I. Axit cacbonic ( H2CO3 )
1. Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí.
Nước tự nhiên và nước mưa có hòa tan khí cacbonic: 1000 cm3 nước hòa tan 90 cm3 khí CO2.
Một phần khí CO2 tác dụng với nước tạo thành dd H2CO3, phần lớn ở dạng phân tử CO2 trong khí quyển.
Khi đun nóng, khí CO2 bay ra khỏi dd.
2. Tính chất hóa học
* H2CO3 là một axit yếu: Dd H2CO3 làm qùi tím đỏ nhạt.
* H2CO3 là một axit không bền: bị phân hủy ngay trong các phản ứng hóa học.
II. Muối cacbonat.
1. Phân loại: có hai loại muối cacbonat
* Muối cacbonat ( muối cacbonat trung hòa): không còn nguyên tố hiđro trong gốc axit: CaCO3, Na2CO3, BaCO3,
* Muối hiđro cacbonat ( muối cacbonat axit ): có nguyên tố hiđro trong gốc axit: NaHCO3, KHCO3, Ca(HCO3)2,
2. Tính chất
a) Tính tan
54 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 457 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 6 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2013-2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bằng các nhóm nguyên tử tạo ra mạng không gian.
* Tính chất
- Các polime thường là chất rắn, không bay hơi.
- Hầu hết các polime không tan trong nước hoặc dung môi thông thường.
- Một số polime tan trong axeton, xăng,
D. Củng cố
? Bài 1, 2 – T165/SGK
E. Hướng dẫn về nhà
Làm bài 3, 4, 5 – T165/SGK; Bài 54. 3, 54. 5 – T56, 57/SBT.
Đọc trước mục II – bài 54.
----------------------------------------------------------
Soạn:.
Dạy:
Tiết 66: Bài 54: Polime ( Tiếp )
I. Mục tiêu bài học ( như tiết 65 ).
II. Chuẩn bị ( như tiết 65 ).
III. Tiến trình bài dạy
A. ổn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ
? Bài 4 –T165/SGK
C. Nội dung bài giảng
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức và kĩ năng
? Chất dẻo là gì
? Thành phần của chất dẻo ( GV giải thích thêm về chất hóa dẻo, chất độn, chất phụ gia).
? Chất dẻo có những ưu điểm gì
? Tơ là gì
? Tơ được phân loại như thế nào
? Phân biệt tơ nhân tạo với tơ thiên nhiên
? Lấy ví dụ về tơ nhân tạo
? Lấy ví dụ về tơ thiên nhiên
? Tơ hóa học có ưu điểm gì so với tơ thiên nhiên.
? So sánh sản lượng tơ hóa học với sản lượng tơ thiên nhiên hàng năm trên thế giới.
? Cao su là gì
? Có mấy loại cao su
? Đó là những loại cao su nào ?
? Đặc điểm cơ bản của cao su là gì.
II. ứng dụng của polime
1. Chất dẻo là gì ?
* Chất dẻo là một loại vật liệu chế tạo từ polime và có tính dẻo.
* Thành phần chủ yếu của chất dẻo là polime và một số chất khác như: chất hóa dẻo, chất độn, chất phụ gia,
* Ưu điểm của chất dẻo: nhẹ, bền, cách nhiệt, cách điện, dễ gia công,
2. Tơ là gì ?
* Tơ là những polime thiên nhiên hay tổng hợp có cấu tạo mạch thẳng và có thể kéo dài thành sợi.
* Phân loại: Có 2 loại tơ
- Tơ thiên nhiên: có sẵn trong tự nhiên: tơ tằm, sợi bông, sợi đay,
- Tơ tổng hợp: ( tơ hóa học hay tơ nhân tạo) chế tạo từ những chất đơn giản: tơ nilon 6.6, tơ capron,
* Tơ hóa học có nhiều ưu điểm hơn tơ thiên nhiên: bền đẹp, giặt dễ sạch, phơi mau khô,
* Sản lượng tơ hóa học hàng năm trên thế giới lớn hơn nhiều so với sản lượng tơ thiên nhiên.
3. Cao su là gì ?
* Cao su là polime ( thiên nhiên hay tổng hợp) có tính đàn hồi.
* Phân loại: có 2 loại:
- Cao su thiên nhiên được lấy từ mủ cây cao su
- Cao su tổng hợp được chế tạo từ các chất đơn giản.
* Đặc điểm: cao su có tính đàn hồi, không thấm nước, không thấm khí, chịu mài mòn, cách điện.
D. Củng cố
? Nội dung cầnghi nhớ của bài học
? Đọc mục “ Em có biết ? ” và nêu lên suy nghĩ của mình
E. Hướng dẫn về nhà
* Làm bài 54. 1, 54. 2, 54. 4 – T56, 57/SBT
Chuẩn bị bài thực hành theo mẫu và học cách tiến hành các thí nghiệm như T166/SGK.
------------------------------------------------------
Tuần 34
Soạn:.
Dạy:..
Tiết 67: Bài 55: Thực hành: Tính chất của gluxit.
I. Mục tiêu bài học
Học sinh được củng cố các kiến thức về phản ứng đặc trưng của glucozơ, saccarozơ, tinh bột.
Tiếp tục rèn các kĩ năng thực hành thí nghiệm, rèn ý thức cẩn thận trong học tập
và thực hành hóa học.
II. Chuẩn bị
Dụng cụ, hóa chất, thiết bị cho 4 nhóm tiến hành thí nghiệm 1, 2 – T166/SGK.
III. Tiến trình bài giảng
A.ổn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ
? Cách tiến hành thí nghiệm 1, 2 – T166/SGK và dự đoán hiện tượng xảy ra
C. Nội dung thực hành
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức và kĩ năng
GV hướng dẫn học sinh rửa sạch ống nghiệm phản ứng bằng dd NaOH nóng à cho vài giọt dd AgNO3 vào dd NH3 lắc nhẹ à cho tiếp 1ml dd glucozơ vào rồi đặt ống nghiệm phản ứng vào cốc nước nóng.
? Nhận xét hiện tượng xảy ra và viết ptpư.
GV: có 3 dd glucozơ, saccarozơ, hồ tinh bột loãng đựng trong 3 lọ bị mất nhãn.
? Nêu cách phân biệt 3 lọ đựng 3 dd trên.
? Trình bày cách làm
? Các nhóm tiến hành thí nghiệm theo các bước đã nêu.
GV nhận xét, hướng dẫn học sinh viết bản tường trình,
? Hoàn thiệnbản tường trình để nộp.
I. Tiến hành thí nghiệm
1. Thí nghiệm 1: Tác dụng của glucozơ với bạc nitrat trong dd amoniac
* HS làm thí nghiệm theo nhóm, quan sát và ghi chép
* Hiện tượng: có Ag tạo thành do ptpư:
C6H12O6 + Ag2O NH3, t0 C6H12O7 + 2Ag
2. Thí nghiệm 2: Phân biệt glucozơ, saccarozơ, tinh bột.
* Nhỏ 1 -2 giọt dd iot vào 3 ống nghiệm đựng 3 dd trên theo thứ tự 1, 2, 3.
- Nếu thấy xuất hiện màu xanh là dd hồ tinh bột.
- Nhỏ 1 – 2 giọt dd AgNO3 trong NH3 vào 2 dd còn lại, thả vào cốc nước nóng
+ Nếu thấy Ag bám vào thành ống nghiệm thì đó là dd glucozơ.
+ Dung dịch còn lại là saccarozơ.
II. Viết tường trình
Học sinh hoàn thiện bản tường trình theo mẫu ( cá nhân ).
D. Củng cố
Kết hợp với nội dung thực hành
Nhận xét ý thức, thái độ chuẩn bị và tham gia thực hành của học sinh.
E. Hướng dẫn về nhà.
Chuẩn bị ôn các kiến thức đã học theo 2 nội dung hóa vô cơ và hóa hữ cơ như bài 56/SGK.
------------------------------------------------------
Soạn:..
Dạy:
Tiết 68: Bài 56: Ôn tập cuối năm.
I. Mục tiêu bài học
Học sinh thiết lạp được mối quan hệ giữa các chất vô cơ: kim loại, phi kim, oxit, axit, bazơ, muối.
Biết thiết lập mối quan hệ giữa các chất vô cơ dựa trên tính chất và các phương pháp điều chế chúng.
Biết chọn chất cụ thể chứng minh cho mối quan hệ được thiết lập.
Vận dụng tính chất hóa học của các loại hợp chất vô cơ đã học để viết được các ptpư biểu diễnmối quan hệ giữa các chất.
II. Chuẩn bị.
Phiếu giao câu hỏi và bài tập để học sinh thực hiện.
Bảng phụ ghi đề bài 4 – T167/SGK và bài 2 – T167/SGK.
III. Tiến trình bài dạy
A. ổn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ
Kết hợp với nội dung ôn tập
C. Nội dung ôn tập
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức và kĩ năng
GVHDHS ôn về mối quan hệ giữa các loại chất vô cơ qua sơ đồ – T167/SGK
GV yêu cầu 3HS lên bảng làm ý a, b, c mục 2
? Học sinh dưới lớp làm ra nháp, nhận xét bài làm của bạn.
GV bao quát lớp, hướng dẫn học sinh làm bài à nhận xét cho điểm, chấm giấy nháp của một số học sinh.
GVHDHS về nhà làm tiếp ý d, e, g.
GV đưa bảng phụ ghi đề bài 2 – T167/SGK
? 1HS lên bảng làm và học sinh dưới lớp làm ra nháp à nhận xét
? Đọc và phân tích yêu cầu đề bài
? Tóm tắt yêu cầu bài toán
? Viết các ptpư xảy ra
GVHD:
- Tính nCu => nFe => mFe
=> % Fe => % Fe2O3.
? Còn cách nào khác để tính thành phần phần trăm của các chất trong hỗn hợp A ban đầu.
I. Kiến thức cần nhớ
1. Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ.
Kim loại Phi kim
(1) (3) (6) (9)
Oxit bazơ Oxit axit
(2) (4) Muối (7) (10)
Bazơ (5) (8) Axit
2. Phản ứng hóa học thể hiện mối quan hệ.
a) Kim loại Muối
Mg + 2HCl à MgCl2 + H2
CuCl2 + Fe à Cu + FeCl2
b) Phi kim Muối.
2 Fe + 3Cl2 t0 2FeCl3
2KClO3 t0 2KCl + 3O2
c) Kim loại Oxit bazơ
3Fe + 2O2 t0 Fe3O4
CuO + H2 t0 Cu + H2O
II. Bài tập
Bài 2 – T167/SGK
(1) FeCl2
Fe (2) FeCl3 (3) Fe(OH)3 (4) Fe2O3.
(1) Fe + 2HCl à FeCl2 + H2
(2) 2Fe + 3Cl2 t0 2FeCl3
(3) FeCl3 + 3NaOH à Fe(OH)3 + 3NaCl
(4) Fe(OH)3 t0 Fe2O3.
Bài 5 – T167/SGK
a. Fe + CuSO4 à Cu + FeSO4 (1)
Fe2O3 + 6HCl à 2FeCl3 + 3H2O (2)
b. Theo bài 3,2 gam chất rắn đỏ chính là kim loại sinh ra ở phản ứng (1)
=> nCu = 3,2/64 = 0,05 (mol).
Theo pt (1) và bài toán có:
nFe = nCu = 0,05 (mol) => mFe = 0,05. 56 = 2,8g
=> % Fe = 2,8/4,8 = 58,33%
=> % Fe2O3 = 100% - 58,33% = 41,67%
Vậy thành phần % các chất trong hỗn hợp A ban đầu là:
% Fe = 58,33% và Fe2O3 = 41,67%.
D. Củng cố
? Bài 4 –T 167/SGK.
E. Hướng dẫn về nhà
Ôn luyện kiến thức theo sơ đồ – T167/SGK.
Làm bài 1, 3, 4 – T167/SGK.
Chuẩn bị phần II: Hóa học hữu cơ.
------------------------------------------------
Tuần 35
Soạn:
Dạy:..
Tiết 69: bài 56: Ôn tập cuối năm ( tiếp ).
I. Mục tiêu bài học
Học sinh được củng cố lại những kiến thức đã học về các chất hữu cơ.
Hình thành mối liên hệ cơ bản giữa các chất.
Củng cố các kĩ năng giải bài tập, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế.
II. Chuẩn bị
Bảng phụ ghi đề bài 3, 5 – T168/SGK.
III. Tiến trình bài dạy
A. ổn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ
Kết hợp với nội dung ôn tập
C. Nội dung bài giảng
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức và kĩ năng
? Viết CTCT của các chất hữu cơ đã học.
GVHDHS ôn lại các pư quan trọng và những ứng dụng chính của các hợp chất hữu cơ
? Viết pư minh họa cho từng loại phản ứng.
GV treo bảng phụ ghi đề bài 3 – T168/SGK
? 1HS lên bảng làm bài, học sinh dưới lớp làm ra nháp.
? Nhận xét, cho điểm.
? Đọc đề bài
? Tóm tắt yêu cầu bài toán
GVHD
? Tính nCO2 => nC => mC
? Tính nH2O => nH => mH
=> CTPT của hợp chất CxHyOz => x: y: z
=> CTTQ của hợp chất => CTPT của hợp chất A
? Kết luận về CTPT của hợp chất cần tìm
? Có thể tìm CTPT của hợp chất A bằng cách nào khác
I. Kiến thức cần nhớ
Tên chất
CTPT
Phản ứng quan trọng
ứng dụng chính
Mêtan
Etilen
Axetilen
Benzen
Rượu etylic
Axit axetic
Chất béo
Gluxit
Protein
Polime
II. Bài tập
Bài 3 – T168/SGK
1) (- C6H10O6-)n + nH2O Axit, t0 nC6H12O6.
2) C6H12O6 men rượu 2C2H5OH + 2CO2.
30 – 320C
3) 2C2H5OH + O2 men giấm 2CH3COOH + 2H2O
4) CH3COOH + C2H5OH H2SO4, t0 CH3COOC2H5 + H2O.
5) CH3COOC2H5 + H2O H2SO4đ, t0 CH3COOH + C2H5OH
Bài 6 – T168/SGK
* Theo bài
+ MA = 60 (g) => nA = 4,5: 60 = 0,075 (mol)
+ nCO2 = 6,6/44 = 0,15 (mol)
=> mC = 0,15. 2 = 0,3 (g)
+ nH2O = 2,7/18 = 0,15(mol)
=> mH = 0,3. 1 = 0,3 (g)
* Ta thấy mC + mH = 1,8 + 0,3 = 2,1 (g) < 4,5 (g)
Vậy hợp chất hữu cơ đem đốt ngoài C, H còn có O và mO = 4,5 – 2,1 = 2, 4(g).
=> nO = 2,4/16 = 0,15 (mol)
* Gọi CTPT của hợp chất cần tìm là CxHyOz, ta có:
x: y: z = mC: mH: mO = 1,8/12: 0,3/1: 2,4/16
= 1: 2: 1
=> Công thức tổng quát của hợp chất A có dạng:
(CH2O)n.
* Theo bài MA = 60 => (CH2O)n = 60
=> 30n = 60 => n = 2
Vậy công thức phân tử của hợp chất A là C2H4O2.
D. Củng cố
GV treo bảng phụ ghi đề bài 5 – T168/SGK => yêu cầu học sinh nêu cách nhận biết.
E. Hướng dẫn về nhà
* Làm bài 1, 2, 3, 4, 5, 7 – T168/SGK.
* ôn luyện các kiến thức đã học để làm bài kiểm tra học kì II.
----------------------------------------------------------
File đính kèm:
- giao an hoa 9 II.doc