Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 - Chủ đề hoạt động tháng 9: Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

1.Mục tiêu

a. Kiến thức

· Học sinh hiểu được vai trò của CNH, HĐH trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, xác định được quyền và trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH

b. Kỹ năng

· Biết xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện để có thể thực hiện được bổn phận của thanh niên học sinh, phấn đấu trở thành những công dân có ích cho tương lai

c. Thi độ

· Tích cực chủ động, tự giác trong học tập và rèn luyện, sẵn sàng tham gia các hoạt động thể hiện vai trò của thanh niên học sinh trong sự nghiệp chung.

2. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Chuẩn bị các tài liệu liên quan đến nội dung hoạt động.

- Chuẩn bị các câu hỏi gợi ý hướng dẫn học sinh khai thác nội dung, thảo luận các vấn đề.

- Gợi ý các tài liệu cần thiết cho học sinh nghiên cứu, tham khảo để chuẩn bị cho buổi thảo luận và thi hùng biện.

- Giao cho cán bộ lớp phân công các tổ chuẩn bị câu trả lời.

2. Học sinh

- Nhận vấn đề hoặc câu hỏi, phân công, hướng dẫn các bạn trong tổ, nhóm chuẩn bị câu trả lời, sưu tầm, tiếp cận các tư liệu, thông tin có liên quan.

- Trang trí lớp, kê bàn ghế phù hợp với hình thức hoạt động.

- Cử người dẫn chương trình.

- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ.

- Phân công chủ toạ chương trình.

 

doc34 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1356 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 - Chủ đề hoạt động tháng 9: Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uốc gồm những cơ quan: - Đại hội đồng: gồm tất cả các nước thành viên (tính đến tháng 4/2007 có 192 quốc gia thành viên) Đại hội đồng có 7 ủy ban để thực hiện các việc cụ thể: + Ủy ban 1: phụ trách các vấn đề chính trị và an ninh. + Ủy ban 2: phụ trách các vấn đề kinh tế và tài chính. + Ủy ban 3: phụ trách các vấn đề xã hội, nhân đạo và văn hóa. + Ủy ban 4: phụ trách các vấn đề quản lí các lãnh thổ nằm dưới sự bảo trợ của LHQ. + Ủy ban 5: phụ trách các vấn đề hành chính và ngân sách. + Ủy ban 6: phụ trách các vấn đề pháp luật. + Ủy ban 7: phụ trách các vấn đề chính trị đặc biệt. - Hội đồng bảo an LHQ: là cơ quan giữ vai trò trọng yếu hàng đầu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Hội đồng bảo an gồm có 15 nước, trong đó có 5 nước là ủy viên thường trực. - Hội đồng kinh tế và xã hội: có nhiệm vụ nghiên cứu, báo cáo và xúc tiến việc hợp tác quốc tế về các mặt kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của các dân tộc. - Hội đồng quản thác: có nhiệm vụ kiểm soát chế độ quản thác ở các lãnh thổ mà LHQ ủy quyền cho một số nước thực hiện. - Tòa án quốc tế: là cơ quan tài phán của LHQ, có nhiệm vụ giải quyết tranh chấp giữa các nước trên cơ sở pháp luật quốc tế. - Ban thư kí: là cơ quan hành chính – tổ chức của LHQ, đứng đầu là Tổng thư kí, đặc biệt có trách nhiệm trong việc dự thảo và hoàn thành những nghị quyết mà LHQ đã thông qua. 2. Vai trò của LHQ - LHQ là một cơ quan hợp tác quốc tế nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới, thúc đẩy và giúp đỡ những tiến bộ và phát triển về kinh tế, xã hội của các dân tộc. - Có vai trò nổi bật, là tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh. - LHQ trở thành diễn đàn đấu tranh và hợp tác trong điều kiện chung sống hòa bình giữa các quốc gia có chế độ chính trị – xã hội khác nhau. 3. Một vài số liệu - LHQ thành lập 24 – 10 – 1945 - Đến 4 – 2007, Đại hội LHQ có 192 quốc gia thành viên (toàn thế giới có hơn 200 quốc gia và 30 vùng lãnh thổ) - 18 giờ 30 phút ngày 20 – 9 – 1977, Việt Nam trở thành thành viên của LHQ. - 20 – 11 – 1989, công ước LHQ về quyền trẻ em được đại hội đồng LHQ thông qua. - 02 – 9 – 1990, công ước LHQ về quyền trẻ em bắt đầu có hiệu lực. Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn công ước này (ngày 20 – 02 – 1990). - Tính đến 01 – 3 – 2000, có 191 quốc gia đã tham gia phê chuẩn công ước LHQ về quyền trẻ em. † Dựa vào phần tìm hiểu trên, GV gợi ý các câu hỏi để HS thi *************************************************************************** Chủ đề hoạt động tháng 5 THANH NIÊN VỚI BÁC HỒ A. Mục tiêu giáo dục Hiểu những cống hiến to lớn của Bác Hồ đối với Đảng, dân tộc và nhân loại. Khắc sâu nhận thức của HS về sự hi sinh to lớn của Bác Hồ trong công cuộc cách mạng của dân tộc; hiểu sâu sắc về cuộc đời hoạt động của Bác. Tích cực, chủ động trong học tập, rèn luyện theo gương Bác Hồ kính yêu, chuẩn bị hành trang vào đời. Kính trọng, biết ơn Bác Hồ và các thế hệ cha anh đã hi sinh cho độc lập, tự do của dân tộc; thể hiện bằng những hành động cụ thể trong học tập và rèn luyện hằng ngày. B. Nội dung hoạt động Viết thu hoạch tìm hiểu về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ. Văn nghệ “Tháng 5 với Bác”. Thi viết bài, sáng tác thơ ca về Bác. C. Chuẩn bị 1. Giáo viên - GV gợi ý, cung cấp cho HS chuẩn bị đề cương và các tài liệu có liên quan đến chủ đề. - GV họp cùng BCH chi Đoàn và cán bộ lớp xây dựng và thống nhất kế hoạch hoạt động phù hợp. 2. Học sinh - Phân công các tổ chuẩn bị các nội dung hoạt động. - Trang trí lớp học cho phù hợp với nội dung của buổi toạ đàm. D. Tổ chức hoạt động 1.Oån định lớp, kiểm tra sĩ số 2. Giới thiệu môn và chủ đề 3.Tiến trình hoạt động HSHS HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Hoạt động 1: Viết thu hoạch tìm hiểu về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ (2 tiết) * Chuẩn bị và tổ chức hoạt động - GV gợi ý cho HS chuẩn bị đề cương và chuẩn bị các tài liệu về: + XH Việt Nam cuối XIX – đầu XX dưới chế độ thực dân Pháp. + Các phong trào và con đường cứu nước của các sĩ phu yêu nước: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh từ đó làm nổi bật con đường cứu nước đúng đắn của Bác. + Bác Hồ đi đến các quốc gia trên thế giới để làm gì? + Bác Hồ cùng Trung ương Đảng lãnh đạo CM XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam như thế nào? ( HS tìm hiểu thêm các điều 6, 12, 13, 31 -công ước LHQ về quyền trẻ em) - Lớp trưởng hoặc bí thư chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, phân công sưu tầm tài liệu, thảo luận, thống nhất đề cương, mời GV Lịch sử, Ngữ văn, GDCD, thống nhất thời gian viết báo cáo của cùng HS xây dựng kế hoạch và chuẩn bị hoạt động. - Tổ chức: người dẫn chương trình bắt một số bài hát tập thể về Bác Hồ, nói rõ lí do của hoạt động, thống nhất thời gian viết, thu báo cáo, nộp cho GVCN * Tổng kết hoạt động: - GV phối hợp với cộng tác viên đánh giá chất lượng của các bài báo cáo. * Hoạt động 2: Văn nghệ “Tháng 5 với Bác” (1 tiết) * Chuẩn bị và tổ chức hoạt động - GV cùng HS xây dựng kế hoạch và định hướng nội dung hoạt động: ca ngợi Đảng, Bác Hồ. - GV giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp, cán bộ Đoàn thiết kế nội dung chương trình. - HS họp và quyết định thời gian, địa điểm, số lượng tiết mục, thể loại tiết mục và chương trình hoạt động, mỗi tổ chuẩn bị 4 – 5 tiết mục, thể loại khác nhau, lập ban giám khảo - Tổ chức: xây dựng chương trình cụ thể: 1. Phút tưởng niệm truyền thống. 2. Khai mạc hội diễn. 3. Biểu diễn văn nghệ * Tổng kết hoạt động: - GV hoặc NDCT nhận xét, đánh giá quá trình hoạt động. * Hoạt động 3: Thi viết bài, sáng tác thơ ca về Bác (1 tiết) * Chuẩn bị và tổ chức hoạt động - GV định hướng cho cán bộ lớp và BCH chi đoàn xây dựng kế hoạch hoạt động, thống nhất phát động cuộc thi viết bài, sáng tác thơ ca về Bác Hồ đầu tuần tháng 5, gợi ý hình thức, thể loại, cung cấp cho HS một số sáng tác của các thanh – thiếu niên về Bác Hồ. - Cán bộ lớp và BCH chi đoàn thông báo cuộc thi, động viên các bạn cùng tham gia sáng tác - Tổ chức: người điều khiển nêu mục đích, ý nghĩa của hoạt động, mời GV Ngữ văn, Aâm nhạc, GDCD và một số bạn làm giám khảo, mời từng cá nhân thể hiện tác phẩm của mình, ban giám khảo công bố kết quả và trao giải. * Tổng kết hoạt động: - Cán bộ lớp đánh giá về kết qủa đạt được. - Nêu nội dung của chủ đề hoạt động hè: “Mùa hè tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng” * Hoạt động 1: Viết thu hoạch tìm hiểu về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ Nội dung hoạt động (tổ chức cho HS tìm hiểu các nội dung): - Nguyên nhân nào đã thôi thúc Nguyễn Aùi Quốc ra đi tìm đường cứu nước? Bác đã đi những đâu? Tìm hiểu những vấn đề gì? - Bác đã tham gia các tổ chức nào, mở lớp huấn luyện chính trị, đào tạo cán bộ ở đâu? - Bác Hồ đã chủ trì hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước và sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày, tháng, năm nào? - Các văn kiện được Bác trực tiếp thảo ra gồm những văn kiện nào? - Nghị quyết Hội nghị Trung ương tháng 11 – 1939 khẳng định điều gì? - Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được Bác viết vào tháng mấy? Năm nào? - Quyết định Tổng khởi nghĩa và thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Quốc dân đại biểu đại hội quyết định họp ở đâu? Tháng mấy? Năm nào? Uûy ban do ai đứng đầu? - Nêu một số ví dụ về sự lãnh đạo của Bác trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, giải phóng Điện Biên Phủ? - Những mốc son lịch sử nói lên công lao của Bác và Trung ương Đảng lãnh đạo Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và Cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam là gì? - Em hiểu câu nói: “Không có gì quí hơn độc lập tự do” của Bác như thế nào? - Tại sao Bác nói: “Bồi dưỡng thế hệ Cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”? * Hoạt động 2: Văn nghệ “Tháng 5 với Bác” Nội dung hoạt động: - Ca ngợi công lao của Đảng, của Bác Hồ đối với dân tộc, với sự nghiệp vẻ vang của đất nước. - Tình cảm của Bác đối với thế hệ trẻ Việt Nam. - Tổ chức các hoạt động “Tháng 5 nhớ Bác” * Hoạt động 3: Thi viết bài, sáng tác thơ ca về Bác Nội dung hoạt động (gợi ý những nội dung): - Viết bài ca ngợi công lao to lớn của Bác Hồ: + Yêu cầu văn diễn đạt trong sáng, rõ ràng, thể hiện được tình cảm sâu sắc và lòng biết ơn của thanh niên HS đối với Bác. + Thể hiện sự hiểu biết về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ. + Phân tích nhân cách của Hồ Chí Minh thông qua các câu chuyện về Bác. + Ghi nhớ những lời căn dặn của Bác đối với thế hệ trẻ Việt Nam. - Sáng tác thơ ca nói lên tình cảm, sự yêu thương, kính trọng đối với Bác. - Thể loại: ca từ và thể loại phải phù hợp với nội dung. ***************************************************************************

File đính kèm:

  • docNGLL 11 ca nam.doc