I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức :
-HS trỡnh bày được hiđro có tính khử, hiđro không những tác dụng được với oxi ở dạng đơn chất mà còn tác dụng được với oxi trong hợp chất, các phản ứng này đều toả nhiệt
2.Kĩ năng :
- HS trỡnh bày được hiđro có nhiều ứng dụng, chủ yếu do t/c nhẹ, do tính khử và khi cháy đều toả nhiệt
-Làm được thí nghiệm hiđro tác dụng với CuO, biết viết PTPƯ của hiđro với oxit kim loại
3.Thái độ :
-Nghiêm túc ,cẩn thận
II/ ĐỒ DÙNG :
GV chuẩn bị:
- Dụng cụ: Cốc thuỷ tinh, ống nghiệm có nhánh, ống dẫn cao su, ống nghiệm thủng 2 đầu, đèn cồn, giấy lọc, diêm
- Hoá chất: CuO, dung dịch HCl, Kẽm viên
3 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1432 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 48: Tính chất - Ứng dụng của Hiđro (Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 7/3/2011
Ngày giảng:9/3/2011
tiết 48
Tính chất - ứng dụng của hiđro (tiếp)
I/ Mục tiêu :
1.Kiến thức :
-HS trỡnh bày được hiđro có tính khử, hiđro không những tác dụng được với oxi ở dạng đơn chất mà còn tác dụng được với oxi trong hợp chất, các phản ứng này đều toả nhiệt
2.Kĩ năng :
- HS trỡnh bày được hiđro có nhiều ứng dụng, chủ yếu do t/c nhẹ, do tính khử và khi cháy đều toả nhiệt
-Làm được thí nghiệm hiđro tác dụng với CuO, biết viết PTPƯ của hiđro với oxit kim loại
3.Thái độ :
-Nghiêm túc ,cẩn thận
II/ Đồ dùng :
GV chuẩn bị:
- Dụng cụ: Cốc thuỷ tinh, ống nghiệm có nhánh, ống dẫn cao su, ống nghiệm thủng 2 đầu, đèn cồn, giấy lọc, diêm
- Hoá chất: CuO, dung dịch HCl, Kẽm viên
III/ Phương pháp :
Thí nghiệm minh họa.
IV/Tổ chức giờ học
1/Khởi động (7’)
*ổn định tổ chức:
*Kiểm tra bài cũ:
?/ So sánh sự giống nhau và khác nhau về t/c vật lí giữa H2 và O2
*Vào bài.
2/Các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1(18’)
Tìm hiểu tính chất tác dụng của hiđro với Cuo
*Mục tiêu :HS trỡnh bày được hiđro có tính khử, hiđro không những tác dụng được với oxi ở dạng đơn chất mà còn tác dụng được với oxi trong hợp chất, các phản ứng này đều toả nhiệt
*Đồ dùng :Dụng cụ: Cốc thuỷ tinh, ống nghiệm có nhánh, ống dẫn cao su, ống nghiệm thủng 2 đầu, đèn cồn, giấy lọc, diêm
- Hoá chất: CuO, dung dịch HCl, Kẽm viên
Hoạt động của giáo viên và HS
Nội dung
GV: Cho HS làm thí nghiệm theo các nhóm
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm tác dụng của CuO với H2
GV: Giới thiệu cho HS ống nghiệm thủng 2 đầu có nút cao su với ống dẫn khí xuyên qua có đựng sẵn CuO ở trong
GV: Giới thiệu đèn cồn, cốc thuỷ tinh có nước, ống nghiệm và nhiệm vụ của từng dụng cụ
GV: Yêu cầu HS quan sát màu sắc của CuO trong ống nghiệm thủng 2 đầu
GV: Cho HS điều chế H2 và yêu cầu thu khí H2 vào ống nghiệm bằng cách đẩy nước rồi thử độ tinh khiết của hiđro.
GV: Yêu cầu HS dẫn luồng khí H2 vào ống nghiệm có chứa CuO (ở điều kiện thường) và quan sát
GV: Hướng dẫn đưa đèn cồn đang cháy vào ống nghiệm (Phía dưới CuO) và quan sát hiện tượng, viết PTPƯ
GV: Cho HS quan sát màu sắc của sản phẩm với màu của kim loại Cu rồi nêu tên sản phẩm.
GV chốt lại kiến thức: Khi cho 1 luồng khí H2 đi qua CuO nung nóng thì có kim loại Cu và H2O được tạo thành. Phản ứng toả nhiều nhiệt.
GV: Gọi HS lên bảng viết PTPƯ (Ghi rõ trạng thái của các chất)
HS viết PTHH
?/ Nhận xét thành phần phân tử của các chất tham gia và tạo thành trong phản ứng?
?/ Khí H2 có vai trò như thế nào trong phản ứng trên?
HS nhận xét
GV chốt lại kiến thức: Trong phản ứng trên H2 đã chiếm oxi của CuO. Do đó người ta nói rằng H2 có tính khử.
GV: ở những ĐK khác nhau, H2 cũng chiếm nguyên tử oxi của 1 số oxit kim loại để tạo ra kim loại. Đây là 1 trong những phương pháp điều chế kim loại.
?/ Nêu kết luận về t/c hoá học của hiđro?
2.Tác dụng của hiđro với CuO
a,Thí nghiệm (sgk)
b,Nhận xét (sgk)
- PT: H2 + CuO H2O + Cu không màu đen không màu đỏ
Khí Hiđrô đã chiếm oxi trong hợp chất CuO,Hiđrô có tính khử
* Kết luận: SGK
Hoạt động 2(6’)
ứng dụng của hiđro
*Mục tiêu :- HS trỡnh bày được hiđro có nhiều ứng dụng, chủ yếu do t/c nhẹ, do tính khử và khi cháy đều toả nhiệt
*Đồ dùng: Tranh vẽ ứng dụng của hiđro.
Hoạt động của giáo viên và HS
Nội dung
GV: Yêu cầu HS quan sát H5.3, nêu ứng dụng của hiđro và cơ sở khoa học của những ứng dụng đó
GV: Chốt lại kiến thức về ứng dụng của H2.
III.ứng dụng của hiđro
SGK
Hoạt động 3(12’)
Luyện tập - củng cố
*Mục tiêu : Củng cố tính chất của Hiđrô,luyện kĩ năng làm bài tập
Hoạt động của giáo viên và HS
Nội dung
?/ Qua 2 giờ học em có kết luận gì về hiđro?
GV treo bảng phụ nội dung bài tập 1:
Chọn PTHH em cho là đúng
a/ 2H + Ag2O 2Ag + H2O
b/ H2 + AgO Ag + H2O
c/ H2 + Ag2O 2Ag + H2O
d/ 2H2 + Ag2O Ag + 2H2O
GV treo bảng phụ nội dung bài tập 2: Khử 48 (g) CuO bằng khí H2, hãy tính:
a/ Số gam Cu thu được
b/ Thể tích khí H2 cần dùng (đktc)
HS: Làm bài tập 1
HS: Làm bài tập 2
*Luyện tập
Bài 1
- Đáp án: C
Bài 2
nCuO= = 0,6 (mol)
- PT: H2 + CuO H2O +Cu
a/ Theo PT:nCuO= nCu= 0,6 (mol)
mCu= 0,6 . 64 = 38,4 (g)
b/ theo PT: nH= nCuO= 0,6 (mol)
VH= 0,6 . 22,4 = 13,44 (l)
3/Tổng kết và hướng dẫn ở nhà(3’)
*Tổng kết
GV chốt lại kiến thức cơ bản
*Hướng dẫn ở nhà
HS học bài ,làm bài tập 5,6 (112)
………………………………………….
File đính kèm:
- t48-h8.doc