I. MỤC TIÊU
+) Kiên thức
- Giúp học sinh hiểu được nội qui của nhà trường và nhiệm vụ năm học mới.
- Có ý thức tôn trọng nội qui và nhiệm vụ năm học.
- Hiểu cơ cấu tổ chức, chức năng , nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ lớp.
- Bước đầu có ý thức xây dựng tập thể có thái độ tôn trọng đội ngũ cán bộ lớp.
+) Kĩ năng.
- Học sinh có ý thức tích cực rèn luyện, thực hiện tốt nội qui và nhiệm vụ năm học.
- Rèn luyện kĩ năng nhận nhiệm vụ, kĩ năng tham gia các hoạt động chung của tập thể.
+) Thái độ.
- Yêu trường, lớp, thầy cô và bạn bè
35 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1009 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án hoạt động ngoài giờ 6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giới thiệu đại diện hội CCB lên nói chuyện chuyện với lớp.
b) Nghe nói chuyện và thảo luận:
- Nghe đại diện hội CCB nói chuyện, giới thiệu bằng sơ đồ, tranh ảnh những thông tin cơ bản đã chọn lọc.
- Học sinh thảo luận, hỏi thêm những vấn đề chưa rõ hoặc hoặc muốn tìm hiểu thêm.
- Học sinh phát biểu ý kiến về nội dung và cảm nghĩ quả mình sau buổi nói chuyện .
25 phút
- Người dẫn chương trình
- Học sinh trong lớp.
- Đại diện các tổ trình bày
2. Hát về anh bộ đội Cụ Hồ
a) Người dẫn chương trình giới thiệu các tiết mục văn nghệ của lớp, tổ lên biểu diễn.
Sau mỗi tiết mục được biểu diễn là sự cổ vũ, tặng hoa của các bạn.
b) Thi hát bài hát về anh bộ đội giữa các tổ
Lần lượt từng tổ hát 1 đoạn nói về anh bộ đội của 1 bài, luân phiên giữa các tổ, tổ nào suy nghĩ quá 10 giây thì bị mất lượt hát, cuối cùng tổ nào hát được nhiều bài hát nhất sẽ chiến thắng.
20 phút
V. Kết thúc
- GVCN nhận xét tinh thần, thái độ tham gia của học sinh.
* Rút kinh nghiệm
.............................................................................................................................................................................................................................
Ngày dạy:.....................................
Tiết 9: Hoạt động 1 - Tháng 1 + 2
ngày xuân và nét đẹp truyền thống quê hương
i. MụC TIÊU
+) Kiến thức.
- Giúp học sinh hiểu những phong tục tập quán, truyền thống văn hoá tốt đẹp của quê hương, của dân tộc.
- Học sinh biết tự hào về quê hương, về phong tục truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
+) Kĩ năng.
- Giúp học sinh có kĩ năng tự tìm hiểu các phong tục tập quán, truyền thống văn hoá tốt đẹp của quê hương, của dân tộc.
+) Thái độ.
- Học sinh biết giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương.
II. Nội dung và hình thức hoạt động
1. Nội dung hoạt động:
- Những phong tục, truyền thống văn hoá ngày xuân, ngày tết của quê hương, đất nước qua sách báo, ca dao, tục ngữ, câu thơ, bài hát, điệu múa, tranh ảnh và qua các truyện kể mà học sinh được đọc, được nghe.
- Qua những trải nghiệm thực tế mà học sinh được biết.
2. Hình thức hoạt động:
- Thi trình bày và giới thiệu kết quả sưu tầm, tìm hiểu giữa các tổ.
III. Chuẩn bị
1. Phương tiện:
- Các tư liệu sưu tầm được.
- Các bài viết từ thực tế và từ các chuyện được kể có liên quan đến chủ đề hoạt động.
- Phấn, bảng, giấy màu trang trí.
- Phần thưởng cho các tổ đạt kết quả cao.
2. Tổ chức:
- Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn học sinh sưu tầm, tìm hiểu tư liệu từ các nguồn khác nhau: ca dao, tục ngữ, thơ, bài hát, sách báo, tranh ảnh, phát thanh, truyền hình.
- Phân công các tổ trưởng đôn đốc các tổ viên sưu tầm, tập hợp, trang trí, trưng bày.
- Các tổ cử đại diện báo cáo kết quả sưu tầm, tìm hiểu.
- Cử ban giám khảo: Giáo viên chủ nhiệm giúp ban giám khảo xây dựng thang điểm và thống nhất cáhc chấm điểm.
- Có thể mời thêm giáo viên dạy môn ngữ văn làm cố vấn cho hoạt động.
- Phân định vị trí để các tổ trưng bày kết quả sưu tầm.
- Phân công người điều khiển chương trình hoạt động.
- Chuẩn bị chương trình văn nghệ và cử người điều khiển chương trình văn nghệ.
- Trang trí lớp: tổ 1
- Chuẩn bị phần thưởng.
- Mời đại biểu.
IV. tiến hành
Người thực hiện
Nội dung
Thời lượng
- Tập thể lớp.
- Giáo viên chủ nhiệm.
- Đại diện HS các tổ thực hiện.
- Ban giám khảo.
- Đại diện HS các tổ thực hiện.
- Ban giám khảo.
- Ban cố vấn
- Cán bộ văn thể
* Ngày xuân và nét đẹp truyền thống quê hương.
a) Khởi động.
- Hát tập thể.
- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu.
- Giới thiệu ban giám khảo, mời giám khảo lên kàm việc.
b) Trưng bày và giới thiệu kết quả sưu tầm.
- Theo sự hướng dẫn của người điều khiển chương trình, các tổ khẩn trương trưng bày kết quả sưu tầm tư liệu của tổ mình tại vị trí được phân công. Thời gian trưng bày là 5 phút.
- Ban giám khảo sã chấm điểm trưng bày theo các tiêu chí như: nhiều thông tin, có tính mĩ quan, tính khoa học.
- Lần lượt các tổ cử đại diện giới thiệu một cách khái quát kết quả sưu tầm về số lượng, nội dung và minh hoạ một vài nội dung cụ thể như bài thơ, bài hát, tranh ảnh, ca dao, tục ngữ nói vể quê hương, đất nước.
- Ban giám khảo chấm điểm các tổ và ghi lên bảng.
- Trong quá trình các tổ trình bày, vấn đề nào khó khăn hoặc chưa rõ, người điều khiển sẽ mời thầy, cô cố vấn giúp đỡ.
c) Chương trình văn nghệ.
- Người điều khiển văn nghệ giới thiệu một số tiết mục văn nghệ để tạo không khí vui tươi, sôi nổi cho hoạt độnh của lớp.
45 phút
V. Kết thúc
- GVCN nhận xét tinh thần, thái độ tham gia của học sinh.
* Rút kinh nghiệm
.............................................................................................................................................................................................................................
Ngày dạy:.....................................
Tiết 10: Hoạt động 2 - Tháng 1 + 2
Gương sáng Đảng Viên quê hương em
i. MụC TIÊU
+) Kiến thức.
- Tìm hiểu về cuộc đời, phẩm chất và thành tích của những đảng viên ưu tú trong sự nghiệp cách mạng xây dựng và bảo vệ quê hương.
- Có lòng tự hào, cảm phục và yêu mến các đảng viên ưu tú.
+) Kĩ năng.
- Rèn luyện kĩ năng trình bày, biết lắng nghe, biết phân tích, tổng hợp và chọn lọc thông tin.
+) Thái độ.
- Có ý thức tự hào về quê hương đất nước và thêm yêu tổ quốc.
- Biết giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp đó.
II. Nội dung và hình thức hoạt động
1. Nội dung hoạt động:
- Truyền thống cách mạng xây dựng và bảo vệ quê hương.
- Gương các đảng viên ưu tú.
2. Hình thức hoạt động:
- Nghe nói chuyện và thảo luận.
- Học sinh có thể sưu tầm, tìm hiểu và trình bày kết quả tìm hiểu được.
III. Chuẩn bị
1. Phương tiện:
- Các tư liệu về truyền thống cách mạng, truyền thống xây dựng và bảo vệ quê hương.
- Các tư liệu về Đảng viên ưu tú có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng ở quê hương.
- Các câu hỏi thảo luận:
1. Nêu những truyền thống nổi bật ở quê hương Yên Bái?
2. Hãy kể về một tấm gương đảng viên ưu tú ở quê hương em?
3. Em học tập được gì qua những tấm gương đảng viên ưu tú đã kể trên?
2. Tổ chức:
- Giáo viên chủ nhiệm thông báo cho học sinh về nội dung, hình thức hoạt động
"Nghe nói chuyện về Đảng viên ưu tú ở địa phương".
- Yêu cầu mọi học sinh đều tham gia thảo luận sau khi nghe nói chuyện.
- Dự kiến mời báo cáo viên là Đảng viên lão thành hoặc cán bộ lãnh đạo ở địa phương.
- Cử người điều khiển chương trình: Lớp trưởng.
- Chương trình văn nghệ: Lớp phó văn nghệ.
- Trang trí lớp: Tổ 2
IV. tiến hành
Người thực hiện
Nội dung
Thời lượng
- Tập thể lớp
- Giáo viên chủ nhiệm
- Giáo viên chủ nhiệm
- Báo cáo viên
- Giáo viên chủ nhiệm
- Học sinh trong lớp
- Giáo viên chủ nhiệm
- Giáo viên chủ nhiệm
- Tập thể lớp, các tổ và học sinh trong lớp.
a) Khởi động.
- Hát tập thể bài Đảng đã cho ta một mùa xuân.
- Tuyên bố lí do và giới thiệu đại biểu.
- Giới thiệu báo cáo viên.
b) Nghe nói chuyện và thảo luận.
- Người điều khiển mời báo cáo viên lên nói chuyện với lớp.
- Báo cáo viên nói chuyện về tình hình địa phương, về truyền thống cách mạng và các đảng viên ưu tú.
- Sau khi nghe báo cáo viên nói chuyện, người điều khiển lần lượt nêu các câu hỏi đã nêu ở trên.
- Các thành viên trong lớp tiến hành thảo luận theo tổ. Sau thời gian thảo luận, đại diện các tổ nêu kết quả thảo luận của tổ mình.
- Cuối cùng người điều khiển chương trình chốt lại các ý chính.
c) Chương trình văn nghệ.
- Người điều khiển chương trình văn nghệ tổ chức cho lớp chơi trò chơi văn nghệ thi hát các bài hát theo chủ đề mùa xuân.
45 phút
V. Kết thúc
- GVCN nhận xét tinh thần, thái độ tham gia của học sinh.
* Rút kinh nghiệm
.............................................................................................................................................................................................................................
Ngày dạy:.....................................
Tiết 11: Hoạt động 3 - Tháng 1 + 2
chúng em hát mừng đảng
i. MụC TIÊU
+) Kiến thức.
- Phát huy khả năng văn nghệ của lớp, củng cố cho học sinh niềm tin yêu Đảng, niềm tự hào về quê hương Đất nước, về mùa xuân của dân tộc.
+) Kĩ năng.
- Rèn luyện kĩ năng trình bày và động viên học sinh phấn khởi, lạc quan, học tập tốt, rèn luyện tốt.
+) Thái độ.
- Có ý thức tự hào về quê hương đất nước và thêm yêu tổ quốc.
- Biết giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp đó.
II. Nội dung và hình thức hoạt động
1. Nội dung hoạt động:
- Những bài hát, bài thơ, điệu múaca ngợi Đảng, ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân.
2. Hình thức hoạt động:
- Thi văn nghệ giữa các tổ.
III. Chuẩn bị
1. Phương tiện:
- Các tiết mục văn nghệ đã được chuẩn bị.
- Một vài nhạc cụ.
- Bản qui ước về thang điểm cho giám khảo.
2. Tổ chức:
- Giáo viên chủ nhiệm nêu yêu cầu hoạt động, kế hoach và thời gian tiến hành với cả lớp; hướng dẫn học sinh sưu tầm các bài thơ, bài hát, điệu múa về Đảng, về mùa xuân.
- Nêu hình thức cho các tổ chuẩn bị tập luyện.
- Cử ban giám khảo.
- Điều khiển chương trình.
- Phân công trang trí: tổ 3
- Mời đại biểu.
IV. tiến hành
Người thực hiện
Nội dung
Thời lượng
- Giáo viên chủ nhiệm
- Giáo viên chủ nhiệm
- Giáo viên chủ nhiệm
- Đại diện các tổ
- Các thành viên trong tổ
- Đại diện ban giám khảo
- Giáo viên chủ nhiệm
- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu.
- Giới thiệu ban giám khảo.
- Nêu thể lệ cuộc thi giữa các tổ sau giữa các tổ
- Các tổ bốc thăm thứ tự trình diễn.
- Theo thứ tự đó các tổ lên trình bày các tiết mục đã chuẩn bị.
- Ban giám khảo đánh giá chấm điểm, điểm cho được ghi công khai lên bảng.
- Tuyên bố kết quả và phát phần thưởng
45 phút
V. Kết thúc
- GVCN nhận xét tinh thần, thái độ tham gia của học sinh.
* Rút kinh nghiệm
.............................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Hoat dong ngoai gio lop 6(1).doc