1. Kiến thức:
- HS Xác định được thành phần của không khí là hỗn hợp nhiều chất khí, trong đó nitơ chiểm 78% thể tích, oxi chiếm 21% về thể tích, còn lại là các khí khác
- Trình bày được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trương và đề ra được phương pháp bảo vệ môi trường
2.Kỹ năng:
- Quan sát, giải thích thí nghiệm
3. Thái độ
- Giáo dục hứng thú say mê học tập.Có ý thức có ý thức bảo vệ bầu không khí
3 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1260 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 42: Không khí - Sự cháy (Tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/2/2011
Ngày giảng: 19/2 /2011
Tiết 42
không khí – sự cháy (T1)
I/ Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- HS Xác định được thành phần của không khí là hỗn hợp nhiều chất khí, trong đó nitơ chiểm 78% thể tích, oxi chiếm 21% về thể tích, còn lại là các khí khác
- Trình bày được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trương và đề ra được phương pháp bảo vệ môi trường
2.Kỹ năng:
- Quan sát, giải thích thí nghiệm
3. Thái độ
- Giáo dục hứng thú say mê học tập.Có ý thức có ý thức bảo vệ bầu không khí
II/ Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
- GV chuẩn bị dụng cụ xác định thành phần không khí
- Dụng cụ: Chậu thuỷ tinh, ống thuỷ tinh có nút, muôi sắt, đèn cồn, diêm, đóm
- Hoá chất: P, nước sạch
III/ Phương phỏp :
Trực quan ,vấn đỏp
IV.Tổ chức giờ học .
1/ Khởi động (7’)
*ổn định
*Kiểm tra
Định nghĩa phản ứng hoá hợp và phản ứng phân huỷ? Lấy ví dụ minh hoạ
Bài 4b SGK trang 94
Bài 6a SGK trang 94
*Vào bài
Mở bài(như sgk)
2/Cỏc hoạt động dạy học
Hoạt động 1
Xỏc định thành phần không khí (22’)
*Mục tiêu :HS Xác định được thành phần của không khí là hỗn hợp nhiều chất khí, trong đó nitơ chiểm 78% thể tích, oxi chiếm 21% về thể tích, còn lại là các khí khác
*Đồ dùng :Dụng cụ: Chậu thuỷ tinh, ống thuỷ tinh có nút, muôi sắt, đèn cồn, diêm, đóm; Hoá chất: P, nước sạch
HĐ của GV và HS
Nội dung
*GV: Yêu cầu HS quan sát thí nghiệm: Cho một ít photpho đỏ vào muôi sắt đốt cháy đưa vào bình hình trụ đậy kín bằng nút cao su
+ Photpho cháy đã tác dụng với chất nào trong không khí? Sản phẩm? Viết PTPƯ
+ Khi đốt P cháy mực nước thay đổi như thế nào? Tại sao nước lại dâng lên trong ống nghiệm? Nước dâng đến vạch thứ 2 chứng tỏ điều gì?
+ Chất khí còn lại trong ống nghiệm không duy trì sự cháy đó là khí Nitơ. Vậy khí nitơ chiếm bao nhiêu phần không khí?
+ Không khí là chất tinh khiết hay hỗn hợp? Vì sao? -> rút ra kết luận
*GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm trả lời các câu hỏi sau:
+ Trong không khí ngoài oxi, nitơ còn có những chất khí nào khác? -> đại diện các nhóm trả lời -> Hs nhóm khác nhận xét -> GV chốt ý
I/ Thành phần không khí
1.Thành phần không khí
*HS quan sát thí nghiệm
4 P + 5 O2 -> 2 P2O5
+ Mực nước từ từ dâng đến 1/5 ống nghiệm thì dừng lại
P tác dụng với oxi làm cho lượng oxi trong ống hết, áp suất giảm, nước dâng lên trong ống
Lượng oxi trong ống bằng 1/5 thể tích không khí có trong ống
Lượng khí nitơ chiếm 4/5 thể tích không khí
*Kết luận: Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí, trong đó nitơ chiếm 4/5 (78%), oxi chếm 1/5 (21%) về thể tích
2. Ngoài oxi và nitơ, không khí còn chứa những chất gì khác
+ Trong khong khí ngoài oxi, nitơ còn có cacbonic, hơi nước, khí hiếm Ar, Ne, bụi khói... chiếm 1% về thể tích
*Kết luận:(sgk)
Hoạt động 2
Phương phỏp Bảo vệ không khí trong lành(10’)
Mục tiêu :Trình bày được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trương và đề ra được phương pháp bảo vệ môi trường
HĐ của GV và HS
Nội dung
GV yêu cầu HS đọc < SGK phần III trả lời câu hỏi sau:
+ Tác hại của không khí bị ô nhiễm?
+ Giới thiệu các tranh ảnh sưu tầm về ô nhiễm môi trường? Những nguồn gây ô nhiễm?
+ Kể các biện pháp bảo vệ không khí tránh ô nhiễm? Trách nhiệm bảo vệ môi trường là của ai?
II/ Bảo vệ không khí trong lành
+ Không khí bị ô nhiễm gâu ảnh hưởng đến sức khoẻ, dời sống, phá huỷ dần công tình xây dựng
+ Các biện pháp bảo vệ môi trường, tránh ô nhiễm xử lý rác thải, khí thỉa, bảo vệ và trồng rừng
3/Tổng kết và hướng dẫn học bài (6’)
*Tổng kết
Thành phần của khôngkhí bao gồm
Chỉ có nitơ và oxi
Có nitơ, oxi, cacbonic
Tất cả các chất khí
Có nitơ, oxi và 1 số chất khí khác
Điều khẳng định nào sau đây là đúng: Trong không khí:
Thể tích nitơ lớn hơn thể tích oxi
Thể tích nitơ nhỏ hơn thể tích oxi
Thể tích nitơ bằng thể tích oxi
Không xác định được
*Hướng dẫn học bài
Làm bài 3, 7
Đọc bài mới
Rút kinh nghiệm giờ dạy
………………………………………………..
File đính kèm:
- t42-h8.doc