I/ MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- HS trình bày được muối là gì? Cách phân loại và tên gọi của muối
2.Kĩ năng:
- Rèn luyện cách đọc tên của một số hợp chất vô cơ khi biết CTHH và ngược lại
viết CTHH khi biết tên của hợp chất
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng viết PTHH
3.Thái độ:
Hứng thú học tập, an toàn khi tiếp xúc với hóa chất.
II/ ĐỒ DÙNG :
- GV: Bảng phụ
III/PHƯƠNG PHÁP
Vấn đáp ,hợp tác nhóm
3 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1662 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 57: Axit - Bazơ - Muối (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11.04.2011
Ngày giảng:13.04.2011
tiết 57
axit- bazơ - muối (tiếp)
I/ Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- HS trình bày được muối là gì? Cách phân loại và tên gọi của muối
2.Kĩ năng:
- Rèn luyện cách đọc tên của một số hợp chất vô cơ khi biết CTHH và ngược lại
viết CTHH khi biết tên của hợp chất
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng viết PTHH
3.Thái độ:
Hứng thú học tập, an toàn khi tiếp xúc với hóa chất.
II/ Đồ dùng :
- GV: Bảng phụ
III/Phương pháp
Vấn đáp ,hợp tác nhóm
IV/Tổ chức giờ học
1/Khởi đông(7’)
*ổn định tổ chức
*Kiểm tra đầu giờ
?/ Viết công thức hoá học chung của oxit, axit, bazơ?
Chữa bài tập 2
Bài tập 2 (130)
Gốc axit
Công thức axit
Tên axit
- Cl
HCl
Axit clohiđric
= SO3
H2SO3
Axit sunfurơ
= SO4
H2SO4
Axit sunfuric
= CO3
H2CO3
Axit cacbonic
- NO3
HNO3
Axit nitơric
*Vào bài : Muối gồm những thành phần nào ?Cách gọi tên ,phân loại muối ntn?
2/Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1
Tìm hiểu Muối(18’)
*Mục tiêu :- HS trình bày được muối là gì? Cách phân loại và tên gọi của muối
HĐ của Gv và HS
Nội dung
GV: Yêu cầu HS viết lại công thức của một số muối mà HS đã biết
?/ Em hãy nhận xét thành phần của muối (Lưu ý so sánh với thành phần của bazơ và axit)?
- Trong thành phần của muối có nguyên tử kim loại và gốc axit
GV: Yêu cầu rút ra định nghĩa
GV: Yêu cầu HS viết công thức chung
?/ Nêu nguyên tắc gọi tên?
GV: Gọi HS đọc tên các muối sau: Al2(SO4)3, NaCl, Fe(NO3)3, ...
GV: Hướng dẫn HS đọc tên muối axit và yêu cầu đọc tên muối axit sau: KHCO3, NaH2PO4, Na2HPO4, ...
GV: Thuyết trình phần phân loại
III/Muối
1/ Khái niệm:
VD: Al2(SO4)3, NaCl, Fe(NO3)3, ...
* Định nghĩa: Phân tử muối gồm 1 hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều gốc axit
2/ Công thức hoá học:
- Công thức chung: MxAy
3/ Tên muối:
Tên muối = Tên kim loại (Kèm hoá trị nếu kim loại có nhiều hoá trị) + tên gốc axit
Al2(SO4)3: Nhôm sunfat
NaCl: Natri clorua
Fe(NO3)3: Sắt III nitrat
KHCO3: Kali hiđro cacbonat
NaH2PO4: Natri đihiđro phot phat
Na2HPO4: Natri hiđro phot phat
4/ Phân loại:
a/ Muối trung hoà: Là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử hiđro có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại
VD: Na2CO3, K2SO4, ...
b/ Muối axit: Là muối mà trong gốc axit còn nguyên tử hiđro chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại
VD: KHCO3, NaH2PO4, Na2HPO4, ...
Hoạt động 2
Luyện tập (14’)
*Mục tiêu :Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức giải bài tập
HĐ của Gv và HS
Nội dung
GV treo bảng phụ nội dung bài tập: Lập công thức của các muối sau:
a/ Canxi nitrat d/ Bari sunfat b/ Magiê clorua
c/ Nhôm nitrat e/ Canxi phot phat f/ Sắt III sunfat
GV treo bảng phụ nội dung bài tập sau: Điền vào ô trống trong bảng sau:
(Phụ lục)
IV.Luyện tập
a/ Ca(NO3)2
b/ MgCl2
c/ Al(NO3)3
d/ BaSO4
e/ Ca3(PO4)2
f/ Fe2(SO4)3
3/Tổng kết và hướng dẫn học bài (6’)
*Tổng kết
Gv chốt kiến thức cơ bản
*Hướng dẫn học ở nhà:
HS làm bài tập cuối bài .ôn tập kiến thức cần nhớ bài luyện tập
V/ PHụ lục.
Oxit bazơ
Bazơ tương ứng
Oxit axit
Axit tương ứng
Muối tạo bởi kim loại của bazơ và gốc axit
K2O
?
Al2O3
BaO
?
Ca(OH)2
?
?
?
SO3
SO4
?
HNO3
?
?
H3PO4
KNO3
?
?
?
File đính kèm:
- t57-h8.doc