1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
- Học sinh biết:
Công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo, phản ứng đặc trưng của các hiđrocacbon.
Tính chất hóa học của hiđrocacbon.
- Học sinh hiểu:
Phương pháp giải bài tập.
1.2. Kỹ năng:
Viết CTCT của một số hiđrocacbon, dự đoán được tính chất hóa học của một số hiđrocacbon.
Viết PTHH thể hiện tính chất hóa học của metan, etilen, axetilen, benzen.
Tính % về thể tích của hỗn hợp khí, xác định công thức phân tử của hiđrocacbon.
1.3. Thái độ:
Giáo dục tính cẩn thận, lòng yêu thích bộ môn.
2. TRỌNG TÂM:
- Tính %, xác định CTPT của hiđrocacbon.
3.CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: Hệ thống các câu hỏi và bài tập, sơ đồ tư duy.
3.2. Học sinh: Ôn lại:
- Cách viết CTCT, chú ý loại liên kết, các dạng mạch C.
- Tính chất hóa học, ứng dụng, các phản ứng đặc trưng của metan, etilen, axetilen, benzen.
Các công thức chuyển đổi, các bài tập tính theo PTHH .
5 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 2237 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Tiết 52, Bài 42: Luyện tập chương 4: Hiđrocacbon - Nhiên liệu - Nguyễn Ngọc Kiều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 52 - Bài 42: LUYỆN TẬP CHƯƠNG 4: HIĐROCACBON - NHIÊN LIỆU
Tuần dạy: 28
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
- Học sinh biết:
Công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo, phản ứng đặc trưng của các hiđrocacbon.
Tính chất hóa học của hiđrocacbon.
- Học sinh hiểu:
Phương pháp giải bài tập.
1.2. Kỹ năng:
Viết CTCT của một số hiđrocacbon, dự đoán được tính chất hóa học của một số hiđrocacbon.
Viết PTHH thể hiện tính chất hóa học của metan, etilen, axetilen, benzen.
Tính % về thể tích của hỗn hợp khí, xác định công thức phân tử của hiđrocacbon.
1.3. Thái độ:
Giáo dục tính cẩn thận, lòng yêu thích bộ môn.
2. TRỌNG TÂM:
- Tính %, xác định CTPT của hiđrocacbon.
3.CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: Hệ thống các câu hỏi và bài tập, sơ đồ tư duy.
3.2. Học sinh: Ôn lại:
- Cách viết CTCT, chú ý loại liên kết, các dạng mạch C.
- Tính chất hóa học, ứng dụng, các phản ứng đặc trưng của metan, etilen, axetilen, benzen.
Các công thức chuyển đổi, các bài tập tính theo PTHH .
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
4.2. Kiểm tra miệng:( không )
4.3. Luyện tập:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HĐ1:Vào bài
- Để củng cố các kiến thức cơ bản cũng như một số dạng bài tập ở chương 4: Hiđrocacbon – nhiên liệu ta đi vào luyện tập.
HĐ2:Ôn lại kiến thức cần nhớ.
GV: Gọi 2 học sinh lên hoàn thành bảng.
HS khác: Nhận xét.
GV: Nhận xét sửa sai.
GV: Gọi HS nêu lại đặc điểm cấu tạo, phản ứng đặc trưng của các hiđrocacbon.
- Nhiên liệu là gì?
GV: Vận dụng kiến thức này ta đi vào luyện tập.
HĐ3:Bài tập
- Làm bài tập 1/SGK/133.
HS: Nhắc lại cách viết CTCT
Lưu ý:
Hóa trị nguyên tố C, H
Mạch C
Loại liên kết
GV: Gọi 3 HS (ưu tiên HS yếu) lên bảng viết công thức cấu tạo.
HS khác: Nhận xét, sửa sai.
GV: Nhận xét – ghi điểm.
HS: So sánh CTCT của 3 hiđrocacbon đã viết với hiđrocacbon đã học.
? Cho biết trong các chất trên, chất nào làm mất màu dung dịch brom?
Làm bài tập 2/SGK/133:
Có 2 bình đựng hai khí là CH4, C2H4. Chỉ dùng dung dịch brom có thể phân biệt được hai chất trên không ? Nêu cách tiến hành.
GV: Gọi 1 học sinh phát biểu
HS: Khác nhận xét.
GV: Nhận xét ghi điểm
Làm bài tập 3
GV: Treo bài tập 2 lên bảng.
HS: ghi đề bài tập 2
GV: Gọi học sinh đọc đề bài tập và tóm tắt.
GV hướng dẫn:
Khi cho hỗn hợp metan, etilen qua bình đựng dung dịch brom dư có mấy phản ứng hóa học xảy ra?
Chất nào pư với dd brom?. Lập PTHH.
Đề bài cho được dữ kiện nào?
Đề bài yêu cầu tính gì?
* Nhắc lại công thức tính thành phần % về thể tích ?
Vậy muốn tính %V ta cần tìm đại lượng của chất nào?
* Các nhóm thảo luận với thời gian 3 phút
- Đại diện 2 nhóm trình bày, nhóm còn lại nhận xét. GV nhận xét sửa sai. Tuyên dương nhóm làm nhanh, chính xác .
Gọi HS nêu lại phương pháp giải.
B1: Tìm số mol đibrom etan.
B2: Lập PTHHsố mol của C2H4
B3:Tìm
B4: Tính thành phần
* Làm bài tập 4
GV: Gọi một học sinh đọc đề bài tập và tóm tắt, nêu phương pháp giải. GV hướng dẫn.
mA = 3,5 g
m=11g ; m= 4,5g
d=14
a. Xác định công thức phân tử?
b. A có làm mất màu dung dịch brom không?
Hướng dẫn:
Khi đốt cháy A có CO2 và H2O
Vậy A có những nguyên tố hóa học nào?
GV: A có thể có C, H và O
- Muốn biết A có nguyên tố nào ta tìm mC; mH; mO
Đưa về công thức dạng chung AxBy
Để xác định công thức phân tử cần làm gì?
Áp dụng công thức sau:
GV: Đay chỉ là tỉ lệ của x,y chưa phải sô nguyên tử nên ta có công thức nguyên của A là: (CH2)n
- Để tìm được giá trị n = bao nhiêu ta dựa vào khối lượng mol.
Tìm MA bằng công thức nào?
Nhận xét A có làm mất màu dd brom không?
GV tổng hợp, nêu lại các bước thực hiện ?
HS: nêu lại phương pháp giải.
GV: hướng dẫn HS giải dựa vào PTHH cháy.
? Qua tiết luyện tập này các em hãy hệ thống lại xem chúng ta đã học được các dạng bài tập nào?
HĐ 4: Bài học kinh nghiệm
HS: Bài tập viết CTCT, nhận biết, tính % về thể tích, xác định công thức phân tử.
? Hãy nêu lại phương pháp giải bài tập 1,2,3,4.
GV: Vậy để nắm và nhớ được cách làm các dạng bài tập này chúng ta cần hệ thống lại bằng sơ đồ tư duy.
GV: Treo sơ đồ tư duy lên bảng
- Gọi nhiều học sinh nhắc lại nhiều lần?
? Để nhớ lâu cách giải một loại bài tập các em hãy về vẽ lại theo sáng tạo của riêng mình.
I. Kiến thức cần nhớ:
Metan
Etilen
Axetilen
Benzen
CTCT
Đặc điểm cấu tạo
Phản ứng đặc trưng
ứng dụng chính
II. Bài tập:
Bài tập 1/SGK/133
C3H8
CH3 – CH2 – CH3
C3H6
CH2 = CH – CH3
C3H4
CH3 – CCH
Bài tập 2/ SGK/133:
* Chỉ dùng dung dịch brom có thể phân biệt được CH4, C2H4.
* Cách tiến hành: Dẫn hai khí qua dung dịch brom, khí làm mất màu dung dịch brom là
C2H4.
PTHH: C2H4 + Br2 C2H4Br2
- Khí không làm mất màu dung dịch brom là CH4.
Bài tập 3:
Cho 3lit hỗn hợp gồm metan, etilen qua bình đựng dung dịch brom dư. Sau phản ứng thu được 15,04g đibrom etan.
Xác định thành phần % về thể tích các chất trong hỗn hợp (các khí đo ở đktc).
Giải
Chỉ có C2H4 tham gia phản ứng:
PTHH:
C2H4 + Br2 C2H4Br2
0,08mol 0,08 mol
Thể tích của C2H4 đã phản ứng:
Thành phần % về thể tích của hỗn hợp:
Bài tập 4:
Đốt cháy hoàn toàn 3,5g hợp chất hữu cơ A thu được 11g CO2 và 4,5g H2O
a. Xác định công thức phân tử của A. Biết tỉ khối của A đối với khí H2 là 14
b. A có làm mất màu dd brom không?
Giải
a. Xác định công thức phân tử:
Vậy A chỉ chứa 2 nguyên tố C và H
Đặt công thức A: CxHy
Ta có:
Công thức nguyên A:(CH2)n
Ta có:
Vậy công thức phân tử của A là: C2H4
b. A làm mất màu dd brom. Vì trong phân tử có chứa liên kết đôi.
III. Bài học kinh nghiệm:
1. Muốn viết được CTCT ta phải dựa vào: Hóa trị, mạch cacbon, loại liên kết.
2. Để nhận biết hợp chất hữu cơ ta phải dựa vào dấu hiệu phản ứng đặc trưng..
3. Để tính được thành phần % về thể tích của hỗn hợp khí ta tính thể tích riêng rồi áp dụng công thức:
4. Để tìm CTPT:
B1: Xem A có mấy nguyên tố?
B2: Đặt công thức dạng chung.
B3: Tìm tỉ lệ x,y
B4: Viết công thức phân tử.
4.4. Câu hỏi bài tập củng cố: ( Bài học kinh nghiệm)
- Nêu phương pháp giải BT1,BT2, BT3, BT4
* Sơ đồ tư duy.
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học:
- Đối với bài học ở tiết học này:
Làm bài tập 3, 4/ SGK/133.
Xem lại các bài tập đã giải trên lớp.
Hệ thống lại cách giải của các dạng bài tập bằng sơ đồ tư duy theo sáng tạo của mình.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
Chuẩn bị bài 43:
Ôn lại tính chất hóa học của metan, etilen, axetilen, benzen.
Xem trước bài thực hành, nắm các bước tiến hành thí nghiệm.
Chuẩn bị bản tường trình, mẫu đất đèn (Canxi cacbua).
5. RÚT KINH NGHIỆM:
- Nội dung:
- Phương pháp:
- Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:
File đính kèm:
- tiet 52 luyen tap chuong 4 hay.doc