Giáo án Hóa Lớp 8 Chương VI: Dung dịch

A-MỤC TIÊU

 + Học sinh hiểu được các khái niệm : dung môi, chất tan, dung dịch.

 + Học sinh hiểu được các khái niệm : dung dịch bão hoà, dung dịch chưa bão hoà, hiểu được những biện pháp thúc đẩy sự hoà tan cuả chất rắn trong nước nhanh hơn. Đó là sự khuấy trộn, đun nóng và nghiền nhỏ chất rắn.

 + Học sinh biết cách pha chế một dung dịch chưa bão hoà và dung dịch bão hoà.

 

 

doc21 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3636 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hóa Lớp 8 Chương VI: Dung dịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à bao nhiêu ? - Trình bày các bước pha chế dung dịch. Thí nghiệm 3 : Pha chế 100 ml dung dịch Natri clorua 0,2M - Tính số mol NaCl ? - Khối lượng NaCl là bao nhiêu gam ? - Trình bày các bước pha chế dung dịch ? Thí nghiệm 4 : Pha chế 50 ml dung dịch NaCl 0,1M từ dung dịch NaCl có nồng độ 0,2M ở trên. - Số mol NaCl có trong 50 ml dung dịch NaCl 0,1M ? - Thể tích dung dịch NaCl 0,2M có chưá 0,005 mol NaCl - Trình bày cách tiến hành pha chế. - Các nhóm tính toán : m đường = 7,5 gam m nước = 42,5 gam - Cân lượng đường. - Cân lượng nước (có thể đong bằng ống đong chia độ) - Dùng đuã khuấy đều. - Các nhóm thảo luận để tính : m đường = 2,5 gam m dd 15% = 16,7 gam m nước = 50 – 16,7 = 33,3 gam - Cân 16,7 gamdung dịch đường 15%. - Cho thêm vào 33,3 gam nước. Khuấy đều. - Thảo luận tính. n NaCl = 0.02 mol m NaCl = 1,17 gam - Cân 1,17 gam NaCl cho vào cốc chia độ. Rót từ từ nước vào cốc cho đến vạch 100 ml và khuấy đều. - Các nhóm thảo luận. - Số mol NaCl có trong 50 ml dung dịch NaCl 0,1M n NaCl = 0.005 mol - Thể tích dung dịch NaCl 0,2M có chưá 0,005 mol NaCl V dung dịch = 25 ml - Đong 25 ml dung dịch NaCl 0,2 M cho vào cốc chia độ. Rót từ từ nước vào cho đến vạch 50 ml. Khuấy đều. - Học sinh báo cáo nội dung đã thực hành. - Học sinh báo cáo nội dung đã thực hành. - Học sinh báo cáo nội dung đã thực hành. - Học sinh báo cáo nội dung đã thực hành. D-CỦNG CỐ + Làm vệ sinh, kiểm tra dụng cụ. + Hoàn tất nội dung tường trình thí nghiệm và nộp bài tường trình. E-DẶN DÒ Chuẩn bị : “BÀI ÔN TẬP HỌC KỲ II” Tuần 34 Tiết 68 Ngày soạn : Ngày dạy : ÔN TẬP HỌC KỲ II UUU A-MỤC TIÊU + Hệ thống hoá kiến thức cơ bản về tính chất vật lý, hoá học, điều chế và các khái niệm hoá học như : sự oxi hoá, oxit, phàn ứng hoá hợp, phân hủy, phản ứng thế, sự khử, sự oxi hoá, chất khử, chất oxi hoá, phản ứng oxi hoá-khử ở chương IV về Oxi – Không khí và chương V về Hidro – Nước. + Củng cố : biết vận dụng kiến thức đã học vào các bài tập. + Kỹ năng : rèn luyện kỹ năng phân loại chất, viết đúng phương trình hoá học và phân loại phản ứng, nhận biết chất. B-CHUẨN BỊ CUẢ GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Giáo viên cho học sinh ôn tập trước những kiến thức ở chương IV và V ; những câu hỏi đã được rèn luyện ở bài luyện tập 5 và 6. Các nhóm thảo luận và trả lời, đồng thời giải các bài tập. C-TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY j Dạng bài tập trắc nghiệm Câu 1 : (trắc nghiệm điền khuyết) : chọn các từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chổ trống các câu sau đây : a)-Oxit là...............cuả...............nguyên tố, trong đó có một...............là...............Tên cuả oxit là tên...............cộng với từ............... b)-Phản ứng hoá hợp là...............trong đó chỉ có...............chất mới sinh ra từ...............chất ban đầu. c)-Phản ứng phân hủy là...............trong đó..........sinh ra..........chất mới. d)-Phản ứng thế là phản ứng hoá học giưã..........,trong đó nguyên tử cuả..........thay thế nguyên tử cuả một..........trong.......... e)-Sự tác dụng cuả oxi với một chất là sự..........Đơn chất oxi hoặc chất nhường oxi cho chất khác là chất.......... f)-Quá trình tách nguyên tử oxi ra khỏi hợp chất gọi là..........Chất chiếm oxi cuả chất khác gọi là.......... g)-Phản ứng oxi hoá-khử là..........trong đó xẩy ra đồng thời sự..........và sự.......... Câ u 2 : (trắc nghiệm lựa chọn) a)- Trong các chất dưới đây, chất nào là oxit ? A. P2O5 B. KNO3 C. H2CO3 D. H2S b)- Phương trình hoá học nào sau đây là phản ứng thế (học sinh chọn hệ số cân bằng cuả các phản ứng) A. Al + HCl ® AlCl3 + H2 ­ B. Al + O2 ® Al2O3 C. K2O + H2O ® KOH D. HCl + Ca(OH)2 ® CaCl2 + H2O Câu 3 : (trắc nghiệm đúng sai) a)- Chọn câu phát biểu sai trong các câu sau đây : A. Khí hidro có tính khử, ở nhiệt độ thích hợp hidro không những kết hợp được với đơn chất oxi mà còn có thể kết hợp với nguyên tố oxi trong ột số oxit kim loại. Các phản ứng này đều toả nhiệt. B. Quá trình tách nguyên tử oxi ra khỏi hợp chất là sự khử. Chất chiếm oxi cuả chất khác là chất khử. C. Nguyên liệu được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là các hợp chất giàu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao. D. Tất cả các oxit đều là oxit bazơ. b)- Chọn câu phát biểu đúng trong các câu sau đây : A. Người và động vật trong quá trình hô hấp hấp thụ khí O2 và thở ra khí CO2 B. Đèn điện cháy chính là sự cháy. C. Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế hidro từ kim loại kẽm và nước. D. Oxit Fe3O4 được tạo thành từ đơn chất sắt và không khí. c)- Chọn đáp số đúng trong câu hỏi gợi ý sau : 0,75 mol SO2 có thể tích (lit) ở điều kiện tiêu chuẩn là : A. 1,68 B. 16,8 C. 16,08 D. 1,608 j Dạng bài tập viết phương trình hoá học và phân loại phản ứng Câu 1 : Hoàn thành các phản ứng sau và cho biết phản ứng nào là phản ứng hoá hợp? phản ứng phân hủy ? A. .......... +.......... ® MgO B. .......... +.......... ® P2O5 C. .......... +.......... ® Al2O3 đp D. KClO3 ® .......... + .......... E. H2O ® .......... + .......... Câu 2: 2.1 Lập phương trình hoá học cuả các phản ứng sau đây : A. Cacbon đioxit + Nước ® Axit cacbonic (H2CO3) B. Lưu huỳnh đioxit + Nước ® Axit sunfurơ (H2SO3) C. Kẽm + Axit clohidric ® Kẽm clorua + H2 ­ D. Điphotpho pentaoxit + Nước ® Axit photphoric (H3PO4) E. Chì (II) oxit + Hidro ® Chì (Pb) + H2O 2.2 Viết phương trình hoá học biểu diễn phản ứng cuả H2 với các chất : O2, Fe2O3, Fe3O4, PbO. Cho biết ỗi phản ứng trên thuộc loại phản ứng gì? Giải thích. 2.3 Hãy viết phương trình hoá học giưã khí hidro với hỗn hợp gồm : đồng (II) oxit và sắt (III) oxit ở nhiệt độ thích hợp. Trong các phản ứng hoá học trên chất nào là chất khử? chất nào là chất oxi hoá? Quá trình nào là sự khử? Quá trình nào là sự oxi hoá? j Dạng bài tập nhận biết Câu 1: Có 4 bình đựng riêng các khí sau : không khí, khí oxi, khí hidro, khí cacbonic. Bằng cách nào để nhận biết các khí trong mỗi lọ? Câu 2 : có 3 ống nghiệm đựng các chất lõng sau : axit sunfuric, natri hidroxit, nước. Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các ống nghiệm trên. Câu 3 : có 2 gói bột àu trắng đựng các chất vôi sống (CaO) và Điphotpho pentaoxit (P2O5). Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các gói bột trên. j Dạng bài tập phân loại chất Những hợp chất có công thức hoá học sau thuộc loại hợp chất nào ? KOH, CuCl2, Al2O3, ZnSO4, CuO, Ca(OH)2, H3PO4, CuSO4, HNO3. Chất nào làm đổi màu qùi tím ? Qùi tím chuyển thành màu gì ? D-DẶN DÒ Chuẩn bị các kiến thức liên quan đến độ tan, nồng độ dung dịch, các bước giải toán hoá học tính theo phương trình hoá học. Tuần 35 Tiết 69 Ngày soạn : Ngày dạy : ÔN TẬP HỌC KỲ II UUU A-MỤC TIÊU + Hệ thống hoá kiến thức cơ bản về độ tan, pha chế dung dịch theo nồng độ cho trước. Nắm vững các yêu cầu cần thiết để giải một bài toán hoá học tính theo phương trình hoá học. + Củng cố : biết vận dụng kiến thức đã học vào các bài tập. + Kỹ năng : rèn luyện kỹ năng tính toán theo công thức hoá học và phương trình hoá học. B-CHUẨN BỊ CUẢ GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Giáo viên cho học sinh ôn tập trước những kiến thức ở chương IV và V ; những câu hỏi đã được rèn luyện ở bài luyện tập 7 và 8. Các nhóm thảo luận và trả lời, đồng thời giải các bài tập. C-TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY j Câu hỏi về độ tan Câu 1 : Tính khối lượng muối natri clorua (NaCl) có thể tan trong 750 gam nước ở 25oC. Biết rằng ở nhiệt độ này độ tan cuả NaCl là 36,2 gam. (Đáp số : 271, 5 gam) Câu 2 : Một dung dịch có chưá 26,5 gam NaCl trong 75 gam H2O ở 25oC. Hãy xác định dung dịch NaCl nói trên có bão hoà hay chưa bão hoà ? Biết độ tan cuả NaCl trong nước là 36 gam ở 25oC. (Đáp số : dung dịch chưa bão hoà vì còn có thể hoà tan thêm 0,5 gam NaCl) j Câu hỏi về nồng độ dung dịch Câu 1 : Hãy chọn câu trả lời đúng nhất và chỉ ra chổ sai cuả câu trả lờ không đúng sau : a)-Nồng độ phần trăm cuả dung dịch cho biết : 1. Số gam chất tan trong 100 gam dung môi. 2. Số gam chất tan trong 100 gam dung dịch. 3. Số gam chất tan trong 1 lit dung dịch. 4. Số gam chất tan trong 1 lit dung môi. b)-Nồng độ mol cuả dung dịch cho biết : 1. Số gam chất tan trong 1 lit dung dịch. 2. Số mol chất tan trong 1 lit dung dịch. 3. Số mol chất tan trong 1 lit dung môi. 4. Số mol chất tan trong 1 thể tích xác định cuả dung dịch. Câu 2 : Làm bay hơi 300 gam nước ra khỏi 700 gam dung dịch uối 12%, nhận thấy có 5 gam muối tách ra khỏi dung dịch bão hoà. Hãy xác định nồng độ phần trăm cuả dung dịch muối bão hoà trong điều kiện thí nghiệm trên. (Đáp số : C% = 20%) Câu 3 : Từ dung dịch MgSO4 2 M làm thế nào pha chế được 100 ml dd MgSO4 0,4 M ? (Đáp số : 20 ml dung dịch MgSO4 2 M hoà vào 80 ml nước) Câu 4 : Có các chất sau : CuSO4 và nước cất. Hãy tính toán và trình bày cách pha chế để có được những sản phẩm sau : a)-50 ml dung dịch CuSO4 có nồng độ 1 M. (Đáp số : trộn 8 gam CuSO4 vào khoảng 25-30 ml nước cất, sau đó cho thêm nước đủ 50 ml dung dịch) b)-50 gam dung dịch CuSO4 có nồng độ 10%. (Đáp số : cân 5 gam CuSO4 cho vào cốc và thêm vào 45 ml nước cất) j Toán tính theo phương trình hoá học Bài 1 : Cho mạt sắt vào một dung dịch chưá 0,2 mol H2SO4 loãng. Sau một thời gian, bột sắt tan hoàn toàn người ta thu được 1,68 lit khí hidro (ở điều kiện chuẩn). a)-Viết phương trình hoá học. b)-Tính khối lượng mạt sắt đã phản ứng. c)-Để có lượng sắt tham gia phản ứng trên, người ta phải dùng bao nhiêu gam sắt (III) oxit tác dụng với khí hidro ? (Đáp số : b- 4,2 gam c- 6 gam) Bài 2 : Cho một hỗn hợp chưá 4,6 gam natri và 3,9 gam kali tác dụng với nước. a)-Viết phương trình hoá học. b)-Tính thể tích khí hidro thu được. c)-Dung dịch sau phản ứng làm biến đổi màu giấy qùi tím như thế nào ? (Đáp số : b- 3,36 lit c-Dung dịch sau phản ứng là môi trường bazơ nên làm qùi tím chuyển thành xanh) D-DẶN DÒ Học sinh cần chuẩn bị thật tốt những câu hỏi và bài tập đã cho trong phần luyện tập, đồng thời rèn luyện thêm kỹ năng giải toán theo phương trình hoá học để làm tốt bài thi học kỳ II.

File đính kèm:

  • docChuong VI.doc