1. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh:
Hiểu vị trí nhiệm vụ của mình trong năm học lớp 6
Tự giác quyết tâm cao trong học tập.
Biết giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.
2. Nội dung và hình thức hoạt động
a/ Nội dung
Xác định vị trí quan trọng của năm học lớp 6.
Những nhiệm vụ trong năm học này.
Những biện pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.
b/ Hình thức hoạt động
Trao đổi thảo luận.
3. Chuẩn bị hoạt động
a/ Phương tiện:
Một số câu hỏi thảo luận:
Bạn có suy nghĩ gì khi mình là học sinh lớp 6? (vị trí, vai trò, trách nhiệm của học sinh).
Ban thấy mình phải làm tốt những việc gì trong năm học này? Vì sao?
Để làm tốt những nhiệm vụ đó theo bạn phải có những biện pháp nào? (về chủ quan, khách quan).
Giấy khổ to, bút dạ để ghi kết quả thảo luận, phiếu làm việc cá nhân
Một vài tiết mục văn nghệ.
b/ Về tổ chức:
Giáo viên chủ nhiệm phổ biến cho cả lớp về yêu cầu nội dung hoạt động và họp cán bộ lớp để phân công chuẩn bị các công việc cụ thể sau:
Thống nhất chương trình, hình thức, kế hoạch hoạt động.
Phân công chuẩn bị các phương tiện (đã nêu ở mục a)
Phân công người điều khiển chương trình và thư ký.
Mỗi tổ chuẩn bị một vài tiết mục văn nghệ.
Phân công trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê bàn ghế.
Cử người mời đại biểu.
43 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 606 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp 6 (Bản đầy đủ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Câu lạc bộ cờ vua.
- Câu lạc bộ cầu lông .
- Câu lạc bộ ca hát.
- Câu lạc bộ vẽ tranh
- Câu lạc bộ bơi lội.
- Câu lạc bộ võ thuật.
- Câu lạc bộ phòng chống ma túy, phòng chống tội phạm.
- Câu lạc bộ bạn gái.
- Câu lạc bộ khéo tay hay làm.
Người phụ trách phát phiếu đăng kí sinh hoạt câu lạc bộ cho học sinh. Các em điền những thông tin vào phiếu, đánh dấu vào những câu lạc bộ mà mà mình có khả năng tham gia.
Phiếu được in theo mẫu: tên , tuổi, học lớp mấy, tên các câu lạc bộ, mơ ước của các em khi tham gia câu lạc bộ
Người phụ trách thu lại các phiếu sau khi các em đã ghi xong.
Lưu ý:tùy thuộc vào tình hình và đặc điểm, khả năng của từng địa phương mà tổng phụ trách đưa ra tên những câu lạc bộ có thể hoạt động có hiệu quả ở địa phương mình cho các em đăng kí.
Vui chơi văn nghệ.
Hát tập thể những bài hát có chủ đề về tình bạn, mùa hè vui hoặc sự đoàn kết.
Trò chơi tập thể: “trí nhớ tốt”.
Cách chơi:
Các em đứng thành vòng tròn.
Đếm theo chiều kim đồng hồ từ một đến ba hay bốn. Những người có cùng nhóm số 1 phải nhớ nhau. Những người nhóm 2,3,4 cũng như vậy. Cả vòng tròn vỗ tay theo nhịp tạo không khí sôi nổi.
Một người bấy kì được chỉ định đứng giữa vòng tròn, sau đó đi đến trước mặt một người ở nhóm số khác và nói tên, địa chỉ của người đó. Nếu đúng thì người đứng giữa vòng được đứng váo vòng thay chỗ người kia.
Cứ thế lần lượt đến những người khác. Nếu sai thì một người trong cùng nhóm số đó có thể giúp đỡ, nếu không có ai trong nhóm giúp được thì người đó sẽ bị phạt, ihnh2 thức tùy thuộc vào những người trong nhóm khác đưa ra.
Có thể cho chơi thêm một vài trò chơi do chính các em đề xuất và làm chủ trò.
e/ kết thúc hoạt động.
Người phụ trách nhắc nhở các em lịch sinh hoạt của buổi tiếp theo và chương trình hoạt dộng của các câu lạc bộ.
Hướng dẫn các em tự về nhà ghi kế hoạch hoạt động hè vào phiếu sinh hoạt hè.
Hoạt động hai: HÃY TRÁNH XA MA TÚY.
Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh:
Hiểu rõ ma túy và những tác hại của nó đối với cá nhân, gia đình và xã hội.
Có ý thức phòng tránh sự tiêm nhiễm, lây lan của ma túy.
Biết phát hiện, đấu tranh, tố cáo những người buôn bán và sử dụng ma túy. Biết giúp đỡ người đã mắc bệnh, không kì thị khi họ quay trở lại con đường lương thiện.
Nội dung và hình thức hoạt động.
a/ Nội dung.
Những kiến thức về ma túy: ma túy là gì? Tác hại của ma túy đối với bản thân, gia đình và xã hội? Nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy? Các biện pháp tránh xa ma túy?
Những qui định của pháp luật về việc sử dụng và buôn bán trái phép các chất ma túy.
b/ Hình thức hoạt động.
Thi trưng bày các tài liệu sưu tầm được về tác hại của ma túy
Thi tìm hiểu về ma túy và tình hình nghiện ma túy ở địa phương.
Thi sáng tác và đóng tiểu phẩm về tác hại của ma túy.
Chuẩn bị hoạt động.
a/ Về phương tiện hoạt động
Những số liệu thống kê về việc sử dụng, buôn bán ma túy.
Những câu chuyện hình ảnh về người thật, việc thật đã bị ma túy tàn phá, hủy hoại cơ thể và cuộc sống.
b/ Về tổ chức.
Ban chỉ đạo hoạt động hè cần lưu ý, chủ đề hoạt động “hãy tránh xa ma túy” phải được chuẩn bị trong một khoảng thời gian tương đối dài (từ hai đến ba tuần) cho tất cả đối tượng học sinh trong cụm dân cư. Bởi vậy bước phát động và khâu sưu tầm, tìm hiểu về ma túy phải được tiến hành trước thời gian tổ chức từ hai đến ba tuần.
Gợi ý cụ thể:
Thành lập ban tổ chức hoạt động phòng chống ma túy gồm:
+ Bí thư đoàn phường, xã: trưởng ban tổ chức.
+ Đại diện công an phường xã
+ Đại diện hội cựu chiến binh.
+ Đại diện hội phụ nữ.
+ Đại diện giáo viên trường THCS.
+ Đại diện học sinh.
Ban tổ chức họp phân công chuẩn bị cho hoạt động phòng chống ma túy. Ban tổ chức tập trung học sinh, chia nhóm để tổ chức cuộc thi giữa các nhóm. ( lưu ý khi chia nhóm phải chú ý đến độ tuổi. Mỗi nhóm nên có cả học sinh lớp nhỏ lẫn học sinh lớp lớn để các em hỗ trợ cho nhau).
Định hướng, nêu yêu cầu để các nhóm học sinh tự bàn bc5 và cùng nhau xây dựng kế hoạch cùng tổ chức thực hiện.
Hướng dẫn cách tìm tư liệu, tranh ảnh, bài viết hoặc các sáng tác như thơ, ca, vè, tiểu phẩm có nội dung phòng chống ma túy.
Hướng dẫn các em cách tập hợp và sắp xếp các tư liệu thu thập dược trong nhóm để phục vụ cho phần thi trưng bày sản phẩm.
Ban tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc chuan bị cho cuộc thi.
+ Thành lập ban giám khảo, phân công người điều khiển chương trình, chuẩn bị các phương tiện, địa điểm cho cuộc thi.
Tổ chức thi : “hãy tránh xa ma túy”.
4. Tiến hành hoạt động.
a/ Khởi động
b/ Thi trưng bày sản phẩm.
Các nhóm trưng bày phần sưu tầm tư liệu ở khu vực được phân công.
Mỗi nhóm cử một đại diện thuyết minh cho phần trưng bày sản phẩm của nhóm mình.
Ban giám khảo chấm diểm phần sưu tầm tư liệu (cả về hình thức lẫn nội dung).
c/ Thi tìm hiểu về ma túy.
Người điều khiển chương trình giới thiệu các nhóm tham gia dự thi.( khoảng 2 dến 3 nhóm lên sân khấu. Số người trong mỗi nhóm khoảng 5 đến 6 người). Sau đó từng nhóm giới thiệu từng thành viên của nhóm mình.
Từng nhóm lần lượt tham gia bắt thăm câu hỏi và trả lời những kiến thức về ma túy cũng như xử lí các tình huống nêu trong câu hỏi.
Ban giám khảo cho diểm từng nhóm sau mỗi câu trả lời.
Người điều khiển chương trình có thể nhấn mạnh lại nội dung can thiết cho các câu hỏi trả lời đúng hoặc yêu cầu diều chỉnh, sửa lại những câu trả lời chưa đúng để các em ghi nhớ những kiến thức về ma túy.
Lần lượt các nhóm trả lời hết các câu hỏi mà ban tổ chức cuộc thi đã chuẩn bị.
Ban giám khảo công bố kết quả phần thi tìm hiểu về ma túy.
d/ Thi sáng tác, đóng tiểu phẩm về phòng chống ma túy.
Các nhóm bắt thăm để biet16 trình tự diễn của lớp mình.
Ngườ diều khiển chương trình cogn6 bố tiêu chuẩn chấm điểm cho phần thi tiểu phẩm.
Mỗi nhóm lên trình bày tiểu phẩm của nhóm mình theo qui định.
Ban giám khảo cho diểm từng nhóm.
Người dẫn chương trình có thể tự nhận xét , bình luận để nhấn mạnh vào nội dung giáo dục của tiểu phẩm sau khi ban giám khảo đã công bố điểm.
e/ Tổng kết, đánh giá, trao giải thưởng.
Ban giám khảo tổng hợp kết quả của ba phần thi và công bố giải thưởng.
Người điều khiển chương trình có thể phỏng vấn nhanh một vài em để nhấn mạnh lại nội dung và ý nghĩa của cuộc thi : “hãy tránh xa ma túy”.
Trao giải thưởng.
5. Kết thúc hoạt động.
Hoạt động ba: BIẾT ƠN CÁC THƯƠNG BINH LIỆT SĨ .
Yêu cầu giáo dục.
Giúp học sinh:
Hiểu ý nghĩa của ngày 27-7 là để ghi nhớ công ơn của những chiến sĩ, anh hùng đã cống hiến, hi sinh bảo vệ giang sơn, tổ quốc và giáo dục truyền thống “uống nước nhớ nguồn” cho thế hệ sau.
Có thái độ tích cực trong các hoạt động ngày thương binh liệt sĩ.
Biết bày tỏ lòng biết ơn và thường xuyên quan tâm giúp đỡ các thương binh, liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng trong các điều kiện cụ thể.
Nội dung và hình thức hoạt động
a/ Nội dung
Lịch sử ngày 27-7.
Những thành tích chiến đấu của các thương binh, liệt sĩ ở địa phương và của dân tộc.
Những bài thơ bài hát có nội dung về thương binh liệt sĩ.
b/ Hình thức hoạt động.
Nghe nói chuyện về những tấm gương anh hùng, liệt sĩ của dân tộc, địa phương.
Lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang liệt sĩ.
Văn nghệ về chủ đề “thương binh, liệt sĩ”.
Thăm hỏi, giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Chuẩn bị hoạt động.
a/ Về phương tiện hoạt động.
Một phòng họp rộng hoặc một sân chơi có không gian đủ ngồi với số lượng học sinh tham gia.
Trang trí phòng với tiêu đề: nhớ ơn các thương binh liệt sĩ
Danh sách, địa chỉ các gia dình thương binh liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng của địa phương.
Quà tặng , hoa cho các thương binh , bà mẹ Việt Nam anh hùng và gia đình liệt sĩ.
b/ Về tổ chức
Tuần đầu tiên của tháng bảy, bí thư đoàn phường họp các em trong cụm dân cư bàn kế hoạch triển khai những hoạt động kỉ niệm ngày thương binh liệt sĩ.
Thành lập ban tổ chức để chỉ đạo các hoạt động kỉ niệm ngày thương binh liệt sĩ.
Chia cac em thành từng nhóm đi tìm hiểu danh sách, thành tích của các thương binh liệt sĩ. Lấy địa chỉ các gia đình thương binh, liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng của địa phương.
Tìm phương án gây quĩ “ uống nước nhớ nguồn”.
Mời một cụ chiến binh nói chuyện về gương anh hùng liệt sĩ, thương binh.
Mời Hội cựu chiến binh hoặc các thương binh trong xã, phường về dự ngày kỉ niệm.
Tiến hành hoạt động.
a/ Khởi động
Ổn định tổ chức, tạo không khí cho buổi lễ bằng những bài hát như “ chú thương binh”, biết ơn chị Võ Thị Sáu”
b/ Nghe nói chuyện về ngày thương binh, liệt sĩ.
Đại diện ban tổ chức giới thiệu tên, thành tích các đại biểu về dự lễ kỉ niệm ngày 27-7.
Giới thiệu báo cáo viên nói chuyện về lịch sử ngày 27-7 và những tấm gương anh hùng của các liệt sĩ thương binh.
Khi nghe nói chuyện , các em có thể hỏi thêm các thông tin để các đại biểu trả lời.
Sau khi nghe nói chuyện, đại diện học sinh tặng hoa cho các báo cáo viên và các đại biểu.
c/ Thăm nghĩa trang liệt sĩ ( hoạt động này diễn ra ngay sau khi nghe nói chuyện)
Đại diện ban tổ chức hướng dẫn các em đến thăm nghĩa trang liệt sĩ.
Tại nghĩa trang liệt sĩ, các em đứng xếp hàng trước đài tưởng niệm. Đại diện ban tổ chức giới thiệu cho các em thành tích của các liệt sĩ đang an nghĩ tại nghĩa trang.
Học sinh chia nhóm thăm các khu vực của nghĩa trang.
Làm cỏ, dọn vệ sinh, trồng hoa xung quanh các mộ liệt sĩ.
d/ Thăm gia đình thương binh, liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng ( hoạt động này được diễn ra trước hoặc đúng vào ngày 27-7)
Các em đến thăm gia đình thương binh , liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng theo các nhóm đã được phân công.
Tặng quà cho các thương binh, bà mẹ Việt Nam anh hùng và gia đình liệt sĩ.
Giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng bằng những việc làm cụ thể như: quét dọn nhà cửa, sân vườn, bổ củi, xách nước, quét vôi, giặt quần áo
5. Kết thúc hoạt động.
Sau những hoạt động kỉ niệm ngày thương binh liệt sĩ, ban tổ chức tập hợp các em để tổng kết, đánh giá, tuyên dương các em trong hoạt động “uống nước nhớ nguồn”.
Nhắc nhở các em tiếp tục những việc làm tốt để giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ và bà mẹ Việt Nam anh hùng.
File đính kèm:
- Giao an ngoai gio len lop.doc