Giáo án Hóa học Lớp 10 - Bài 6: Luyện tập Cấu tạo vỏ nguyên tử

A. MỤC TIÊÙ

 Củng cố kiến thức về: Lớp, phân lớp e. Thứ tự các phân lớp e theo chiều tăng củanăng lượng trong nguyên tử. Cấu hình e của nguyên tử.

 Rèn luyện kĩ năng giải một số bài tập cơ bản về cấu hình e của nguyên tử khi biết giá trị Z và xác định được số e lớp ngoài cùng của nguyên tử 20 nguyên tố đầu, từ đó suy ra tính chất cơ bản của nguyên tố. Dựa vào số e tối đa trong một AO để tính số e tối đa trong một phân lớp, một lớp.

B. CHUẨN BỊ

 GV: Phóng to bảng 3 và 4 (SGK).

 HS: Chuẩn bị các bài luyện tập (SGK).

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 238 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 10 - Bài 6: Luyện tập Cấu tạo vỏ nguyên tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 6: LUYỆN TẬP: CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ A. MỤC TIÊU Củng cố kiến thức về: Lớp, phân lớp e. Thứ tự các phân lớp e theo chiều tăng củanăng lượng trong nguyên tử. Cấu hình e của nguyên tử. Rèn luyện kĩ năng giải một số bài tập cơ bản về cấu hình e của nguyên tử khi biết giá trị Z và xác định được số e lớp ngoài cùng của nguyên tử 20 nguyên tố đầu, từ đó suy ra tính chất cơ bản của nguyên tố. Dựa vào số e tối đa trong một AO để tính số e tối đa trong một phân lớp, một lớp. B. CHUẨN BỊ GV: Phóng to bảng 3 và 4 (SGK). HS: Chuẩn bị các bài luyện tập (SGK). C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. HĐ của GV HĐ của HS Hoạt động 1: (15 phút) A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG GV: Điền vào các ô trống trong bảng sau đây (bảng phụ): Lớp n = 1 (K) n = 2 (L) n = 3 (M) n = 4 (N) Số phân lớp Kí hiệu phân lớp Số e tối đa ở phân lớp Số e tối đa ở lớp GV: Yêu cầu hs đối chiếu với bảng 3 (SGK). GV: Điền vào các ô trống trong bảng sau đây (bảng phụ): HS: Điền thông tin vào bảng. Lớp n = 1 (K) n = 2 (L) n = 3 (M) n = 4 (N) Số phân lớp Kí hiệu phân lớp Số e tối đa ở phân lớp Số e tối đa ở lớp HS: Nguyên cứu bảng 3 và sửa sai nếu có. HS: Điền thông tin vào bảng. Cấu hình e lớp ngoài cùng ns1 ns2 ns2np1 ns2np2 ns2np3 ns2np4 ns2np5 ns2np6 Số e lớp ngoài cùng Dự đoán loại nguyên tố Tính chất cơ bản của nguyên tố GV: Yêu cầu hs đối chiếu với bảng 4 (SGK). Hoạt động 2: (65 phút) B. GIẢI BÀI TẬP SGK HS: Nguyên cứu bảng 4 và sửa sai nếu có. GV tổ chức hướng dẫn hs giải và lên bảng trình bày. Sau đó hướng dẫn hs khác nhận xét bài giải. Bài 1: Thế nào là nguyên tố s, p, d, f ? GV: Electron cuối cùng là electron được điền sau cùng vào phân lớp có năng lượng cao nhất. Bài 2: Các e thuộc lớp K hay lớp L liên kết với hạt nhân chặt chẽ hơn ? Vì sao ? Bài 3: Trong nguyên tử, những e nào quyết định tính chất hoá học của nguyên tử nguyên tố đó? Cho ví dụ. Bài 4: Vỏ e của 1 nguyên tử có 20e. Hỏi: a/ Nguyên tử đó có bao nhiêu lớp e ? b/ Lớp ngoài cùng có bao nhiêu e ? c/ Nguyên tố đó là kim loại hay phi kim ? GV: Nguyên tử có 20e ® Z = 20. Viết cấu hình e ? GV: Nguyên tử đó có bao nhiêu lớp e ? GV: Lớp ngoài cùng có bao nhiêu e ? Thuộc phân lớp nào ? GV: Dựa vào số e ngoài cùng hãy kết luận kim loại hay phi kim ? Bài 5: Cho biết số e tối đa ở các phân lớp HS: Nguyên tố s là những nguyên tố mà nguyên tử có e cuối cùng điền vào phân lớp s. Nguyên tố p là những nguyên tố mà nguyên tử có e cuối cùng được điền vào phân lớp p. Nguyên tố p là những nguyên tố mà nguyên tử có e cuối cùng được điền vào phân lớp p. Nguyên tố d là những nguyên tố mà nguyên tửcó e cuối cùng được điền vào phân lớp d. Nguyên tố f là những nguyên tố mà nguyên tửcó e cuối cùng được điền vào phân lớp f. HS: Các e thuộc lớp K liên kết với hạt nhân chặt chẽ hơn vì gần hạt nhân hơn và mức năng lượng thấp hơn. HS: Trong ng tử, những e ở lớp ngoài cùng quyết định tính chất hoá học của nguyên tử ng tố đó. VD: Mg và Ca đều có 2e ở lớp ngoài cùng ® đều thể hiện tính chất của kim loại. HS: Chuẩn bị HS: 1s22s22p63s23p64s2. HS: Có 4 lớp e. HS: 2 electron thuộc phân lớp 4s. HS: Kim loại do có 2e lớp ngoài cùng. HS: Chuẩn bị. sau: a/ 2s ; b/ 3p ; c/ 4s ; d/ 3d. GV: Cho biết số AO trong phân lớp s, p và d. GV: Mỗi AO có tối đa 2e. Vậy phân lớp s, p, d có tối đa bao nhiêu e ? GV: Ghi số e tối đa lên các phân lớp 2s, 3p, 4s và 3d. Bài 6: Cấu hình e cảu nguyên tử P là: 1s22s22p63s23p3 . Hỏi: a/ Nguyên tử P có bao nhiêu e ? b/ Số hiệu nguyên tử của P là bao nhiêu? c/ Lớp e nào có mức năng lượng cao nhất? d/ Có bao nhiêu lớp e? mỗi lớp có bao nhiêu e? e/ P là nguyên tố kim loại hay phi kim? Vì sao? Bài 7: Cấu hình e của nguyên tử cho ta biết những thông tin gì? Cho ví dụ? GV: Yêu cầu hs cho VD trước như: O (Z = 8) : 1s22s22p4 GV: Từ cấu hình e có thể biết những thông tin gì? Bài 8: Viết cấu hình e đầy đủ cho các nguyên tử có lớp e ngoài cùng là : a/ 2s1 ; b/ 2s22p3 ; c/ 2s22p6 ; d/ 3s23p3 ; e/ 3s23p5 ; f/3s23p6. GV: Electron đang điền vào lớp ngoài cùng, chứng tỏ cá lớp bên trong có số e như thế nào? GV: Từ đó suy ra cấu hình e đầy đủ? Đó là kim loại hay phi kim hay khí hiếm? Bài 9: Cho biết tên, kí hiệu, số hiệu nguyên tử của: a/ Hai nguyên tố có số e lớp ngoài cùng là tối đa. b/ Hai nguyên tố có 1e lớp ngoài cùng. HS: Phân lớp s có 1AO Phân lớp p có 3AO Phân lớp d có 5AO HS: Phân lớp s có tối đa 2e Phân lớp p có tối đa 6e Phân lớp d có tối đa 10e HS: a/ 2s2 ; b/ 3p6 ; c/ 4s2 ; d/ 3d10. HS: a/ Nguyên tử P có 15e. b/ Số hiệu nguyên tử P là 15. c/ Lớp thứ 3 (lớp M) có năng lượng cao nhất. d/ Có 3 lớp, số e trên mỗi lớp: 2, 8, 5 e/ Có 5e ở lớp ngoài cùng ® P là phi kim. HS: Từ cấu hình e có thể biết sự phân bố e trên các lớp và phân lớp ® Dự đoán tính chất cơ bản của nguyên tử nguyên tố. HS: Các lớp bên trong có số e tối đa (bão hoà). HS: a/ 1s22s1 ® kim loại b/ 1s22s22p3 ® phi kim c/ 1s22s22p6 ® khí hiếm d/ 1s22s22p63s23p3 ® phi kim e/ 1s22s22p63s23p5 ® phi kim f/ 1s22s22p63s23p6 ® khí hiếm HS: Tự tìm và cho ví dụ c/ Hai nguyên tố có 7e ở lớp ngoài cùng. GV: Hướng dẫn hs sử dụng bảng cấu hình e nguyên tử của 20 nguyên tố đầu (tr. 26 SGK) để tìm nguyên tử thoả mãn đề bài. Hoạt động 3 (10 phút) CỦNG CỐ – DẶN DÒ GV: Yêu cầu các em giải lại các bài tập này vào vở bài tập và ôn lại các kiến thức cơ bản của chương 1 để chuẩn bị cho tiết sau nghiên cứu chương 2.

File đính kèm:

  • docB 6.doc