Giáo án Hóa học 9 - Tiết 9: Thực hành tính chất hóa học của oxit và axit - Lê Thị Mỹ Toàn

1. Mục tiêu

1.1. Kiến thức: Khắc sâu tính chất hóa học của oxit, axit.

1.2. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng:

- Thực hành hóa học, giải các bài tập thực hành hóa học.

- Làm thí nghiệm hóa học với một lượng nhỏ hóa chất.

1.3. Thái độ: Hình thành cho HS

- Ý thức tiết kiệm và cẩn thận trong thực hành hóa học.

- Biết giữ vệ sinh sạch sẽ phòng học, lớp học.

2. Chuẩn bị :

GV:- Dụng cụ: Ống nghiệm, kẹp gỗ, giá ống nghiệm, ống nhỏ giọt, đèn cồn, lọ thủy tinh miệng rộng, môi sắt, cốc thủy tinh.

- Hoá chất: dd HCl, dd H2SO4 loãng, dd Na2SO4, Cu , NaCl, H2O, P đỏ.

HS: CaO, khăn lau, Đọc trước các thí nghiệm SGK / 22, 23

 

doc4 trang | Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 2961 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Tiết 9: Thực hành tính chất hóa học của oxit và axit - Lê Thị Mỹ Toàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết ppct: 9 Ngày dạy: THỰC HÀNH TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT VÀ AXIT 1. Mục tiêu 1.1. Kiến thức: Khắc sâu tính chất hóa học của oxit, axit. 1.2. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng: - Thực hành hóa học, giải các bài tập thực hành hóa học. - Làm thí nghiệm hóa học với một lượng nhỏ hóa chất. 1.3. Thái độ: Hình thành cho HS - Ý thức tiết kiệm và cẩn thận trong thực hành hóa học. - Biết giữ vệ sinh sạch sẽ phòng học, lớp học. 2. Chuẩn bị : GV:- Dụng cụ: Ống nghiệm, kẹp gỗ, giá ống nghiệm, ống nhỏ giọt, đèn cồn, lọ thủy tinh miệng rộng, môi sắt, cốc thủy tinh. - Hoá chất: dd HCl, dd H2SO4 loãng, dd Na2SO4, Cu , NaCl, H2O, P đỏ. HS: CaO, khăn lau, Đọc trước các thí nghiệm SGK / 22, 23 3. Phương pháp dạy học Đàm thoại gợi mở, thực hành thí nghiệm, hợp tác nhóm. 4. Tiến trình : 4.1. Ổn định tổ chức : Kiểm diện học sinh. 9A1:.......................................................... 9A2:.......................................................... 9A3:.......................................................... 4.2. Kiểm tra bài cũ : Câu hỏi Gọi 1 HS: Trình bày tính chất hóa học của oxit và axit ? (không viết phương trình hóa học) (10đ) Đáp án - Oxit bazơ: Oxit bazơ + nước dd bazơ Oxit bazơ + oxit axit muối Oxit bazơ + axit muối - Oxit axit: Oxit axit + nước dd axit Oxit axit + oxit bazơ muối Oxit axit + bazơ muối - Axit: Axit làm quì tím chuyển sang đỏ. Axit + kim loại muối + H2 Axit + oxit bazơ muối + nước. Axit + bazơ muối + nước. Điểm 3đ 3đ 4đ 4.3. Bài mới : Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Giới thiệu HS nhắc lại đầu bài tiết trước: “Luyện tập tính chất hóa học của oxit, axit” GV: Hôm nay chúng ta đi vào thực hành để rèn luyện: thao tác thí nghiệm, quan sát, giải thích và kết luận những tính chất hóa học đó. Hoạt động 2: Tiến hành thí nghiệm - GV phát phiếu học tập * Hãy đánh dấu x vào ô phản ứng xảy ra. Dấu 0 vào ô phản ứng trong bảng sau: Zn H2O CO2 CaO HCl Na2SO4 BaCl2 CaO 0 x x 0 x 0 0 P2O5 0 x 0 x 0 0 0 H2SO4 x 0 0 x 0 0 x   HS các nhóm nhận dụng cụ và làm bài tập trên phiếu.   HS: Đại diện nhóm báo cáo - các nhóm khác bổ sung hoặc thống nhất. - GV chốt lại thí nghiệm trong bài thực hành và khoanh tròn các dấu đã đánh trong bảng: + Phản ứng của canxi oxit với nước. + Phản ứng của điphotpho pentaoxit với nước. + Nhận biết H2SO4 bằng thuốc thử BaCl2. ? Dụng cụ và hóa chất cho thí nghiệm 1 là gì? ( Ống nghiệm, cốc nước, giá thí nghiệm, CaO, giấy quì ) - GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm 1: Cho 1 mẫu CaO vào ống nghiệm sau đó thêm dần 1 2 ml H2O quan sát. đ Thí nghiệm 1 cần lưu ý điều gì ? (Thêm nước từ từ)   HS các nhóm tiến hành thí nghiệm.   HS: nhóm đại diện báo cáo - các nhóm khác bổ sung hoặc thống nhất. ? Dụng cụ và hóa chất cho thí nghiệm 2 là gì? (môi sắt, lọ thủy tinh, diêm quẹt, nút cao su, giấy quì) - GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 2: Đốt 1 ít P đỏ (bằng hạt đậu xanh) trong bình thủy tinh miệng rộng. Sau khi P cháy hết rót 2 – 3ml nước vào bình, đậy nút, lắc nhẹ quan sát hiện tượng. đ Thí nghiệm 2 cần lưu ý điều gì ? ( lấy lượng P bằng hạt đậu xanh, cẩn thận khi đưa P cháy vào trong lọ)   HS các nhóm tiến hành thí nghiệm.   HS các nhóm đại diện báo cáo – các nhóm khác bổ sung hoặc thống nhất. - GV yêu cầu HS gọi tên 3 chất và phân loại   HS: HCl: Axit clohiđric ( axit) H2SO4: axit sunfuric (axit) Na2SO4: Natrisunfat (muối) ? Dựa vào tính chất nào giúp ta phân biệt các loại hợp chất đó ? (khác nhau) + Axit làm quì tím đỏ + Dung dịch BaCl2 phản ứng với H2SO4 xuất hiện kết tủa trắng không tan (BaSO4)   HS: nêu cách tiến hành (SGK / 23) ? Dụng cụ và hóa chất dùng cho thí nghiệm 3 là gì ? (ống nghiệm, ống nhỏ giọt, 3 lọ hóa chất không nhãn đựng các dung dịch HCl, H2SO4, Na2SO4, BaCl2, giấy quì)   HS: tiến hành thí nghiệm   HS: Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm bổ sung hoặc thống nhất. + Lọ 1: Đựng dung dịch ...................... + Lọ 1: Đựng dung dịch ...................... + Lọ 1: Đựng dung dịch ......................   HS thu dọn dụng cụ, vệ sinh. 1. Thí nghiệm 1: (SGK / 22) Phản ứng của caxioxit (CaO) với nước. a) Hiện tượng - Mẫu CaO nhão ra. - Phản ứng tỏa nhiều nhiệt. b) Kết luận - Dung dịch thu được là một bazơ (quì tímxanh) CaO có tính chất hóa học của oxitbazơ. - Phương trình phản ứng: CaO + H2O Ca(OH)2 2. Thí nghiệm 2: (SGK /22) Phản ứng của điphopho pentaoxit với nước. a) Hiện tượng Photpho cháy mạnh trong lọ tạo ra khói trắng (P2O5) tan trong nước tạo thành dung dịch trong suốt (H3PO4) b) Kết luận - Dung dịch thu được là 1 axit ( quì tím đỏ) P2O5 có tính chất của oxitaxit. - Phương trình phản ứng 4P+ 5O2 2P2O5 P2O5 + 3H2O 2H3PO4 3. Thí nghiệm 3: Bài tập thực hành Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng 1 trong 3 dung dịch là H2SO4, HCl, Na2SO4. Hãy tiến hành những thí nghiệm để nhận biết dung dịch chất đựng trong mỗi lọ. * Cách làm - Dùng ống nhỏ giọt lấy mỗi lọ 1- 2 gịot dd nhỏ lên giấy quì tím: + Qùi tím không đổi màu là lọ đựng dd Na2SO4 + Quì tím đỏ là 2 lọ đựng dd HCl và H2SO4. + Lấy khoảng 1ml 2dd còn lại cho vào 2 ống nghiệm để làm mẫu thử. Nhỏ 1 - 2 gịot BaCl2 vào mỗi ống nghiệm. + Thấy xuất hiện kết tủa trắng (BaSO4) lọ đựng H2SO4. + Không có kết tủa lọ đựng HCl 4.4. Củng cố và luyện tập : - HS viết tường trình. Báo cáo. TT Mục đích thí nghiệm Hiện tượng quan sát được Kết quả TN (giải thích) - GV nhận xét ý thức thái độ HS trong tiết thực hành, tuyên dương nhóm có kết quả thực hành tốt 4.5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà - Hoàn thành bảng tường trình vào tập - Ôn kiến thức chương I tiết 10 “Kiểm tra viết”. - Luyện viết các phương trình hóa học, các công thức tính tóan m, V, CM, C%. 5. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docHoa 9 t9.doc