Giáo án Hóa học Lớp 10 (Chuẩn kiến thức)

1. Các đơn vị đo lường và danh pháp hoá học

2. Nguyên tử

2.1. Thành phần nguyên tử. Tính chất sóng – hạt của vật chất

2.2. Hạt nhân nguyên tử (thành phần, điện tích, số khối, nguyên tử khối, khối lượng.)

2.3. Nguyên tố hoá học. Đồng vị. Nguyên tử khối trung bình.

2.4. Sơ lược hoá học hạt nhân

2.5. Sự chuyển động của electron trong nguyên tử - Obitan nguyên tử.

2.6. Năng lượng của electron trong nguyên tử. Cấu hình electron trong nguyên tử.

3. Bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn các nguyên tố hoá học

3.1. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.

3.2. Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố hoá học

3.3. Sự biến đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố hoá học. Định luật tuần hoàn.

3.4. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.

4. Liên kết hoá học

4.1. Khái niệm về liên kết hoá học. Độ dài liên kết. Năng lượng liên kết. Momen lưỡng cực. Lực Van der Waals.

4.2. Một số loại liên kết hoá học: liên kết ion, liên kết cộng hoá trị, liên kết cho nhận, liên kết hidro. Phương pháp cặp electron. Độ âm điện và liên kết hoá học.

4.3. Sự lai hoá các obitan nguyên tử và hình dạng của phân tử. Sự xen phủ obitan tạo thành liên kết đơn, liên kết đôi và liên kết ba.

4.4. Liên kết kim loại.

4.5. Mạng lưới tinh thể phân tử, nguyên tử, ion.

 

doc75 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 429 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 10 (Chuẩn kiến thức), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công các thí nghiệm phân biệt kim loại hoặc hợp kim. Giải thích được hiện tượng và viết được phương trình phản ứng hóa học nếu có. • Sử dụng các dụng cụ thí nghiệm, hóa chất để thử được tính chất nhưng không làm phá hủy mẫu kim loại và hợp kim. 3 Nhận biết và  tách các ion trong dung dịch 3.1. Nhận biết một số ion thông dụng có trong dung dịch hỗn hợp bằng một phản ứng (HCO3- , SO42-, Cl-, Fe3+, Fe2+ ...). 3.2. Tách và nhận biết một số ion thông dụng thuộc các nhóm phân tích khác nhau có trong dung dịch hỗn hợp (Pb2+, Ag+, Cu2+, Al3+ ...) Kiến thức: 1 tiết Tùy theo điều kiện cụ thể của trường mà lựa chọn các thí nghiệm phù hợp. • Hiểu được các phản ứng đặc trưng làm cơ sở để nêu được cách nhận biết.   • Hiểu được các phản ứng nhận biết ion xác định nhưng không bị các ion khác cản trở và biết cách thực hiện chỉ bằng một phản ứng là nhận biết được. • Hiểu được các phản ứng nhận biết nhưng có phản ứng cản trở của các ion khác nên cần tách rồi mới nhận biết (phân tích theo nhóm). Kỹ  năng: • Thực hiện được các thao tác phân tích định tính: nhỏ giọt, đun hóa chất trong ống nghiệm, quan sát hiện tượng. • Tiến hành thành công thí nghiệm nhận biết ion và viết tường trình thí nghiệm. • Viết được các phương trình hóa học để giải thích được hiện tượng xảy ra. 4 Thực hành điện hoá học: Kiến thức: 1 tiết Tuỳ  theo điều kiện thực tế của trường có thể  chọn các thí nghiệm cho phù hợp 4. 1. Nhận biết tác dụng bảo vệ của các loại sơn phủ, vecni nhựa bảo vệ cho kim loại khỏi ăn mòn; • Hiểu được điều kiện xảy ra ăn mòn kim loại 4. 2. Nhận biết các dụng cụ làm bằng thép không gỉ và bằng kim loại được mạ bảo vệ bằng kim loại bền vững; • Hiểu được cách bảo vệ kim loại khỏi ăn mòn. 4. 3. Nhận biết điện cực: kim loại, calomen, platin ...; • Hiểu được phương pháp xác định suất điện động của pin và thế điện cực Kỹ  năng: • Rèn luyện kỹ năng quan sát và nhận biết qua vẻ ngoài của vật liệu • Biết lắp một hệ thống đo suất điện động theo hướng dẫn và đo được suất điện động, thế điện cực với sai số không quá 5%. 4. 4. Đo sức điện động của  một pin điện bằng von kế hoặc phương pháp bổ chính. 4. 5. Quan sát cấu tạo của một pin khô (mới hoặc đã hết điện) và giải thích hoạt động của pin khô và pin xạc lại được. 5 Thực hành tự  chọn về Polime Kiến thức: 2 tiết Tuỳ  theo điều kiện thực tế của trường có thể  chọn polime để thí nghiệm một cách phù hợp  (có thể depolime hoá thuỷ tinh hữu cơ , thu lấy sản phẩm là metyl-metacrylat ở trạng thái lỏng) 5. 1. Thử phản ứng của cao su với iot; • Vận dụng được phản ứng cộng của polime không no với các chất. 5. 2. Thực hiện phản ứng chế tạo keo ure-fomandehit (keo dán gỗ) hoặc phenol-fomandehit ; • Hiểu được phản ứng trùng ngưng  để điều chế polime làm keo dán. 5. 3. Tiến hành đepolime hoá polistiren. • Hiểu được sự phá hủy polime bằng nhiệt và ứng dụng Kỹ  năng: • Thực hiện được phản ứng chuẩn độ ngược iot – natri tiosunfat • Tiến hành được phản ứng polime hóa và depolime hóa thành công. • Viết được các PTHH xảy ra. 6 Thực hành tự  chọn về làm mềm nước có  tính cứng toàn phần Kiến thức: • Hiểu được các kiến thức liên quan đến quá trình: trao đổi nhiệt, độ bền nhiệt của hợp chất. • Hiểu được các phản ứng trao đổi tạo kết tủa, bay hơi, của các hợp chất chứa ion canxi, magie; • Nêu cách chứng minh được trong nước thu được sau khi đã xử lý không có ion Mg2+ và Ca2+. • Nêu cách xác định hàm lượng ion Mg2+ và Ca2+ trong mẫu nước đã dùng bằng phương pháp kết tủa và trọng lượng. Kĩ  năng: • Sử dụng tốt dụng cụ và hoá chất tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm làm mềm nước và xác định hàm lượng ion Mg2+ và Ca2+. • Quan sát được hiện tượng, giải thích được và viết được các phương trình phản ứng hóa học xảy ra.  • Viết tường trình thí nghiệm 2 tiết Tuỳ  theo điều kiện thực tế của trường có thể  chọn các thí nghiệm cho phù hợp. 6. 1. Làm mềm mẫu nước có tính cứng toàn phần: • Giai đoạn 1 dùng nhiệt • Giai đoạn 2 dùng hoá chất. • Chứng minh nước thu được sau khi đã xử lý không còn chứa ion Mg2+ và Ca2+. 6. 2. Xác định hàm lượng ion Mg2+ và Ca2+ trong mẫu nước đã dùng bằng phương pháp cacbonat.   IV. Giải thích và hướng dẫn thực hiện    Chương trình chuyên sâu môn Hóa học lớp 12 được xây dựng dựa trên các cơ sở sau đây:    - Mục tiêu giáo dục của loại hình THPT chuyên nói chung và  chuyên Hóa học nói riêng.     - Nội dung dạy học môn Hóa học trường THPT chuyên năm 2001.    - Hướng dẫn nội dung dạy học chuyên sâu Hóa học lớp 10, 11.    - Chương trình môn Hóa học THPT nâng cao lớp 12. 1. Kế  hoạch dạy học     - Ngoài nội dung dạy học theo chương trình THPT nâng cao, tổng thời lượng dành cho nội dung hóa học chuyên sâu lớp 12 là 42 tiết được phân bố cụ thể theo nội dung các chuyên đề thuộc Hóa học hữu cơ, Hóa học đại cương - vô cơ, Hóa học phân tích và Thực hành hóa học.    - Tùy điều kiện cụ thể từng trường và  trình độ  học sinh có thể thay đổi thứ  tự cũng như  kết hợp nội dung nâng cao với nội dung chuyên sâu cho phù hợp. 2. Nội dung dạy học     Bảng 4. Nội dung chương trình chuyên sâu Hóa học 12 Nội dung chuyên Hóa học 12 Ghi chú Nội dung nâng cao Nội dung chuyên sâu Chuyên  đề chuyên sâu Este - Lipit Dẫn xuất của axit cacboxylic – Lipit Chuyên đề 1. Một số vấn  đề về Hóa hữu cơ Cacbohiđrat Cacbohiđrat Amin - Amino axit - Protein Amin, muối arendiazoni, dị vòng chứa nitơ. Amino axit, peptit Polime và  vật liệu Polime Đại cương về polime Đại cương  Kim loại Sản xuất kim loại. Hoá  học và dòng điện. Một số  vấn đề về các hợp chất phức Chuyên đề 2. Đại cương kim loại. Kim loại Kiềm - Kiềm thổ - Nhôm Kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm và một số  hợp chất quan trọng Chuyên đề 3. Một số vấn đề về kim loại s,p và kim loại chuyển tiếp d Crom, sắt, đồng. Sơ lược về một số kim loại quan trọng Kim loại  Pb, Sn và một số hợp chất quan trọng. Một số  kim loại chuyển tiếp Phân biệt một số chất vô cơ. Chuẩn độ dung dịch. Phân tích vô  cơ Phân tích hữu cơ Chuyên  đề 4. Một số vấn  đề về phân tích hóa học Hoá  học và vấn đề KTXH&MT Thực hành Thực hành Nội dung dạy học chuyên sâu Hóa học 12 giúp phát triển năng lực nhận thức và tư duy khoa học tạo điều kiện cho HS thể hiện năng lực về Hóa học và phát triển hứng thú học tập, niềm say mê nghiên cứu hóa học, tiếp tục theo học chuyên ngành Hóa học và Khoa học khác có liên quan.    Nội dung dạy học tạo cơ sở cho HS tham gia các kì  thi HSG quốc gia, quốc tế , phát hiện và bồi dưỡng nhân tài. Nội dung dạy học Hóa học 12 chuyên sâu gồm một số  nội dung nâng cao, mở rộng về  Hóa học hữu cơ, Hóa học đại cương - vô cơ và Hóa học phân tích so với chương trình THPT nâng cao.     Ngoài nội dung thực hành bắt buộc còn có nội dung thực hành tự chọn dành cho các trường ở các địa phương có điều kiện có thể thực hiện thêm giúp  nâng cao kĩ năng thực hành cho HS chuyên Hóa học. 3. Phương pháp và phương tiện dạy học    Có  thể lồng ghép nội dung chuyên sâu vào nội dung tương ứng của các chủ đề THPT nâng cao hoặc tách thành chuyên đề riêng sao cho phù hợp với trình độ năng lực của GV và HS ở mỗi địa phương.     Phương pháp dạy học cần phát huy cao độ tính tích cực, chủ động độc lập, sáng tạo của HS trong việc tự  học, tự đọc tài liệu tham khảo, tiến hành thí  nghiệm, tóm tắt nội dung và  giải các bài tập hóa học chuyên sâu.    Tổ  chức các hoạt động cá nhân và nhóm để giải quyết một số vấn đề lí thuyết, thực hành, thực tiễn có liên quan đến hóa học.     Chú  ý bồi dưỡng phương pháp thu thập thông tin và  xử lí thông tin một cách linh hoạt, sáng tạo.    Ngoài danh mục thiết bị dạy học tối thiểu Hóa học 12 đã  được Bộ GD - ĐT phê duyệt,  khuyến khích sử dụng các phương tiện dạy học đặc thù của bộ môn Hóa học và phương tiện dạy học hiện đại giúp HS khám phá vận dụng kiến thức một cách thông minh, sáng tạo. 4. Đánh giá kết quả học tập của học sinh.    Chú  ý đánh giá năng lực khám phá, vận dụng kiến thức, năng lực làm việc độc lập, sáng tạo  để giải quyết vấn đề được mô phỏng trong bài tập hóa học, một số vấn đề hóa học  có liên quan đến thực tiễn sản xuất và đời sống. Chú ý hơn việc đánh giá kĩ năng thực hành thí nghiệm hóa học cơ bản và nâng cao theo chương trình chuyên sâu.    Nội dung thi chọn HS giỏi quốc gia môn Hóa học cần đảm bảo mức độ, phạm vi nội dung không vượt quá  chương trình chuyên sâu lớp 10,11,12. Nội dung  bồi dưỡng đội tuyển Hóa học thi Olympic quốc tế cần tham khảo thêm nội dung chương trình thi Olympic quốc tế nói chung và từng năm nói riêng.     Coi trọng hình thức đánh giá qua bài kiểm tra tự  luận của HS.  V.   Tài liệu tham khảo  1. Trần Quốc Sơn. Tài liệu giáo khoa chuyên Hóa học 11-12. Tập một - Hóa học hữu cơ. NXB Giáo dục Hà nội 2009. 2. Đào Hữu Vinh - Nguyễn Duy Ái - Tài liệu giáo khoa chuyên Hóa học 11-12. Tập 2. NXB Giáo dục Hà nội 2005. 3. Nguyễn Duy Aí- Đào  Hữu Vinh. Tài liệu giáo khoa chuyên Hóa học THPT. Bài tập Hóa học đại cương và vô cơ. NXB Giáo dục Hà  nội 2009. 4. Nguyễn Tinh Dung. Hóa học phân tích phần II: Phản ứng ion trong dung dịch nước. NXB ĐHSP Hà nội 2008. 5. Lê  Thị Anh Đào, Đặng Văn Liếu. Thực hành hóa học hữu cơ. NXB  ĐHSP Hà nội 2007. 6. Nguyễn Thị Thu Nga. Giáo trình Hóa học phân tích. Hướng dẫn thực hành. NXB ĐHSP Hà Nội 2007. 7. Nguyễn Duy Ái,  Nguyễn Tinh Dung, Trần Thành Huế, Trần Quốc Sơn, Nguyễn Văn Tòng...  Một số vấn đề chọn lọc của Hóa học. Tập 1, 2, 3. NXB Giáo dục Hà Nội 2005. 8. Trần  Quốc Sơn, Đặng Văn Liếu, Nguyễn Văn Tòng. Giáo trình cơ sở Hóa học hữu cơ. Tập 3. NXB ĐHSP Hà Nội 2007. 9. Hoàng Nhâm.  Hóa học vô cơ. Tập 2, 3. NXB Giáo dục Hà nội 2005. 10. Trần Quốc Sơn, Trần Thị Tửu. Danh pháp hợp chất hữu cơ. NXB Giáo dục Hà Nội 2008. 11. Trần Quốc Sơn. Một số phản ứng của hợp chất hữu cơ. NXB Giáo dục Hà nội 2009. 12. Nguyễn  Đức Vận. Hóa học vô cơ Tập 2. Các kim loại  điển hình. NXB KHKT Hà Nội 2008. 13. Trần Thị Đà, Đặng Trần Phách. Cơ sở lý  thuyết các phản ứng hóa học, NXBGD  Hà Nội 2004. 14. Nguyễn Duy Ái. Một số phản ứng trong hóa học vô  cơ, NXB Giáo dục Hà Nội 2005.

File đính kèm:

  • docHoa hoc.doc