I. MỤC TIÊÙ
HS hiểu: Cấu tạo mạng tinh thể nguyên tử, liên kết trong mạng tinh thể nguyên tử là liên kết cộng hoá trị, tính chất chung của mạng tinh thể nguyên tử. Cấu tạo mạng tinh thể phân tử, liên kết trong mạng tinh thể phân tử là liên kết yếu giữa các phân tử, tính chất chung của mạng tinh thể phân tử.
Kĩ năng vận dụng: So sánh mạng tinh thể nguyên tử, mạng tinh thể phân tử, mạng tinh thể ion. Biết tính chất chung của từng loại mạng tinh thể để có cách sử dụng tốt và hiệu quả những vật liệu có cấu tạo từ các loại mạng tinh thể nói trên.
II. CHUẨN BỊ
GV: Hình mô phỏng cấu tạo mạng tinh thể nguyên tử, phân tử, ion.
HS: Chuẩn bị bài và nguyên cứu các hình vẽ trong SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 342 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 10 - Bài 14: Tinh thể nguyên tử tinh thể phân tử - Phạm Thanh Kì, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 14: TINH THỂ NGUYÊN TỬ
TINH THỂ PHÂN TỬ
I. MỤC TIÊU
HS hiểu: Cấu tạo mạng tinh thể nguyên tử, liên kết trong mạng tinh thể nguyên tử là liên kết cộng hoá trị, tính chất chung của mạng tinh thể nguyên tử. Cấu tạo mạng tinh thể phân tử, liên kết trong mạng tinh thể phân tử là liên kết yếu giữa các phân tử, tính chất chung của mạng tinh thể phân tử.
Kĩ năng vận dụng: So sánh mạng tinh thể nguyên tử, mạng tinh thể phân tử, mạng tinh thể ion. Biết tính chất chung của từng loại mạng tinh thể để có cách sử dụng tốt và hiệu quả những vật liệu có cấu tạo từ các loại mạng tinh thể nói trên.
II. CHUẨN BỊ
GV: Hình mô phỏng cấu tạo mạng tinh thể nguyên tử, phân tử, ion.
HS: Chuẩn bị bài và nguyên cứu các hình vẽ trong SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HĐ của GV
HĐ của HS
Hoạt động 1 (kiểm tra bài cũ) (5 phút)
GV: Cho câu hỏi:
Trình bày sự tạo thành liên kết cộng hoá trị của các phân tử: H2, HCl và CO2?
So sánh sự tạo thành liên kết trong phân tử NaCl và HCl?
I. TINH THỂ NGUYÊN TỬ
Hoạt động 2: (10 phút)
1. Tinh thể nguyên tử
GV: Cho hs quan sát mạng tinh thể kim cương trong SGK.
GV:Nguyên tử C có bao nhiêu e ở lớp ngoài cùng?
GV: Giải thích sự tạo thành mạng tinh thể kim cương.
GV: Hãy quan sát mô hình tinh thể kim cương từ đó khái quát hoá về tinh thể nguyên tử.
Hoạt động 3: (5 phút)
2. Tính chất chung của tinh thể nguyên tử
GV: Hãy cho biết một số ứng dụng của tinh thể kim cương?
GV: Điều đó nói lên tính chất gì của kim cương?
HS: Trình bày:
Viết CT e và CTCT và giải thích
Giải thích sự tạo thành liên kết ion (NaCl) và liên kết cộng hoá trị (HCl).
HS: Quan sát.
HS: Có 4e
HS: Nghe giảng
HS: Tinh thể nguyên tử cấu tạo từ những nguyên tử được sắp xếp một cách điều đặn, theo một trật tự nhất định trong không gian tạo một mạng tinh thể là những nguyên tử liên kết với nhau bằng các liên kết cộng hoá trị.
HS: Dùng làm dao cắt kính, làm mũi khoan để khoan sâu vào lòng đất tìm mỏ.
HS: Rất cứng.
GV: Tại sao kim cương lại cứng như vậy?
GV: Các tinh thể nguyên tử điều rất bền vững, rất cứng, khó nóng chảy, khó sôi. Kim cương có độ cứng lớn nhất so với các tinh thể đã biết nên được qui ước có độ cứng là 10 đơn vị để đo độ cứng các chất khác.
II. TINH THỂ PHÂN TỬ
Hoạt động 4: (10 phút)
1. Tinh thể phân tử
HS: Lực liên kết cộng hoá trị trong tinh thể kim cương là rất lớn.
GV: Cho hs xem mô hình tinh thể phân tử iot và mạng tinh thể nước đá.
GV: Mô tả mạng tinh thể iot và tinh thể nước đá.
GV: Từ mô hình của tinh thể phân tử của iot và nước đá, em hãy khái quát thế nào là tinh thể phân tử?
GV: Phần lớn các chất hữu cơ, các đơn chất phi kim ở nhiệt độ thấp đều kết tinh thành mạng lưới tinh thể phân tử (phân tử có thể gồm một nguyên tử như các khí hiếm, hoặc nhiều nguyên tử như các halogen, O2, N2, H2, H2O, H2S, CO2,
Hoạt động 5: (10 phút)
2. Tính chất chung của tinh thể phân tử
HS: Quan sát.
HS: Nghe giảng.
HS: Tinh thể phân tử cấu tạo từ những phân tử được sắp xếp một cách đều đặn, theo một trật tự nhất định trong không gian tạo thành một mạng tinh thể, ở các điểm nút của mạng tinh thể là những phân tử liên kết với nhau bằng lực tương tác yếu giữa các phân tử.
GV: hãy cho biết một số tính chất của nước đá, viên băng phiến (long não) trong tủ quần áo?
GV: Đun một ít tinh thể iot rắn hơi iot màu tím.
GV: Tại sao tinh thể phân tử dễ nóng chảy dễ bay hơi đến vậy?
GV: Ngay ở nhiệt độ thường một phân tinh thể naphtalen (băng phiến) và iot đã bị phá huỷ, các phân tử tách rời khỏi mạng tinh
HS: Nước đá dễ tan, băng phiến dễ bay hơi.
HS: Quan sát nhận xét.
HS: Trong tinh thể phân tử, các phân tử vẫn tồn tại như những đơn vị độc lập và hút nhau bằng lực tương tác yếu giữa các phân tử tinh thể phân tử dễ nóng chảy, dễ bay hơi.
thể và khuyếch tán vào không khí làm cho ta dễ nhận ra mùi của chúng. Các tinh thể phân tử không phân cực, dễ bị hoà tan trong các dung môi không phân cực (như benzen, toluen, xăng, )
Hoạt động 6: (5 phút)
CỦNG CỐ BÀI TẬP VỀ NHÀ
GV: Hãy nêu rõ sự khác nhau về cấu tạo và liên kết trong mạng tinh thể nguyên tử và mạng tinh thể phân tử?
GV: Làm các bài tập trong SGK.
HS: Tinh thể nguyên tử: Ở các điểm nút mạng tinh thể là những nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết cộng hoá trị.
Tinh thể phân tử: Ở các điểm nút mạng tinh thể là những phân tử liên kết với nhau bằng lực tương tác yếu giữa các phân tử (lực hút Vande Van).
File đính kèm:
- B 14.doc