I/ MỤC TIÊU:
1.Kiến thức.
- HS phát biểu được các khái niệm: Dung môi, chất tan, dung dịch,Dung dịch bão hoà, dung dịch chưa bão hoà
- Biết làm cho quá trình hoà tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn
2.Kĩ năng:
- Rèn kuyện cho HS kĩ năng làm thí nghiệm, quan sát thí nghiệm, từ đó rút ra nhận xét.
3.Thái độ:
Hứng thú hoc tập, tiết kiệm húa chất.
II/ ĐỒ DÙNG
GV: Bảng phụ ghi nội dung bài tập
- Dụng cụ: Cốc thuỷ tinh, kiềng sắt, đèn cồn, đũa thuỷ tinh
- Hoá chất: Đường, nước , muối ăn, dầu ăn
3 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1326 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 60: Dung dịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18.04.2011
Ngày giảng: 20.04.2011
Tiết 60
dung dịch
I/ Mục tiêu:
1.Kiến thức.
- HS phát biểu được các khái niệm: Dung môi, chất tan, dung dịch,Dung dịch bão hoà, dung dịch chưa bão hoà
- Biết làm cho quá trình hoà tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn
2.Kĩ năng:
- Rèn kuyện cho HS kĩ năng làm thí nghiệm, quan sát thí nghiệm, từ đó rút ra nhận xét.
3.Thái độ:
Hứng thú hoc tập, tiết kiệm húa chất.
II/ Đồ dùng GV: Bảng phụ ghi nội dung bài tập
- Dụng cụ: Cốc thuỷ tinh, kiềng sắt, đèn cồn, đũa thuỷ tinh
- Hoá chất: Đường, nước , muối ăn, dầu ăn
III/ Phương pháp :
Trực quan ,vấn đỏp ,hợp tỏc nhúm , thớ nghiệm minh họa.
IV.Tổ chức giờ học .
1/Khởi động .(1’)
*ổn định tổ chức.
*Vào bài : như sgk
2/Các hoạt động.(39’)
Hoạt động 1 (15’)
Dung môi, chất tan, dung dịch
*Mục tiêu :HS phát biểu được các khái niệm: Dung môi, chất tan, dung dịch,
*Đồ dùng :- Dụng cụ: Cốc thuỷ tinh, kiềng sắt, đèn cồn, đũa thuỷ tinh
- Hoá chất: Đường, nước , muối ăn, dầu ăn
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Yêu cầu các nhóm làm các thí nghiệm sau:
- Cho 1 thìa đường vào cốc nước khuấy nhẹ
- Cho 1 thìa dầu ăn vào cốc nước khuấy nhẹ
GV: Yêu cầu HS quan sát hiện tượng
GV: ở thí nghiệm 1 nước là dung môi, đường là chất tan, nước đường là dung dịch
?/ Dung dịch là gì? Dung môi là gì?
Chất tan là gì?
HS rỳt ra kết luận
I/Dung môi, chất tan, dung dịch
*Thớ nghiệm (sgk)
- ở thí nghiệm 1: Đường tan vào nước tạo thành nước đường
- ở thí nghiệm 2: Nước không hoà tan được dầu ăn
* Kết luận: Dung môi là chất có khả năng hoà tan được chất khác để tạo thành dung dịch
- Chất tan: Là chất bị hoà tan trong dung môi
- Dung dịch: Là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.
Hoạt động 2 (12’)
Dung dịch chưa bão hoà - Dung dịch bão hoà
*Mục tiêu :- HS phát biểu được các khái niệm:
Dung dịch bão hoà, dung dịch chưa bão hoà
*Đồ dùng :- Dụng cụ: Cốc thuỷ tinh, kiềng sắt, đèn cồn, đũa thuỷ tinh
- Hoá chất: Đường, nước , muối ăn, dầu ăn
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Hướng dẫn HS tiếp tục cho đường vào cốc nước ở thí nghiệm 1, vừa cho vừa khuấy nhẹ. Gọi HS nêu hiện tượng
GV: Khi dung dịch vẫn còn có thể hoà tan được thêm chất tan, ta gọi là dung dịch chưa bão hoà. Còn dung dịch không thể hoà tan thêm được chất tan, ta gọi là dung dịch bão hoà.
?/ Thế nào là dung dịch bão hoà? Dung dịch chưa bão hoà?
- HS rút ra kết luận
II/Dung dịch chưa bão hoà - Dung dịch bão hoà
* Kết luận: ở một nhiệt độ xác định: Dung dịch chưa bão hoà là dung dịch có thể hoà tan thêm chất tan. Còn dung dịch bão hoà là dung dịch không thể hoà tan hêm chất tan.
Hoạt động 3 (12’)
Làm thế nào để quá trình hoà tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn
*Mục tiêu :- Biết làm cho quá trình hoà tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn
*Đồ dùng :Dụng cụ: Cốc thuỷ tinh, kiềng sắt, đèn cồn, đũa thuỷ tinh
- Hoá chất: Đường, nước , muối ăn,
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm: Cho vào mỗi cốc (Chứa 25 ml nước) và một lượng muối ăn như nhau:- Cốc 1 để yên
- Cốc 2 khuấy đều
- Cốc 3 đun nóng
- Cốc 4 nghiền nhỏ
Yêu cầu HS nhận xét sự tan của muối
- HS tiến hành thí nghiệm
?/ Vậy muốn quá trình hoà tan chất rắn trong nước được nhanh hơn ta nên thực hiện những biện pháp nào?
?/ Vì sao khi khuấy dung dịch, quá trình hoà tan chất rắn xảy ra nhanh hơn?
HS kết luận
III/Làm thế nào để quá trình hoà tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn
+ Cốc 1: Muối tan chậm
+ Cốc 4: Muối tan nhanh hơn
+ Cốc 2 và 3: Muối tan nhanh hơn cốc 1 và 4
* Muốn quá trình hoà tan chất rắn xảy ra nhanh hơn ta thực hiện các biện pháp sau:
1/ Khuấy dung dịch: Khi khuấy dung dịch tạo ra sự tiếp xúc mới giữa các chất rắn và phân tử nước, dp đó quá trình hoà tan chất rắn nhanh hơn
2/ Đun nóng dung dịch: Khi đun nóng dung dịch, các phân tử nước chuyển động nhanh hơn làm tăng số lần va chạm giữa các phân tử nước với bề mặt của chất rắn.
3/ Nghiền nhỏ chất rắn: Khi nghiền nhỏ chất rắn làm tăng diện tích tiếp xúc giữa chất rắn với phân tử nước. Quá trình hoà tan chất rắn nhanh hơn
3/Tổng kết và hướng dẫn học bài .(5’)
*Tổng kết .
?/ Dung dịch là gì?
?/ Định nghĩa dung dịch bão hoà, chưa bão hoà?
GV: Cho HS làm bài tập 5 (138)
*Hướng dẫn học bài .
- BTVN: 1,2,3,4 (138)
…………………………………..
File đính kèm:
- t60-h8.doc