Giáo án Hóa học Lớp 10 - Bài 11: Bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron của nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hoá học - Phạm Thanh Kì

I. MỤC TIÊU.

 HS hiểu cấu tạo bảng tuần hoàn, định luật tuần hoàn.

 Có kĩ năng sử dụng bảng tuần hoàn để nguyên cứu sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố, tính kim loại, tính phi kim, bán kinh nguyên tử, độ âm điện và hoá trị.

 Rèn luyện kĩ năng suy luận: Từ vị trí nguyên tố suy ra tính chất, cấu tạo nguyên tử và ngược lại.

II. CHUẨN BỊ.

 GV: Bảng tuần hoàn và hệ thống bài tập câu hỏi theo SGK

 HS: Bảng tuần hoàn, SGK

III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 10 - Bài 11: Bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron của nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hoá học - Phạm Thanh Kì, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 11: BẢNG TUẦN HOÀN, SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON CỦA NGUYÊN TỬ VÀ TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC I. MỤC TIÊU. HS hiểu cấu tạo bảng tuần hoàn, định luật tuần hoàn. Có kĩ năng sử dụng bảng tuần hoàn để nguyên cứu sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố, tính kim loại, tính phi kim, bán kinh nguyên tử, độ âm điện và hoá trị. Rèn luyện kĩ năng suy luận: Từ vị trí nguyên tố suy ra tính chất, cấu tạo nguyên tử và ngược lại. II. CHUẨN BỊ. GV: Bảng tuần hoàn và hệ thống bài tập câu hỏi theo SGK HS: Bảng tuần hoàn, SGK III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC HĐ của GV HĐ của HS A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG Hoạt động 1: (20 phút) 1. Cấu tạo bảng tuần hoàn GV: Dựa vào bảng tuần hoàn gợi ý cho hs thảo luận: Bảng tuần hoàn xây dựng trên nguyên tắc nào? Bảng tuần hoàn có cấu tạo như thế nào? Thế nào là chu kì? Có bao nhiêu chu kì nhỏ, chu kì lớn? Mỗi chu kì có bao nhiêu nguyên tố? Số thứ tự của chu kì cho ta biết thông tin gì? Trong một chu kì: Tính kim loại, tính phi kim biến đổi như thế nào? Giải thích? GV: Dựa vào bảng tuần hoàn yêu cầu hs nhận xét: Sự biến thiên tuần hoàn tính chất kim loại, phi kim, giá trị độ âm điện qua từng chu kì theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. Sự biến thiên tuần hoàn cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử, hoá trị cao nhất với oxi, hoá trị trong hợp chất khí với hiđro ở các nguyên tố thuộc chu kì 2 và 3 theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. GV: Hãy điền các thông tin về tính kim loại HS: Thảo luận theo nhóm. HS: Nhận xét. tính phi kim, bán kính nguyên tử và giá trị độ âm điện của các nguyên tố lên mũi tên cho phù hợp theo chiều tăng dần. Chu kì Nhóm A GV: Hãy nêu nội dung của định luật tuần hoàn? GV: Đưa ra 1 số câu hỏi: Từ vị trí của nguyên tố trong bảng tuàn hoàn có thể suy ra cấu tạo nguyên tử và tính chất hoá học cơ bản của nguyên tố được không? Từ cấu tạo nguyên tử suy ra vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn được không? So sánh tính chất hoá học của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận dựa vào đặc điểm nào của nguyên tố? Qui luật biến đổi tính axit – bazơ của oxit và hiđroxit? Qui luật biến đổi hoá trị cao nhất của nguyên tố với oxi và hoá trị của nguyên tố với hiđro? BÀI TẬP ÁP DỤNG (55 phút) Hoạt động 2: HS: Điền các thông tin vào bảng như trong SGK. HS: Trả lời. GV: Cho hs đọc bài tập 2 và tìm câu sai. GV: Cho hs đọc bài tập 4 và trình bày. HS: Câu sai là câu C và D. HS: Trong bảng tuần hoàn: Nhóm IA, IIA, IIIA gồm hầu hết các nguyên tố là kim loại. Nhóm VA, VIA, VIIA gồm hầu hết các nguyên tố là phi kim. Nhóm VIIIA gồm các khí hiếm. Nguyên tử của các nguyên tố kim loại có 1, 2, 3e lớp ngoài cùng. Nguyên tử của các nguyên tố phi kim có 5, 6, 7e lớp ngoài cùng. GV: Cho hs đọc bài tập 5 và trình bày bài giải sau đó GV sửa lại. Hoạt động 3: HS: a/ Gọi tổng số p là Z, tổng số n là N, tổng số e là E. Ta có: Z + N + E = 28, vì Z = E 2Z + N = 28 N = 28 – 2Z Sử dụng bất đẳng thức: Z = 8 1s22s22p4 nhóm VIA Z = 9 1s22s22p5 nhóm VIIA N = 10 A = 9 + 10 = 19 Nguyên tố Flo. b/ Cấu hình electron của F: 1s22s22p5 GV: Cho hs đọc bài tập 6 và trình bày bài giải sau đó GV sửa lại. GV: Từ vị trí của nguyên tố cấu tạo nguyên tử. Hoạt động 4: HS: a/ Vì ở chu kì 3 có 3 lớp e các e ngoài cùng ở lớp thứ ba. b/ Vì ở nhóm VIA có 6e ở lớp ngoài cùng. c/ Số electron từng lớp là: 2, 8, 6. GV: Cho hs đọc bài tập 7 và trình bày bài giải sau đó GV sửa lại. GV: Trong hợp chất RO3, R có hoá trị là 6. trong hợp chất khí với H thì R có hoá trị mấy? GV: Từ phân tử RH2 dựa vào % của về khối lượng của H trong phân tử hãy xác định nguyên tử khối của R? GV: Cho hs đọc bài tập 8 và trình bày bài giải sau đó GV sửa lại. HS: R có hoá trị là 8 -6 = 2 RH2 HS: R = 32 R là S SO3 và H2S. HS: Hợp chất khí với hiđro của một nguyên tố là RH4 công thức oxit cao nhất của nó là RO2. Trong phân tử RO3 có 53,3% oxi về khối lượng. Hoạt động 5: GV: Cho hs đọc bài tập 9 và trình bày bài R = 28 R là Si Công thức oxit cao nhất là SiO2 và hợp chất với hiđro là SiH4. giải sau đó GV sửa lại. Hoạt động 6: (15 phút) CỦNG CỐ – BÀI TẬP VỀ NHÀ HS: M + 2H2O M(OH)2 + H2 0,015 0,015 mol M = = 40 Nguyên tử khối là 40. Kim loại Ca. GV: hs nhớ để vận dụng: Nguyên tắcsắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. Đặc điểm chu kì. Đặc điểm nhóm A. So sánh tính chất hoá học của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận. Qui luật biến đổi tính axit – bazơ của oxit và hiđroxit. Qui luật biến đổi hoá trị cao nhất của nguyên tố với oxi và hoá trị của nguyên tố với hiđro. GV: Hai nguyên tố A và B đứng kế tiếp nhau trong một chu kì của bảng tuần hoàn có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 25. Viết cấu hình electron để xác định 2 nguyên tố A và B thuộc chu kì? Nhóm nào? So sánh tính chất hoá học của chúng? HS: Trả lời.

File đính kèm:

  • docB 11.doc