Sau hoạt động này học sinh cần:
- Hiểu rõ quyền và trách nhiệm của thanh niên học sinh trong học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Xác định đựơc vai trò, nhiệm vụ của thanh niên học sinh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, từ đó tích cực, chủ động và sẵn sàng tham gia các hoạt động xây dựng và bảo vệ Tổ quốc do nhà trường, địa phương tổ chức.
- Định hướng nghề nghiệp đúng đắn theo năng lực, nhu cầu và điều kiện của bản thân.
14 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 410 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ Lên Lớp 12 - Nguyễn Thị Thạch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tổ chuẩn bị nội dung kĩ lưỡng để sẵn sàng tham gia cuộc thi.
- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ.
- Phân công trang trí, kê bàn ghế cho phù hợp với hoạt động.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Chương trình hoạt động có thể diễn ra như sau:
- Người điều khiển chương trình tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu chương trình hoạt động “Thị tìm hiểu các chính sách văn hoá của Nhà nước” với hình thức thi theo tổ.
- Giới thiệu Ban cố vấn và Ban giám khảo.
- Bước vào cuộc thi, người điều khiển lần lượt nêu các câu hỏi, tổ nào có tín hiệu trước sẽ trả lời. Sau khi tổ bạn trả lời, các tổ khác có thể phát biểu bổ sung thêm hoặc phát biểu quan điểm riêng của mình. Các ý kiến đều được Ban giám khảo cho điểm sau khi đã hỏi ý kiến Ban cố vấn.
- Công bố kết quả cuộc thi.
- Trong quá trình thi nên có xen kẽ một số tiết mục văn nghệ.
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG.
Hoạt động 2
ĐÓNG KỊCH DỰA TRÊN CÁC TÌNH HUỐNG GIẢ ĐỊNH
I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG
Sau hoạt động này học sinh cần:
- Có nhận thức đúng đắn về bản sắc dân tộc được thể hiện trong phong tục tập quán, lễ hội, trang phục dân tộc và trong đạo đức, lối sống của thanh niên học sinh hiện nay.
- Có thái độ tự hào và tôn trọng những vẻ đẹp của bản sắc văn hoá dân tộc.
- Biết ứng xử có văn hoá trong cuộc sống, trong quan hệ với mọi người. Biết giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hoá, dân tộc.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
Học sinh xây dựng các tiểu phẩm và những tình huống xoay quanh các nội dung sau:
- Những biểu hiện trái với bản sắc văn hoá dân tộc cần phê phán.
- Những vẻ đẹp của bản sắc văn hoá dân tộc cần được giữ gìn, bảo vệ.
- Quan hệ và ứng xử có văn hoá trong cuộc sống.
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên.
- Nêu nội dung hoạt động và gợi ý các hình thức tiến hành nhằm định hướng cho học sinh chuẩn bị. Có các hình thức như:
+ Các nhóm trình bày tiểu phẩm theo chủ đề gợi ý.
+ Tổ chức thảo luận tiểu phẩm vừa trình bày.
Hoặc:
+ Nêu các tình huống.
+ Thảo luận đưa ra cách giải quyết tình huống.
- Giao cho cán bộ lớp và BCH Chi đoàn tổ chức chuẩn bị nội dung và các phương tiện cho hoạt động.
- Kiểm tra và giúp đỡ học sinh chuẩn bị.
2. Học sinh.
2.1. Chuẩn bị xây dựng tiểu phẩm. Dưới đây là những tình huống gợi ý:
a. Vẫn là học sinh lớp 11 của một trường THPT ở Hà nội. Nghỉ hè, Vân được vào chơi trong Thành phố Hồ Chí Minh. Một lần cùng bố mẹ đi chợ, nhìn thấy các bá, các cô mặc quần áo bà ba, Vân bĩu môi nói sao dân thành phố trong này còn nhiều người lạc hậu thế, thế kỉ XXI rồi mà chả tân tiến tí nào. Bố mẹ Vân bảo Vân không nên chú ý quá đến cách ăn mặc của người khác, miễn họ mặc lịch sử, kín đáo là được, những Vân vẫn không chịu hiểu.
Yêu cầu thảo luận: Bạn nhận xét gì về thái độ của Vân ? Bạn sẽ tranh luận với Vân như thế nào ?
b. Hôm nay là ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch, một nhóm bạn học cùng trường rủ nhau hành hương về đất tổ. Trong nhóm, Hoa vốn là một hoa khôi và thường thay đổi “ mốt” liên tục. Hôm nay, Hoc mặc một bộ váy ngăn skhoe cặp chân dài, trông Hoa thật hấp dẫn. Nhưng khi đến chỗ tập trung, một số bạn đề nghị Hoa không nên mặc như vậy để đi lễ hội, một số bạn lại bảo vệ Hoa. Cả nhóm tranh luận khá gay gắt. Hoa cũng đứng về phía các bạn bảo vệ mình để tranh luận.
Yêu cầu thảo luận:
- Nếu là Hoa, bạn sẽ xử sự như thế nào ?
- Bạn đứng về phía nào trong hai ý kiến trên ? Vì sao ?
c. Xây dựng tình huống về các phong tục, tập quán tổ đẹp trong ngày Tết Nguyên đán (tập tục, giao tiếp, ứng xử..)
Yêu cầu thảo luận: Bạn nhận xét gì về các phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc ta? Bạn bổ sung gì cho tiểu phẩm mà nhóm vừa thể hiện ?
d. Hai bạn nam nữ biết nhau nhưng chưa quen. Cả hai có cảm tình với nhau. Ai nên làm quen trước ? Làm quen như thế nào ?
e. Xây dựng tiểu phẩm khi có khách đến chơi nhà: cần giao tiếp, đón khách như thế nào ?
Yêu cầu thảo luận:
- Bạn nhận xét gì về cách giao tiếp ứng xử của khách và của chủ nhà trong tiểu phẩm trên ?
- Nếu bạn là chủ nhà, bạn sẽ đón khách như thế nào ?
- Nếu bạn là khách, bạn sẽ ứng xử như thế nào ?
2.2. Cả các nhóm chuẩn bị đóng vai theo các tình huống giả định.
2.3. Xây dựng các câu hỏi thảo luận.
2.4. Cử một người dẫn chương trình.
2.5. Mời cố vấn chuyên môn là giáo viên dạy môn GDCD và môn Ngữ văn.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động có thể được diễn ra như sau :
- Người dẫn chương trình nêu nội dung, yêu cầu của hoạt động. Nêu rõ các chủ đề cầm sắm vai.
- Giới thiệu các nhóm sẽ sắm vai theo các tiểu phẩm gợi ý hoặc tự xây dựng theo tình huống giả định.
- Lần lượt nêu tên tiểu phẩm hoặc tình huống, sau đó các nhóm bước ra tự giới thiệu các vai và nhân vật trong tiểu phẩm của mình.
- Các nhóm trình bày tiểu phẩm. Mỗi tiểu phẩm từ 5 - 10 phút.
- Sau khi tiểu phẩm được trình bày, người dẫn chương trình nêu câu hỏi cho lớp thảo luận, có thể chia nhóm thảo luận (Các nhóm thảo luận từ 10 - 15 phút, ghi kết quả thảo luận vào giấy).
- Sau khi các nhóm thảo luận, người dẫn chương trình lần lượt mời đại diện các nhớm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm. Có thể yêu cầu cả lớp cùng trao đổi thêm.
- Cuối cùng, người dẫn chương trình yêu cầu cố vấn chuyên môn tóm tắt lại những ý kiến và kết luận.
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG.
Hoạt động 3
DIỄN ĐÀN THANH NIÊN “TUỔI TRẺ VỚI VIỆC GIỮ GÌN
VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC”
I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG
Sau hoạt động này, học sinh cần:
- Hiểu bản sắc văn hoá dân tộc là vấn đề sống cồn của một dân tộc, một đất nước trong thế giới hiện đại.
- Hiểu quyền được bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề bản sắc văn hoá cũng như quyền được giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
- Có thái độ tôn trọng, tự hào về bản sắc văn hoá dân tộc của người Việt Nam.
- Biết giữ gìn, phát huy và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
- Qua hoạt động, học sinh hiểu được những nội dung cơ bản nhất của bản sắc văn hoá dân tộc cần phải được giữ gìn và phát huy là: “Bản sắc dân tộc của văn hoá Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa được vun đắp nên qua lịch sử hàng năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, tạo thành những nét đặc sắc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, tính cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng - nước; Lòng nhân ái bao dungm, trọng ngiã tình đạo lý; đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; tế nhị trong cư sử, giản dị trong lối sống Bản sắc dân tộc còn đậm nét trong các hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo “ (văn kiện Hội nghị lần thứ nam BCH Trung ương khoá VIII, Tr 22 - 23 , NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998).
- Trong các lĩnh vực văn hoá thì tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hoá được coi là quan trọng nhất hiện nay và cần được chú trọng quan tâm trong diễn đàn.
- Từ nhận thức, học sinh liên hệ với thực tiễn cuộc sống ở trường, ở gia đình cộng đồng xã hội về các biểu hiện của bản sắc văn hoá dan tộc mà chúng ta cần giữ gìn và phát huy như: Đạo đức, lối sống, giao tiếp, trang phục, những giá trị tinh thần khác của đời sống văn hoá
- Vai trò, quyền và trách nhiệm của thanh niên học sinh với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
1. Giáo viên.
- Định hướng nội dung hoạt động, hướng dẫn học sinh sưu tầm, tìm đọc các tài liệu, sách báo về bản sắc văn hoá dân tộc; Ngoài ra cần tìm đọc thêm các điều 13, 17, 30, 31 trong Công ước LHQ về Quyền trẻ em.
- Cung cấp cho học sinh những nội dung cần phát biểu ý kếin và trao đổi trong diễn đàn giúp học sinh khai thác, mở rộng nội dung hoạt động nhằm củng cố và khắc sâu nhận thức cho các em. Ví dụ:
+ Bạn hiểu bản sắc văn hoá dân tộc là gì ?
+ Bạn hãy nêu những biểu hiện của bản sắc văn hoá dân tộc.
+ Tại sao phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc ?
+ Những biểu hiện của đạo đức, lối sống trái ngược với bản sắc văn hoá dân tộc ?
+ Hậu quả của việc không giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là gì ?
+ Tuổi trẻ chúng ta phải làm gì để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc ?
+ Điều 13 trong Công ước LHQ về Quyền trẻ em có nội dung gì ? Bạn vận dụng Điều 13 đó như thế nào trong cuộc sống ?
+ Hãy trình bày nội dung chính của Điều 31 Công ước LHQ về Quyền trẻ em vè liên hệ thực tế mà bạn biết.
- Chuẩn bị đáp án cho những vấn đề đặt ra, cung cấp đáp án cho người điều khiển để người đó có thể tổng kết lại những ý kiến phát biểu trong diễn đàn.
- Làm cố vấn, giúp học sinh giải đáp những tình huống, những vấn đề mà các em còn lúng túng
- Giao cho cán bộ lớp và BCH Chi đoàn chuẩn bị và điều khiển hoạt động của lớp.
2. Học sinh.
Cán bộ lớp và BCH Chi đoàn là người tổ chức diễn đàn, chủ động bàn bạc để chuẩn bị các công việc cụ thể như:
- Yêu cầu mỗi tổ chọn từ một đến hai người chuẩn bị ý kiến tham luận tại diễn đàn. Nêu các vấn đề cụ thể cho từng tổ để học sinh chuẩn bị trước.
- Thống nhất chương trình hoạt động và cử người điều khiển.
- Mời giáo viên chủ nhiệm làm cố vấn cho hoạt động.
- Chuẩn bị một vài tiết mục văn nghệ.
- Phân công trang trú, kê bàn ghế
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG.
Chương trình diễn đàn có thể tiến hành như sau:
- Người điều khiển nêu mục đích, yêu cầu của diễn đàn, nhấn mạnh ý nghĩa (trong Công ước LHQ về Quyền trẻ em) về Quyền của hcọ sinh được biểu đạt ý kiến của mình trong mọi vấn đề liên quan đến bản sắc văn hoá và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc làm cho diễn đàn sôi nổi hơn. Tiếp theo, người điều khiển giới thiệu chương trình hoạt động, giới thiệu các thầy, cô giáo cố vấn.
- Lần lượt mời đại diện các tổ đã được chuẩn bị lên diễn đàn phát biểu ý kiến, nêu quan điểm của mình về một vấn đề đặt ra.
- Sau mỗi ý kiến trên diễn đàn, người điều khiển cho lớp thảo luận, tranh luận để làm sáng tỏ, khác sâu vấn đề. Đồng thưòi, người điều khiển có thể nêu ra các câu hỏi liên quan tới vấn đề để cả lớp cùng trao đổi. Có thể hỏi ý kiến cố vấn về vấn đề mà học sinh cảm thấy chưa thoả đáng.
- Quá trình diễn đàn nên xen kẽ các tiết mục văn nghệ.
- Cuối cùng, người điều khiển tóm tắt lại và kết luận. Có thể mời giáo viên chủ nhiệm giúp đỡ để học sinh có những kết luận thoả đáng sau diễn đàn.
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG.
File đính kèm:
- Chu de thang 12 HDNGLL 12.doc