I. MỤC TIÊU.
1.Kiến thức.
- HS nắm được công thức phân tử, công thức cấu tạo, tính chất vật lý, tính chất hoá học và ứng dụng của rượu etylic.
- Biết được nhóm -OH là nhóm nguyên tử gây ra tính chất hoá học đặc trưng của rượu.
- Biết khái niệm về độ rượu, cách tính độ rượu, cách điều chế rượu.
- Viết được PTPƯ của rượu với Na, giải một số bài tập về rượu.
2. Kỹ năng.
- Tiếp tục phát triển kỹ năng viết PTPƯ, thao tác thí nghiệm, viết CTCT hợp chất hữu cơ, giải bài tập về hoá học hữu cơ.
- Quan sát mô hình phân tử, thí nghiệm, mẫu vật, hình ảnh .rút ra được nhận xét về đặc điểm cấu tạo phân tử và tính chất hóa học.
4 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 6155 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Tiết: 57 - Bài 44: Rượu etylic, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo sinh: Hoàng Thị Hồng Đào Lớp: Hóa – KTNN K31
Giáo án hóa học 9
Tuần: 30 Ngày soạn: 24/03/2012
Tiết: 57 Ngày giảng: 27/03/2012
Chương 5. DẪN XUẤT CỦA HIĐROCACBON. POLIME
Bài 44. RƯỢU ETYLIC
I. MỤC TIÊU.
1.Kiến thức.
- HS nắm được công thức phân tử, công thức cấu tạo, tính chất vật lý, tính chất hoá học và ứng dụng của rượu etylic.
- Biết được nhóm -OH là nhóm nguyên tử gây ra tính chất hoá học đặc trưng của rượu.
- Biết khái niệm về độ rượu, cách tính độ rượu, cách điều chế rượu.
- Viết được PTPƯ của rượu với Na, giải một số bài tập về rượu.
2. Kỹ năng.
- Tiếp tục phát triển kỹ năng viết PTPƯ, thao tác thí nghiệm, viết CTCT hợp chất hữu cơ, giải bài tập về hoá học hữu cơ.
- Quan sát mô hình phân tử, thí nghiệm, mẫu vật, hình ảnh ...rút ra được nhận xét về đặc điểm cấu tạo phân tử và tính chất hóa học.
3. Thái độ.
- Giúp HS yêu thích bộ môn hóa học.
- Rèn luyện tính quan sát, cẩn thận, khéo léo. Hiểu được mối quan hệ giữa các chất trong tự nhiên.
- Biết được tác hại của rượu để có thể tuyên truyền cho những người thân trong gia đình không nên uống rượu nhiều.
II. CHUẨN BỊ.
1. GV: Hình ảnh mô hình phân tử rượu etylic dạng đặc, dạng rỗng.
- Dụng cụ: ống nghiệm, giá ống nghiệm, đèn cồn, diêm, panh sắt, chén sứ.
- Hoá chất: Na, C2H5OH, H2O.
2. HS: Đọc trước bài và xem cách tiến hành thí nghiệm
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp thí nghiệm
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp đàm thoại vấn đáp
- Phương pháp thuyết trình
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp (1’): Sĩ số lớp 9.........................
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Viết CTCT, nêu đặc điểm cấu tạo, phản ứng đặc trưng của metan, etilen, axetilen, bezen.
3. Bài mới
GV giới thiệu bài: Khi lên men gạo, sắn, ngô (đã nấu chín) hoặc quả nho, quả táo... người ta thu được rượu etylic. Vậy rượu etylic có công thức cấu tạo như thế nào? Nó có những tính chất và ứng dụng gì thì chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay bài 44 “Rượu etylic”
HĐ của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
- GV giới thiệu CTPT và PTK của rượu etylic
HĐ1(7’) Tìm hiểu tính chất vật lý.
- GV yêu cầu học sinh quan sát rượu etylic trong lọ đựng trả lời tính chất vật lý của rượu etylic
- HS trả lời
-GV: Nhận xét và đưa ra đáp án.
- GV giới thiệu trên mác của chai rượu thường có ghi 120, 390...Những ký hiệu này có nghĩa gì?
- HS Trả lời.
- GV kết luận đó là kí hiệu ghi độ của rượu trong chai.
VD: Rượu 120 có nghĩa là: Cứ 100ml dung dịch rượu có chứa 12ml rượu etylic nguyên chất.
- Vậy độ rượu là gì?
- HS trả lời.
- GV rút ra kết luận và đưa công thức tính độ rượu.
- GV yêu cầu HS giải thích 450, 390 có nghĩa là gì?
GV lưu ý: Cồn là tên gọi của dung dịch rượu trong nước (thường ở nồng độ cao). Cồn tuyệt đối dùng để chỉ rượu etylic nguyên chất
GV cho HS làm BT vận dụng: Cồn 900 có nghĩa là gì?
HĐ2(8’) Tìm hiểu cấu tạo phân tử.
- GV cho HS quan sát mô hình phân tử rượu etylic dạng đặc và dạng rỗng.
- GV yêu cầu HS Viết CTCT của rượu.
- GV chiếu công thức cấu tạo của rượu etylic lên màn hình.
- Học sinh so sánh và tự sửa lỗi sai.
- GV hỏi : Em có nhận xét gì về đặc điểm cấu tạo của rượu etylic? (lưu ý sự khác nhau của 6 nguyên tử H).
- GV giới thiệu chính nhóm OH này làm cho rượu có những tính chất hóa học đặc trưng.
HĐ3 (13’) Tìm hiểu tính chất hóa học
GV: Yêu cầu HS đọc cách tiến hành thí nghiệm và giáo viên biểu diễn thí nghiệm đốt cháy rượu etylic cho học sinh quan sát, nêu hiện tượng.
HS: Quan sát và nêu hiện tượng
GV: Yêu cầu HS lên bảng viết PTHH
GV nhận xét và kết luận
GV: Tiến hành thí nghiệm phản ứng của rượu với natri, yêu cầu HS quan sát nêu hiện tượng.
HS: Quan sát và nêu hiện tượng
GV yêu cầu HS viết PTHH
GV cho HS xem sơ đồ phản ứng giữa rượu etylic với natri.
GV hỏi HS đó thuộc loại phản ứng gì?
HS: Trả lời
GV kết luận đó là phản ứng thế
- Phản ứng với axit axetic sẽ học ở bài sau. (giới thiệu đó là phản ứng este)
HĐ4(3’) Tìm hiểu ứng dụng của C2H5OH.
- GV yêu cầu HS cho biết những ứng dụng của rượu mà em biết?
- HS trả lời.
GV: Chiếu các hình ảnh ứng dụng của rượu cho HS quan sát
- GV lưu ý đến tác hại của rượu có hình ảnh minh họa.
HĐ5(4’) Tìm hiểu cách điều chế rượu etylic.
GV: Hỏi HS cách điều chế rượu
- HS trả lời.
GV nhận xét và kêt luận
- GV giới thiệu thêm cách điều chế từ tinh bột và một số nguyên liệu khác có thể dùng để điều chế ra nhiều loại rượu khác nhau chiếu lên màn hình
Rượu etylic:
- CTPT: C2H6O.
- PTK: 46
I. Tính chất vật lý.
- Là chất lỏng không màu, sôi ở 78,30C
- Nhẹ hơn nước và tan vô hạn trong nước.
- Là dung môi hoà tan nhiều chất như iot, benzen...
* Khái niệm về độ rượu: Độ rượu là số ml rượu etylic có trong 100ml hỗn hợp rượu với nước.
Công thức tính:
Vr
Đr = x 100
Vhh
Trong đó: Đr là độ rượu (độ)
Vr là thể tích rượu etylic (ml)
Vhhlà thể tích hỗn hợp rượu và nước (ml)
II. Cấu tạo phân tử.
- CTCT:
H H
H - C - C - O - H
H H
Hay: CH3 - CH2 - OH
*Nhận xét: Trong phân tử rượu etylic có một nguyên tử H không liên két với nguyên tử C mà liên kết với nguyên tử O tạo nhóm - OH. Chính nhóm này tạo nên tính chất hóa học đặc trưng.
III. Tính chất hoá học.
1. Rượu etylic có cháy không?
* TNo: Nhỏ vài giọt rượu etylic vào chén sứ rồi đốt.
* Hiện tượng: Rượu etylic cháy với ngọn lửa màu xanh và toả nhiều nhiệt.
* Nhận xét: Rượu etylic tác dụng được với natri, giải phóng khí hiđro.
* PTHH: to
C2H5OH + 3O2 2CO2 + 3H2O
(l) (k) (k) (l)
2. Rượu etylic có phản ứng với Na không?
* TNo: Cho mẩu natri vào cốc đựng rượu etylic.
* Hiện tượng: Có bọt khí thoát ra, mẩu natri tan dần.
* Nhận xét: Rượu etylic tác dụng với Na giải phóng khí hidro.
*PTHH:
2C2H5OH + Na 2C2H5ONa + H2
- Na phản ứng với rượu không mãnh liệt bằng với nước.
3. Phản ứng với axit axetic.
IV.Ứng dụng.
- Điều chế dược phẩm, cao su tổng hợp, axit axetic, pha vecni, pha nước hoa, làm đồ uống...
V. Điều chế.
- Tinh bột lên men Rượu etylic
- Ettylen tác dụng với nước:
C2H4 + H2O axit C2H5OH
HĐ6. Củng cố - Hướng dẫn về nhà (5 phút)
1. Củng cố khắc sâu kiến thức:
- GV hệ thống lại kiến thức của bài.
- Cho HS làm bài tập củng cố kiến thức:
BT1. Tính số ml rượu etylic có trong 500 ml rượu 45o
Đáp án:
Trong 100 ml rượu 45o có 45 ml rượu etylic
Trong 500 ml rượu 45o có X ml rượu etylic
Vậy X = (500. 45)/100 = 225 ml
Số ml rượu etylic có trong 500 ml rượu 45o là: 225 ml
BT2. Rượu etylic có phản ứng với natri vì trong phân tử có:
A. Nguyên tử oxi B. Nguyên tử hiđro và oxi
C. Nguyên tử cacbon, hiđro và oxi D. Có nhóm ─ OH
Đáp án đúng là D
BT3. Hãy chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Rượu 450 khi sôi, có nhiệt độ không thay đổi.
B. Trong 100 gam rượu 450, có 45 gam rượu và 55 gam nước.
C. Natri có khả năng đẩy được tất cả các nguyên tử hiđro ra khỏi phân tử rượu etylic.
D. Trong rượu etylic, natri chỉ đẩy được nguyên tử hiđro trong nhóm ─OH
Đáp án đúng là D
2. Hướng dẫn về nhà
- Học bài và làm bài tập 1, 2, 3, 5 SGK.
- Tìm hiểu trước bài 45 Axit axetic.
V. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao an bai ruou va axit axetic hoa 9.doc