a) Bản chất giai cấp của pháp luật
- PL mang b/c giai cấp sâu sắc vì PL do nhà nước , đại diện cho g/c cầm quyền ban hành và đảm bảo thực hiện.
- PL nhà nước ta thể hiện ý chí, nguyện vọng, nhu cầu, lợi ích của g/c CN và ndlđ- mang b/c của g/c CN-Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Mục đích bảo vệ quyền lơi hợp pháp của ndlđ ( khác về b/c so với PL TS).
* Hồ Chủ Tịch: “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương đều do dân cử ra ” “PL của ta là PL thật sự dân chủ vì nó bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho ndlđ ”
88 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án hoạt động ngoài giờ lên Lớp 10 - Năm học 2011-2012, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển bền vững của đất nước, vì môi trường có được bảo vệ thì kinh tế mới có điều kiện tăng trưởng, mà kinh tế tăng trưởng là tiền đề cho phát triển bền vững đất nước.
* Hoạt động 2
Một số nội dung cơ bản của pháp luật về quốc phòng, an ninh
- Thảo luận nhóm:
Để tăng cường quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia, Nhà nước đã ban hành những văn bản pháp luật nào?
HS: Trao đổi, phát biểu.
GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận.
Nhà nước đã ban hành những văn bản pháp luật như Luật Quốc phòng, Luật An ninh quốc gia, Luật Công an nhân dân, Luật Nghĩa vụ quân sự,
Nguyên tắc hoạt động quốc phòng và bảo vệ an ninh quốc gia?
HS: Trao đổi, phát biểu.
GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận.
Những nguyên tắc hoạt động quốc phòng và bảo vệ an ninh quốc gia: phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân tộc; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế-xã hội với tăng cường tiềm lực quốc phòng và bảo vệ an ninh quốc gia; phối hợp có hiệu quả hoạt động quốc phòng, an ninh và đối ngoại; xây dựng nền quốc phòng toàn dân;
Bảo vệ quốc phòng và an ninh có ý nghĩa gì đối với đất nước ta trước đây cũng như hiện nay?
Nhà nước và công dân có nhiệm vụ gì trong công cuộc bảo vệ quốc phòng và an ninh?
HS: Trao đổi, phát biểu.
GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận.
Pháp luật quy định củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia là nhiệm vụ của toàn dân mà nòng cốt là Quân đội nhân dân và Công an nhân dân. Mọi cơ quan, tổ chức và công dân có trách nhiệm, nghĩa vụ tham gia củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia.
d) Một số nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường
Để bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, Nhà nước đã ban hành một hệ thống các văn bản như: Luật bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Thủy sản, Luật Dầu khí, Luật Khóang sản, Luật Tài nguyên nước...
Pháp luật về bảo vệ môi trường quy định, việc bảo vệ môi trường phải tuân thủ theo nguyên tắc: bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước; phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, lịch sử, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, cần kể đến:
1/ Hiến pháp 1992 ;
2/ Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 ;
3/ Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004;
4/ Luật Thuỷ sản năm 2003
5/ Luật Khoáng sản năm 1996 (sửa đổi, bổ sung năm 2005) ;
6/ Luật Dầu khí năm 1993 ;
7/ Luật Đất đai năm 2003 ;
8/ Luật Tài nguyên nước năm 1998.
Trong các văn bản quy phạm pháp luật này, Luật Bảo vệ môi trường giữ vị trí quan trọng nhất.
* lưu ý: Trong pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng có tầm quan trong đặc biệt, vì rừng là tài nguyên quý giá, có giá trị to lớn đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
e) Một số nội dung cơ bản của pháp luật về quốc phòng, an ninh
Để tăng cường quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia, Nhà nước ban hành hệ thống các văn bản pháp luật: Luật Quốc phòng, Luật An ninh quốc gia, Luật Công an nhân dân, Luật Nghĩa vụ quân sự,
Nguyên tắc họat động quốc phòng và bảo vệ an ninh quốc gia là huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và tòan dân tộc, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng và bảo vệ an ninh quốc gia; phối hợp có hiệu quả họat động an ninh, quốc phòng và đối ngọai; chủ động phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và họat động xâm phạm an ninh quốc gia; xây dựng nền quốc phòng tòan dân, thế trận quốc phòng tòan dân gắn với thế trận an ninh nhân dân.
Pháp luật quy định củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia là nhiệm vụ của tòan dân mà nòng cốt là Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.
4. Củng cố – Hệ thống bài
Hiểu một số nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Hiểu một số nội dung cơ bản của pháp luật về quốc phòng, an ninh.
5. Hướng dẫn về nhà
Câu hỏi SGK – Ôn tập bài 7, 8, 9, giờ sau ôn tập KT HK II.
Soạn ngày 05/03/2012 HƯỚNG DẪN ÔN TẬP
Tiết 32
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
- Giúp học sinh hệ thống hoá một số kiến thức cơ bản trong chơng trình đã học.
2. Về kĩ năng
- Trên cơ sở những kiến thức đã học có thể vận dụng vào hoạt động thực tiễn trong đời sống hàng ngày của bản thân mình.
3. Về thái độ
- Có ý thức tự giác trong học tập cũng nh trong khi làm bài kiểm tra.
B. CHUẨN BỊ
1. Phương tiện
- Giấy kiểm tra, bút mực, bút chì,... phục vụ kiểm tra
2. Thiết bị
- Những dụng cụ cần thiết phục vụ cho kiểm tra
C. TIẾN TRÌNH KIỂM TRA
1. Ổn định lớp
2. kiểm tra bài cũ: Không.
3. Nội dung ôn tập (từ bài: 7- 9)
Một số câu hỏi tự luận
1. Trình bày nội dung, nguyên tắc, cách thức quyền bầu cử và ứng cử cử công dân? Nêu ví dụ? Ý nghĩa của quyền bầu cử và ứng cử?
2. Trình bày dung quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội? Ý nghĩa của quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội?
3. Trình bày dung quyền quyền khiếu nại, tố cáo của công dân? Ý nghĩa của quyền khiếu nại và tố cáo? Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc thực hiện quyền KN, TC? Liên hệ bản thân em?
4. Tai sao quyền học tập của công dân thể hiện tính nhân văn của chế độ XHCN ở nước ta? Theo em, tại sao luật GD qui định công dân có quyền học tập bằng các hình thức khác nhau và các loại hình trường, lớp khác nhau?
5. Hãy nêu VD chứng minh công dân có quyền sáng tạo và phát triển? Bằng kiến thức đã học chứng minh Nhà nước luôn quan tâm bảo đảm quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân? Liên hệ bản thân?
6. Nêu vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước? Em hiểu thế nào về quyền tự do kinh doanh của công dân?
7. Em có suy nghĩ gì về mối liên hệ giữa pháp luật về kinh tế, văn hoá, xã hội với sự phát triển bền vững của đất nước?
Một số câu hỏi trắc nghiệm
1. Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây; Quyền được phát triển của công dân có nghĩa là:
a) Mọi công dân đều có đời sống vật chất đầy đủ.
b) Mọi công dân đều có quyền được hưởng sự chăm sóc y tế.
c) Mọi công dân đều được hưởng sự ưu đãi trong học tập để phát triển năng khiếu.
d) Những người có tài được tạo điều kiện để làm việc và phát triển tài năng. Đáp án: (b, d)
2. Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây; Quyền tự do kinh doanh của công dân có nghĩa là:
a) Mọi công dân đều có quyền hoạt động kinh doanh.
b) Mọi công dân được hoạt động kinh doanh khi có đủ đk theo qui định của PL khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp nhận đăng kí kinh doanh.
c) Công dân có thể kinh doanh bất kì ngành, nghề nào theo sở thích của mình.
d) Công dân có quyền quyết định qui mô và hình thức kinh doanh.
e) Chỉ được kinh doanh những mặt hàng đăng kí trong giấy phép kinh doanh. Đáp án: (b, d, e)
3. Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau; luật nghĩa vụ quân sự qui định độ tuổi nhập ngũ trong thời bình là:
a) Từ 18 tuổi đến 25 tuổi.
b) Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.
c) Từ 17 tuổi đến 27 tuổi.
d) Từ đủ 17 tuổi đến hết 27 tuổi. Đáp án: (b)
------------------------------
Soạn ngày 1/4 /2011 KIỂM TRA HỌC KÌ II
Tiết: 33
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
- Nhằm đánh giá kết quả học tập của học sinh
2. Về kĩ năng
- Trên cơ sở những kiến thức đã học có thể vận dụng vào hoạt động thực tiễn trong đời sống xã hội của mình.
3. Về thái độ
- Có thái độ đúng mực và nghiêm túc trong học tập, cũng như trong kiểm tra. Từ đó có nỗ lực vươn lên trong học tập đạt kết quả cao.
B. CHUẨN BỊ
1. Phương tiện
- Giấy kiểm tra, bút mực, bút chì,... phục vụ kiểm tra
2. Thiết bị
- Những dụng cụ cần thiết phục vụ cho kiểm tra
C. TIẾN TRÌNH KIỂM TRA
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Không.
3. Nội dung kiểm tra (từ bài: 7- 9)
Một số câu hỏi tự luận
1. Trình bày nội dung, nguyên tắc, cách thức quyền bầu cử và ứng cử cử công dân? Nêu ví dụ? Ý nghĩa của quyền bầu cử và ứng cử?
2. Trình bày dung quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội? Ý nghĩa của quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội?
3. Trình bày dung quyền quyền khiếu nại, tố cáo của công dân? Ý nghĩa của quyền khiếu nại và tố cáo? 4. Tai sao quyền học tập của công dân thể hiện tính nhân văn của chế độ XHCN ở nước ta? Theo em, tại sao luật GD qui định công dân có quyền học tập bằng các hình thức khác nhau và các loại hình trường, lớp khác nhau?
5. Hãy nêu VD chứng minh công dân có quyền sáng tạo và phát triển? Bằng kiến thức đã học chứng minh Nhà nước luôn quan tâm bảo đảm quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân? Liên hệ bản thân?
6. Nêu vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước? Em hiểu thế nào về quyền tự do kinh doanh của công dân?
7. Em có suy nghĩ gì về mối liên hệ giữa pháp luật về kinh tế, văn hoá, xã hội với sự phát triển bền vững của đất nước?
Một số câu hỏi trắc nghiệm
1. Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây; Quyền được phát triển của công dân có nghĩa là:
a) Mọi công dân đều có đời sống vật chất đầy đủ.
b) Mọi công dân đều có quyền được hưởng sự chăm sóc y tế.
c) Mọi công dân đều được hưởng sự ưu đãi trong học tập để phát triển năng khiếu.
d) Những người có tài được tạo điều kiện để làm việc và phát triển tài năng.
Đáp án: (b, d)
2. Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây; Quyền tự do kinh doanh của công dân có nghĩa là:
a) Mọi công dân đều có quyền hoạt động kinh doanh.
b) Mọi công dân được hoạt động kinh doanh khi có đủ đk theo qui định của PL khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp nhận đăng kí kinh doanh.
c) Công dân có thể kinh doanh bất kì ngành, nghề nào theo sở thích của mình.
d) Công dân có quyền quyết định qui mô và hình thức kinh doanh.
e) Chỉ được kinh doanh những mặt hàng đăng kí trong giấy phép kinh doanh. Đáp án: (b, d, e)
3. Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau; luật nghĩa vụ quân sự qui định độ tuổi nhập ngũ trong thời bình là:
a) Từ 18 tuổi đến 25 tuổi.
b) Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.
c) Từ 17 tuổi đến 27 tuổi.
d) Từ đủ 17 tuổi đến hết 27 tuổi. Đáp án: (b)
------------------------------
File đính kèm:
- gdcd12.doc