, HS:
a)Kiến thức: Biết được một số bài hát , bài thơ ca ngợi quê hương và quân đội anh hùng.
b)Kĩ năng: Có kĩ năng biểu diễn, tự tin trước đám đông.
c)Thái độ: -Tự hào và yêu quê hương đất nước, yêu quý và biết ơn bộ đội Cụ Hồ.
- Mạnh dạn, tự tin, vui vẻ, sôi nổi , phát triển năng khiếu hát, ngâm thơ,.
2. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động:
-Kĩ năng tự nhận thức về bản thân, tự tin tham gia hoạt động văn nghệ ca ngợi quê hương và bộ đội anh hùng.
-Kĩ năng trình bày ý tưởng.
- Kĩ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động.
3. Nội dung và hình thức hoạt động:
a)Nội dung:
- Ca ngợi quê hương đất nước.
- Ca ngợi đảng Bác quân đội anh hùng.
- Ca ngợi các anh hùng liệt sĩ thương binh.
b)Hình thức hoạt động:
-Hát , ngâm thơ, kể chuyện về quê hương.
14 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 4867 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 - Chủ điểm tháng 12: Uống nước nhớ nguồn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a khi đất nước đã độc lập. Sống trong thời kì bình yên, tôi và các bạn sẽ có cách khác để bảo vệ đất nước đó là: chúng ta sẽ cố gắng học tập thật tốt để sau này đóng góp sức mình cho sự phát triển của địa phương.
Hoạt động 4: Giải ô chữ dành cho cả lớp (5’)
DCT
HS
DCT
HS
Người điều khiển chương trình lần lượt nêu từng ô chữ.
Các cổ động viên xung phong TL.
Người điều khiển ưu tiên mời bạn xung phong trước, nếu không ai TL được thì BGK công bố đáp án.
Khán giả có thể hỏi thêm điều mình chưa rõ và mời cố vấn chương trình giúp đỡ.
Hoạt động 5: Kết thúc hoạt động (5’)
DCT
TK
ĐB’
GVCN
Người dẫn chương trình mời:
Thư kí công bố kết quả cuộc thi.
Mời thầy Tòng Văn Thương lên trao quà cho các đội.
GVCN lên nhận xét hoạt động của chủ điểm:
Đa số các em chuẩn bị chu đáo, tham gia nhiệt tình, sôi nổi.
Có ý thức sưu tầm tài liệu, câu chuyện.
Chuẩn bị hoạt động sau: “Thi tìm hiểu về truyền thống văn hóa của quê hương, những nét đổi thay của quê hương”.
Người điều khiển chương trình tổng kết hoạt động, cám ơn đại biểu, cố vấn chương trình và tuyên bố kết thúc cuộc thi.
Rút kinh nghiệm:
-Thời gian cho toàn hoạt động:...........................................................................
-Thời gian cho từng hoạt động:...........................................................................
-Nội dung kiến thức:............................................................................................
-Phương pháp:....................................................................................................
Chủ điểm tháng 1 và 2: MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN
Ngày soạn: 03/01/2012. Ngày thực hiện:07/01/2012.
Hoạt động 1: THI TÌM HIỂU VỀ TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA
QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC
Mục tiêu:
Sau hoạt động, HS có khả năng:
a)Kiến thức: - Có những hiểu biết nhất định về các phong tục tập quán truyền thống văn hoá tốt đẹp của quê hương đất nước trong không khí mừng xuân đón Tết cổ truyền của dân tộc.
- Hiểu được những nét đổi thay trong đời sống văn hoá của quê hương, địa phương em ở.
b)Kĩ năng: Có kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin. Tự tin tham gia các hoạt động tập thể.
c) Thái độ: - Tự hào và yêu mến quê hương đất nước.
- Biết tôn trọng và giữ gìn bảo vệ nét đẹp VH truyền thống phong tục tập quán, phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam.
2. Các KNS cơ bản được giáo dục trong hoạt động:
- Kĩ năng xác định/ tìm kiếm các lựa chọn về nét đẹp truyền thống ngày xuân, ngày tết.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các phong tục tập quán vui xuân đón tết.
-Kĩ năng trình bày suy nghĩ về nét đẹp truyền thống ngày tết, ngày xuân.
3. Nội dung và hình thức hoạt động:
a, Nội dung:
- Những phong tục tập quán truyền thống tốt đẹp mang nét VH đón Tết mừng xuân của quê hương đất nước. Những đổi mới tích cực trong đời sống văn hoá.
- Những bài hát bài thơ, câu chuyện về truyền thống VH tốt đẹp.
b, Hình thức:
Thi tìm hiểu giữa các tổ trong lớp về phong tục tập quán, truyền thống VH mừng xuân đón Tết của quê hương đất nước.
4. Chuẩn bị hoạt động:
a, Về phương tiện hoạt động:
- Các tư liệu về phong tục tập quán, truyền thống VH mừng xuân đón Tết của quê hương đất nước của các dân tộc.
- Những bài hát, bài thơ, câu chuyện liên quan đến chủ đề hoạt động
Câu hỏi, câu đố, đáp án.
Câu1: Hãy kể tên các phong tục Tết nguyên đán mà em biết?
Câu2: Ở quê bạn có những phong tục gì khi đón năm mới?
Câu 3: Bạn hãy hát một bài hát về mùa xuân?
Câu4: Kể 1 phong tục Tết kỳ lạ trên TG mà em đã học hoặc nghe bạn kể.
Câu 5: Bạn hãy giải thích câu " mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy cô".
Câu 6: Kể tên các anh hùng liệt sĩ ở quê bạn?
Câu 7: Hát một câu hoặc một bài hát có từ quê hương.
b, Về tổ chức:
GVCN: Nêu ý nghĩa, nội dung, hình thức của chủ đề hoạt động và yêu cầu hướng dẫn học sinh sưu tầm, tìm hiểu các tư liệu có liên quan.
- Hội ý với cán bộ lớp, cán bộ chi đội về yêu cầu cuộc thi phân công cụ thể các công việc cho hoạt động.
Người dẫn chương trình : Lường Thị Thi.
Ban giám khảo; Cô: Lò Thị Ui, Đoàn Thu Hà.
5. Tiến hành hoạt động:
a)Khám phá: (10’)
Lớp hát tập thể bài: “Mùa xuân về” của nhạc sĩ Hoàng Vân.
DCT nêu vấn đề: Các bạn thân mến, mùa xuân đã đến, Tết Nguyên đán đã cận kề. Để giúp các bạn có được những hiểu biết nhất định về các phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương, đất nước. Hiểu được những nét đổi thay trong đời sống văn hóa ở địa phương mình. Hôm nay lớp chúng ta cùng nhau tổ chức Hội thi tìm hiểu về truyền thống văn hóa quê hương, đất nước để các bạn tự trình bày hiểu biết của mình và cùng nhau giải quyết những băn khoăn, thắc mắc nảy sinh.
Đề nghị các bạn bằng kiến thức và kinh nghiệm của mình hãy chuẩn bị tham gia trả lời các câu hỏi hoặc cùng nhau giải quyết thắc mắc.
Đến dự với buổi sinh hoạt của lớp ta hôm nay, em xin trân trọng giới thiệu có:
Cô: Lò Thị Ui – HP’, trưởng ban HĐNGLL.
Cô: Đoàn Thu Hà - TPT
Cô: Trần Diệp Tân – GVCN
Cùng 22 bạn HS lớp 7A có mặt đông đủ.
Để buổi sinh hoạt được thành công, tôi xin thông qua nội dung chương trình như sau:
Phần 1: Tìm hiểu về truyền thống văn hóa quê hương, đất nước qua trò chơi “Hái hoa”.
Phần 2: Thi hỏi - Đáp.
Một thành phần không thể thiếu trong cuộc thi hôm nay đó là BGK. Xin trân trọng giới thiệu:
Vị GK thứ nhất: Cô: Lò Thị Ui – Trưởng BGK.
Vị GK thứ hai: Cô: Đoàn Thu Hà – TPT.
Thư kí: Bạn: Lò Thị Trang.
Cố vấn cuộc thi: Cô Cao Thị Thanh.
Hai đội thi đại diện cho các bạn trong lớp tham gia thi. Mời các đội lên tự giới thiệu về mình.
Các đội thi tự giới thiệu về mình.
b)Kết nối:
Người thực hiện
Nội dung
Hoạt động 1: Trò chơi “Hái hoa” (15’)
DCT
HS
DCT
BGK
Người điều khiển chương trình phổ biến cách thức thi như sau: Trên cây là những câu hoa bông hỏi có liên quan đến truyền thống văn hóa quê hương và có xen kẽ một số câu về vui chơ văn nghệ. Đại diện từng đội sẽ lên hái hoa, đọc to câu hỏi cho cả lớp cùng biết và được phép suy nghĩ trong 1 phút, sau đó trả lời.
Nếu không TL được thì người khác sẽ trình bày suy nghĩ của mình thật ngắn gọn trong 1 phút. Nếu hái được bông hoa câu hỏi đòi hỏi phải suy thảo luận trong đội thì đội tiến hành trao đổi trong khoảng thời gian ngắn nhất.
Sau đó cử đại diện trình bày kết quả thảo luận.
Sau mỗi câu TL BGK sẽ cho nhận xét và chấm điểm.
Điểm tối đa cho mỗi câu trả lời đúng là 10 điểm.
Các đội đã sẵn sàng chưa? Chúng ta bắt đầu:
(Mời lần lượt từng bạn trong mỗi đội lên bốc thăm).
Các đội lần lượt lên tham gia.
Câu1: Hãy kể tên các phong tục Tết nguyên đán mà em biết?
ĐA: Cúng tất niên; gói bánh trưng; đi tết ông bà, cha mệ, thầy cô; ....
Câu2: Ở quê bạn có những trò chơi gì khi đón năm mới?
ĐA: Ném còn; múa hát; thể thao; ....
Câu 3: Bạn hãy hát một bài hát về mùa xuân?
ĐA: Hát một trong các bài: Mùa xuân và tuổi hoa; Mùa xuân tình bạn; ...
Câu 4: Bạn hãy giải thích câu " mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy cô".
ĐA: - Mùng một tết cha: Sáng mùng một tết, sau khi làm lễ gia tiên, người con trưởng mời cha mẹ ngồi vào hai ghế tựa ở giữa nhà, các con cháu đứng theo thứ tự ngôi thứ. Mọi người cùng mừng thọ và cúi lạy ông bà, cha mẹ bằng hai lạy và hai vái (nếu đã mất thì 4 lạy, 4 vái).
-Mùng hai tết mẹ: Sáng mùng hai tết, cha mẹ dẫn đoàn con cháu về quê ngoại chúc tết. Trước là làm lễ tưởng niệm tổ tiên, mừng thọ ông bà ngoại theo nghi thức ở nhà cha, sau đó mừng tuổi bà con thân thích bên ngoại và cuối cùng cũng được chúc mừng lại.
-Mùng 3 tết thầy: Người xưa đã KĐ: “Không thầy đó mày làm nên”.Do đó tôn sư trọng đạo đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc. Và ngày mùng 3 tết, các học trò đến nhà Thầy chúc tết.
Câu 5: Kể tên các anh hùng liệt sĩ ở quê bạn?
ĐA: Theo sự tìm hiểu của HS.
Câu 6: Hát một câu hoặc một bài hát có từ quê hương.
ĐA: Quê hương.
Mời BGK nhận xét, đánh giá.
Chấm điểm cho các đội.
Hoạt động 2: Hỏi – Đáp: (10’)
DCT
HS
BGK
Cố vấn
Người điều khiển mời lần lượt từng đội tham gia hoạt động hỏi – đáp. Một đội ra câu hỏi và đội kia trả lời ( Bắt đầu từ đội có điểm tháp hơn). Người TL trình bày suy nghĩ của mình. Các thành viên khác có thể chia sẻ ý kiến nếu chưa thấy thỏa mãn.
Nếu đội được hỏi không TL được thì điểm dành cho đội đăt câu hỏi.
BGK là người chấm điểm.
Có thể mời cố vấn chương trình giải đáp thêm những thắc mắc hoặc những câu TL chưa rõ nghĩa.
Lần lượt các đội tham gia (Có 2 vòng thi)
BGK Chấm điểm.
Cố vấn chương trình bổ sung (nếu cần).
c)Thực hành/ luyện tập: (8’)
Hoạt động 3: Thi xử lí tình huống:
DCT
HS
Đưa ra các tình huống xảy ra trong ngày tết. Đề nghị các đội trình bày cách giải quyết của mình. Các đội có thể có những cách giải quyết khác nhau. Sau đó mời cố vấn chương trình phát biểu ý kiến. Có thể gợi ý hoặc định hướng cách giải quyết cho từng tính huống cụ thể.
Tình huống 1: Có 5 bạn HS đi chơi tết nhưng chỉ có 2 chiếc xe máy. Một bạn nói: “Cứ ngồi lên xe tớ đèo 3 cho”. Trong tình huống này, bạn sẽ giải quyết như thế nào?
Tình huống 2: Hiện nay có rất nhiều bạn HS không thích mặc những bộ quần áo của dân tộc mình (như: váy áo thái, váy H’Mông, Khơ mú,...) vì cho rằng nó không đẹp bằng quần áo của giới trẻ hiện nay. Em có suy nghĩ gì về điều đó?
Các đội thảo luận và trình bày suy nghĩ.
d)Vận dụng: ( 2’)
- GVCN yêu cầu HS tiếp tục về nhà suy nghĩ và tự mình xây dựng các tình huống cho hoạt động này.
- Người điều khiển đánh giá chung về tinh thần thái độ tham gia của các bạn trong lớp cũng như của từng đội.
- Thư kí công bố kết quả cuộc thi.
- Người điều khiển mời GVCN lên trao quà và gợi ý cho hoạt động sau: “ Truyền thống CM và những nét đổi thay của que hương”.
e)Rút kinh nghiệm:
-Thời gian cho toàn hoạt động:...........................................................................
-Thời gian cho từng hoạt động:...........................................................................
-Nội dung kiến thức:............................................................................................
-Phương pháp:....................................................................................................
File đính kèm:
- HDNGLL7 thang 121.doc