Giáo án Hóa học Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2009-2010 - Trần Thị Phương Ly

Hoạt động 1: (17p)

1- GV: Hướng dẫn HS quan sát mô hình các chất để có thể nhận ra các hạt hợp thành của chất. Gọi HS nhận xét các hạt hợp thành.

? Em có nhận xét gì về thành phần, hình dạng, kích thước của các hạt hợp thành các mẫu chất trên?

GV: Đó là các hạt đại diện cho chất, có đầy đủ tính chất hoá học của chất gọi là phân tử. Vậy phân tử là gì?

 2-GV: Gọi HS nhắc lại khái niệm nguyên tử khối. Từ đó suy ra khái niệm phân tử khối?

GV: Hướng dẫn HS cách tính phân tử khối của H2O, H2SO4

GV: Vậy phân tử khối của 1 chất bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử chất đó.

 Quan sát.

HS: Nhận xét.

HS: Trả lời. HS khác bổ sung.

HS : Đọc bài.

HS: Lắng nghe và ghi bài.

 

HS: Ghi bài.

 

III. Phân tử.

 1. Định nghĩa.

 Phân tử là hạt đại diện cho chất gồm 1 số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất.

 

 

 

 

2. Phân tử khối.

 Là khối lượng của 1 phân tử tính bằng đơn vị các bon.

 VD: H2O = 2.1 + 16 =18 đvc

 H2SO4 = 2.1 + 32 + 4.16 = 98 đvc

 

 

doc122 trang | Chia sẻ: thuongdt2498 | Lượt xem: 1012 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2009-2010 - Trần Thị Phương Ly, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gam. + Pha chế: Cân 7,5 gam đường cho vào cốc thuỷ tinh 100ml (cốc 1) Đong 42,5 ml nước, đổ vào cốc 1 và khuấy đều. Ta được 50 gam dd đường 15%. 2, Thí nghiệm 2: Pha chế 100 ml dd NaCl 0,2M + Tính toán. Số mol NaCl cần dùng là: nNaCl= 0,2 . 0,1 = 0,02 mol Khối lượng NaCl cần lấy là: mNaCl = 0,02 . 58,5 = 1,17 gam. + Cách pha: Cân 1,17 g NaCl khan cho vào cốc chia độ (cốc 2), rồi rót từ từ nước vào cho đến vạch 100 ml. Ta được 100 ml dd NaCl 0,2M 3 Thí nghiệm 3: 4, Thí nghịêm 4: Hoạt động 3: Giáo viên: Yêu cầu các nhóm hoàn thành tường trình tại lớp Hướng dẫn về nhà.+ Học bài. + Làm các bài tập vào vở. + Ôn tập chương ttrình. II/ Tường trình. Rút kinh nghiệm: Tiết : 68 Ngày soạn: ôn tập học kỳ II (Tiết 1) A.Mục tiêu: 1, Học sinh được hệ thống lại các kiến thức cơ bản đã học trong học kỳ II. 2, rèn luyện kỹ năng viết phương trình phản ứng về các tính chất hoá học của ôxi, hiđrô, nước. 3, Học sinh được liên hệ với các hiện tượng xảy ra trong thực tế. B.Chuẩn bị: . Giáo viên: Bảng phụ; phiếu học tập. . Học sinh: Ôn tập. C.Tổ chức hoạt động dạy và học: Phương pháp Nội dung Hoạt động 1: Giáo viên: Giới thiệu mục tiêu của tiết ôn. ? Em hãy cho biết học kỳ II chúng ta đã học những chất cụ thể nào? Giáo viên: Phát phiếu học tập, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm. Bài tập 1: Em hãy nêu tính chất hoá học của ôxi, hiđrô, nước ? Viết phương trình phản ứng minh hoạ cho các phản ứng trên? ? Các nhóm báo cáo kết quả và nhận xét? Giáo viên: Phát phiếu học tập, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm. Bài tập 2: Viết các phương trình phản ứng xảy ra giữa các cặp chất sau: a, Phôtpho + ôxi b, Sắt + ôxi c, Hiđrô + sắt III ôxit d, Lưu huỳnh tri ôxit + nước e, Bari ôxit + nước f, Biri + nước. Cho biết các loại phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào? ? Các nhóm báo cáo kết quả và nhận xét? ? Định nghĩa: phản ứng hoá hợp, phản ứng thế, phản ứng ôxi hoá khử, phản ứng phân huỷ? I/ Tính chất hoá học của ôxi, hiđrô, nước và định nghĩa các loại phản ứng. Bài tập : a, 4P + 5O2 2P2O5 b, 3Fe + 2O2 Fe2O3 c, 3H2+ Fe2O3 2Fe+ 3H2O d, SO3 + H2O đ H2SO4 e, BaO + H2O đ Ba(OH)2 f, Ba + H2O đ Ba(OH)2 + H2ư + Phản ứng hoá hợp gồm:a,b.d,e. + Phản ứng ôxi hoá khử (cũng thuộc loại phản ứng thế) gồm: c, f. Hoạt động 2: Giáo viên: Phát phiếu học tập, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm. Bài tập 3: Viết các phương trình phản ứng: a, Nhiệt phân kalipemanganat. b, Nhiệt phân kaliclorat. c, Kẽm + axit clohiđric d, Nhôm + axit sunfuric loãng e, Natri + nước f, Điện phân nước. Trong các phản ứng trên phản ứng nào dùng để điều chế ôxi, hiđrô trong phòng thí nghiệm? Cách thu khí H2 và O2 có gì giống và khác nhau? ? Các nhóm báo cáo kết quả và nhận xét? II/ Cách điều chế ôxi, hiđrrô. Bài tập: a, 2KMnO4K2MnO4 + MnO2+ O2ư b, 2KClO32KCl + 3O2ư c, Zn + 2HCl đ ZnCl2 + H2ư d, 2Al + 6HCl đ 2AlCl3 + 3H2ư e, 2Na + 2H2O đ 2NaOH + H2ư f, 2H2O 2H2ư + O2ư + Phản ứng dùng để điều chế ôxi trong phòng thí nghiệm:a, b. + Phản ứng dùng để điều chế hiđrô trong phòng thí nghiệm:c, d, e. Hoạt động 3: Giáo viên: Phát phiếu học tập, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm. Bài tập 4: Phân loại và gọi tên các chất sau: K2O, Mg(OH)2, H2SO4, AlCl3, Na2CO3, CO2, Fe(OH)3, HNO3, Ca(HCO3)2, K3PO4, HCl, H2S, CuO, Ba(OH)2. ? Các nhóm báo cáo kết quả và nhận xét? ? Định nghĩa, viết công thức chung của: ôxit, axit, bazơ, muối? Hướng dẫn về nhà. + Học bài. + Làm các bài tập vào vở. + Ôn tập. III/ Ôn tập các khái niệm: ôxit, axit, bazơ, muối. Bài tập 4: + Gọi tên ôxit: (RxOy) K2O: kali ôxit CO2: cácbon đi ôxit CuO: đồng II ôxit + Gọi tên bazơ: (M(OH)m) Mg(OH)2: magiê hiđrôxit Fe(OH)3: sắt III hiđrôxit Ba(OH)2: bari hiđrôxit + Gọi tên axit: (HnA) H2SO4: axit sunfuric HNO3: axit nitơric HCl: axit clohiđric H2S: axit sufua hiđric + Muối: MxAy. Rút kinh nghiệm: ----------0--------- Ngày soạn: Tiết : 69 ôn tập học kỳ II (Tiếp) A.Mục tiêu: 1, Học sinh được ôn lại các khái niệm như dung dịch, độ tan, dd bão hoà, nồnh độ phần trăm, nồng độ mol. 2, Rèn luyện khả năng làm các bài tập về tính nồng độ phần trăm, nồng độ mol, hoặc tính các đại lượng khác trong dd 3, Tiếp tục rèn luyện cho học sinh kỹ năng làm các loại bài tập tính theo phương trình có sử dụng đến nồng độ phần trăm và nồng độ mol. B.Chuẩn bị: . Giáo viên: Bảng phụ; phiếu học tập. . Học sinh: Ôn tập. C.Tổ chức hoạt động dạy và học: Phương pháp Nội dung Hoạt động 1: Giáo viên: Nêu mục tiêu của tiết ôn tập. ? Khái niệm: Dung dịch, dung dịch bão hoà, độ tan, nồng độ phần trăm, nồng độ mol? Giáo viên: Phát phiếu học tập, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm. Bài tập 1: Tính số mol và khối lượng chất tan có trong: a, 47 gam dd NaNO3 bão hoà ở nhiệt độ 200C. b, 27,2 gam dd NaCl bão hoà ở 200C. (Biết SNaNO3 ở 200C = 88g; SNaCl ở 200C = 36g) ? Các nhóm báo cáo kết quả và nhận xét? Giáo viên: Phát phiếu học tập, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm. Bài tập 2: Hoà tan 8g CuSO4 trong 100 ml H2O. Tính nồng độ phần trăm và nồng độ mol của dd thu được? ? Các nhóm báo cáo kết quả và nhận xét? Giáo viên: Đặt câu hỏi gợi ý: ? Nêu biểu thức tính: C%, CM? ? Để tính được CM của dd ta phải tính các đại lượng nào? Biểu thức tính? ? Để tính được C% của dd ta phải tính các đại lượng nào? Biểu thức tính? I/ Ôn tập các khái niệm về dung dịch, dung dịch bão hoà, độ tan. Bài tập 1: a, ở 200C: Cứ trong 100g nước hoà tan được tối đa 88g NaNO3 tạo thành 188g NaNO3 bão hoà. đ Khối lượng NaNO3 có trong 47g dd bão hoà (ở 200C) là: mNaNO3 = = 22g nNaNO3 = = 0,295 (mol) b, 100g nước hoà tan tối đa 36g NaCl tạo thành 136g dd bão hoà (ở 200C) đ Khối lượng NaCl có trong 27,2g dd NaCl bão hoà (ở 200C) là: mNaCl = = 7,2g mNaCl = = 0,123 (mol) Bài tập 2: a, Tính nồng độ mol của dd: nCuSO4 = = = 0,05 (mol) đ CM (CuSO4) = = = 0,5M b, Tính C% của dd: Đổi 100 ml H2O = 100g (Vì:DH2O = 1g/ml) đ mdd (CuSO4) = 100 + 8 = 108g đ C% = .100% = 7,4% Hoạt động 2: Giáo viên: Phát phiếu học tập, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm. Bài tập 3: Cho 5,4 gam Al vào 200 ml dd H2SO4 1,35M. a, Kim loại hay axit cò dư? (sau khi phản ứng trên kết thúc). Tính khối lượng còn dư lại? b, Tính thể tích khí thoát ra ở đktc? c, Tính nồng độ mol của dd tào thành sau phản ứng.Coi thể tích của dd thay đổi không đáng kể? ? Các nhóm báo cáo kết quả và nhận xét? Giáo viên: Đặt câu hỏi gợi ý: ? Xác định chất dư bằng cách nào? ? Hãy tính số mol của các chất tham gia phản ứng? ? Viết phương trình phản ứng? ? Viết biểu thức tính thể tích của các chất khí? ? Tính thể tích của khí H2? Giáo viên: Phát phiếu học tập, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm. Bài tập 4: Hoà tan 8,4g Fe bằng dd HCl 10,95% (vừa đủ). a, Tính thể tích khí thu được(đktc) b, Tình khối lượng axit cần dùng c, Tính nồng độ phần trăm của dd sau phản ứng. ? Các nhóm báo cáo kết quả và nhận xét? Giáo viên: Yêu cầu học sinh làm bài tập vào vở? Hướng dẫn về nhà.+ Học bài. + Làm các bài tập vào vở. + Ôn tập giờ sau kiểm tra học kỳ. II/ Luyện tập: các bài toán tính theo phương trình có sử dụng đến CM, C% . Bài tập 3: a, nAl = = = 0,2 (mol) nH2SO4 = CM.V = 1,35.0,2=0,27 (mol) PTHH: 2Al+3H2SO4đ Al2(SO4)3 + 3H2ư Sau phản ứng Al còn dư. Theo phương trình: nAl (phản ứng) = . nH2SO4 = 0,18 (mol) nH2SO4 (dư) = 0,2- 0,18 = 0,02 mol mAl (dư) = 0,02 .27 = 0,54 (gam) b, Theo phương trình: nH2 = nH2SO4 = 0,27 mol đ VH2 = 6,048 (lít) c, Theo phương trình: nAl2(SO4)3 = nAl = 0,09 mol Vdd(sau phản ứng) = Vdd(H2SO4) = 0,2 (lít) CM(Al2SO4)= = 0,45M Bài tập 4: PTHH: Fe + 2HCl đ FeCl2 + H2ư a, VH2 = 3,36 (lít) b, mHCl (10,95%) = 100g c, C% (FeCl2) = 17,6% Rút kinh nghiệm: ----------0--------- Ngày soạn: Tiết : 70 Kiểm tra viết học kỳ II. A.Mục tiêu: 1, Kiểm tra, đánh giá khả năng nhận thức của mỗi học sinh về kiến thức môn hoc trong chương trình hoá học lớp 8. 2, Rèn kỹ năng viết công thức hoá học, phương trình hoá học, và giải toán định lượng. B.Chuẩn bị: + Giáo viên: Đề bài - Đáp án – Biểu điểm. + Học sinh: Ôn tập. C.Tổ chức hoạt động dạy và học: 1, ổn định. 2, Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3, Đọc – Phát đề. Đề bài. Phần I: Trắc nghiệm. Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng sau: Bài1: Hoà tan 10 gam muối ăn vào 40 gam nước. Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được là: a) 25% b) 20% c) 2,5% d) 2% Bài 2: Hoà tan 8 gam NaOH vào nước để có được 50 ml dung dịch. Nồng độ mol của dung dịch thu được là: a) 1,6M b) 4M c) 0,4M d) 6,25M. Bài 3: ( Dành cho học sinh lớp A)Hoà tan 9,4 gam K2O vào nước, thu được 100 ml dung dịch. Nồng độ mol của dung dịch thu được là : a) 1M b) 2M c) 0,094M d) 9,4M. Phần II: Tự luận. Bài 4: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: a, P + O2 --> ? b, Mg + ? --> MgCl2 + ? c, H2 + ? --> Cu + ? d, ? + ? --> Al2O3 e, KClO3 --> ? + O2 Trong các phản ứng trên, phản ứng nào thuộc loại phản ứng hoá hợp? Phản ứng nào thuộc loại phản ứng phân huỷ. Bài 5: Cho 6,5 gam kẽm tác dụng với 100 gam dung dịch HCl 14,6%. a)Viết phương trình phản ứng xảy ra. b)Tính thể tích khí thoát ra (đktc). c)Tính nồng độ phần trăm của các chất có trong dung dịch sau khi phản ứng kết thúc. Đáp án – Biểu điểm. Bài 1: (1,5 điểm)b) 20% ; Bài 2: (1,5 điểm) b) 4M ; Bài 3: a,1M Bài 4: (3 điểm) Mỗi phương trình đúng cho. (0,5 điểm) a, 4P + 5O2 2P2O5 b, Mg + 2HCl đ MgCl2 + H2ư c, H2 + CuO Cu + H2O d, 4Al + 3O2 đ 2Al2O3 e 2KClO3 2KCl + 3O2ư + Phản ứng hoá hợp: a, d. (0,25 điểm) + Phản ứng phân huỷ: e. ( 0,25 điểm) Bài 5: (4 điểm) a, PTHH: Zn + 2HCl đ ZnCl2 + H2ư (0,5 điểm) nZn = 0,1 mol nHCl = 0,4 mol đ HCl dư (0,5 điểm) b, Theo phương trình: nH2 = nZn = 0,1 mol VH2 = 0,1 . 22,4 = 2,24 (lít) c, Dung dịch sau phản ứng có ZnCl2 và HCl dư mdd sau phản ứng = 6,5 + 100 – 0,2 = 106,3 gam Theo phương trình: nZnCl2 = nZn = 0,1 mol mZnCl2 = 0,1 . 136 = 13,6 gam C% ZnCl2 = . 100% = 12,79% mHCl (dư) = 14,6 – (0,2.36,5) = 7,3 gam C% HCl (dư) = , 100% = 6,87% ----------Hết----------

File đính kèm:

  • docHoa 8 tron bo.doc