A. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
Học sinh :
-Nắm được tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên, thành phần, cách khai thác, chế biến và ứng dụng của dầu mỏ và khí thiên nhiên.
-Biết crăckinh là 1 phương pháp quan trọng để chế biến dầu mỏ.
-Nắm được đặc điểm cơ bản của dầu mỏ Việt Nam, vị trí một số dầu mỏ, mỏ khí và tình hình khái thác dầu khí ở nước ta.
2.Kĩ năng:
Rèn cho học sinh:
-Kĩ năng hoạt động nhóm.
-Biết cách bảo quản và phòng tránh cháy, nổ, ô nhiễm môi trường khi sử dụng dầu khí.
4 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1348 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Tiết 50, Bài 40: Dầu mỏ và khí thiên nhiên - Hứa Văn Biển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 2/3/2014
Ngày dạy: Hứa Văn Biển
Tuần: 27
Tiết: 50
Bài 40 : DẦU MỎ VÀ KHÍ THIÊN NHIÊN
A. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
Học sinh :
-Nắm được tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên, thành phần, cách khai thác, chế biến và ứng dụng của dầu mỏ và khí thiên nhiên.
-Biết crăckinh là 1 phương pháp quan trọng để chế biến dầu mỏ.
-Nắm được đặc điểm cơ bản của dầu mỏ Việt Nam, vị trí một số dầu mỏ, mỏ khí và tình hình khái thác dầu khí ở nước ta.
2.Kĩ năng:
Rèn cho học sinh:
-Kĩ năng hoạt động nhóm.
-Biết cách bảo quản và phòng tránh cháy, nổ, ô nhiễm môi trường khi sử dụng dầu khí.
B.CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên :
Bài giảng điện tử về dầu mỏ, mẫu các sản phẩm chưng cất dầu mỏ.
2. Học sinh:
-Đọc SGK / 126,127
-Học bài benzen và làm bài tập SGK/ 125
C.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp (1 phút): kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài củ (5 phút)
Viết cơng thức phân tử và trình bài tính chất hĩa học của benzene.
3. Vào bài mới
Dầu mỏ và khí thiên nhiên là những tài sản quý giá của nước ta và các quốc gia khác. Vậy dầu mỏ và khí thiên nhiên tách ra được những sản phẩm nào và cĩ ứng dụng ra sao.
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
20’
Hoạt động 1: Tìm hiểu về dầu mỏ
* Tính chất vật lý:
-Yêu cầu HS quan sát mẫu dầu mỏ kết hợp với những kiến thức đã biết trong thực tế về dầu mỏ. à Nhận xét:
+Trạng thái.
+Màu sắc.
Cho HS q/sát thí nghiệm cho dầu mỏ vào nước và nhận xét về tính tan.
* Trạng thái tự nhiên, thành phần của dầu mỏ.
-Giới thiệu: trong tự nhiên, dầu mỏ tập trung thành từng vùng lớn, ở sâu trong lòng đất, tạo thành dầu mỏ.
-Yêu cầu HS quan sát hình mỏ dầu và cách khai thác dầu. Cho biết mỏ dầu cĩ mấy lớp?
-Dầu mỏ nằm sâu trong lòng đất, vậy theo em dầu mỏ được khai thác như thế nào?
Giải thích: dùng khoan bằng kim cương để khoan những giếng dầu. Nếu P cao dầu tự phun lên còn P giảm ta phải dùng bơm để hút dầu lên.
* Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ.
-Yêu cầu HS quan sát bộ mẫu dầu mỏ. Đồng thời yêu cầu HS quan sát sơ đồ chưng cất dầu mỏ và ứng dụng. à Hãy nêu tên các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ ?
-Giới thiệu: để tăng thêm lượng xăng, người ta sử dụng phương pháp: crăckinh (bẻ gãy phân tử) để chế biến dầu năng thành xăng và các sản phẩm khác có giá trị trong công nghiệp như: metan, etilen, …
-Quan sát mẫu dầu mỏ và nhận xét:
+Dầu mỏ là chất lỏng, sánh.
+Màu nâu đen.
+Không tan trong nước.
+Nhẹ hơn nước.
-Mỏ dầu thường có 3 lớp:
+Lớp khí dầu mỏ (khí đồng hành): thành phần chính là CH4.
+Lớp dầu lỏng: là hỗn hợp phức tạp của nhiều hiđrocacbon và lượng nhỏ hợp chất khác.
+Lớp nước mặn.
-Cách khai thác:
+Khoan những lỗ nhỏ xuống lớp dầu lỏng (giếng dầu)
+Ban đầu dầu tự phun lên, về sau phải bơm nước hoặc khí xuống để đẩy dầu lên.
-Quan sát và nêu được:
Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ:
+Khí đốt.
+Xăng.
+Dầu thắp.
+Dầu điezen (dầu năng).
+Dầu mazut.
+Nhựa đường.
-Nghe và nghi nhớ:
Crăckinh
Dầu nặng Xăng + H.hợp khí
I. Dầu mỏ.
1. Tính chất vật lý: Dầu mỏ là chất lỏng, sánh, màu nâu đen, không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
2.Trạng thái tự nhiên, thành phần của dầu mỏ.
-Dầu mỏ nằm sâu dưới lòng đất.
-Dầu mỏ là hỗn hợp nhiều hiđrocacbon và lượng nhỏ chất khác. Dầu mỏ cĩ 3 lớp: lớp khí, lớp dầu và lớp nước mặn.
3.Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ.
-Bằng cách chưng cất dầu mỏ người ta thu được xăng, dầu hỏa và nhiều sản phẩm khác.
-Crăckinh dầu mỏ để tăng thêm lượng xăng.
Crăckinh
Dầu nặng
xăng + hỗn hợp khí.
5’
Hoạt động 2: Tìm hiểu về khí thiên nhiên
-Yêu cầu HS đọc SGK/ 127.
-Giới thiệu: khí thiên nhiên là nhiên liệu, nguyên liệu quí trong đời sống và trong công nghiệp.
-Đọc SGK/ quan sát hình 1.18 à Ghi nhớ:
+Khí thiên nhiên có trong các mỏ khí ở dưới lòng đất.
+Thành phần chính là CH4(95%)
II. Khí thiên nhiên.
+Khí thiên nhiên có trong các mỏ khí ở dưới lòng đất.
+Thành phần chính là CH4(95%)
+Để khai thác người ta khoan xuống mỏ khí, khí sẽ tự phun lên do áp suất ở các mỏ khí lớn hơn áp suất khí quyển.
9’
Hoạt động 3: Tìm hiểu dầu mỏ và khí thiên nhiên ở Việt Nam
-Yêu cầu HS q.sát bản đồ Việt nam và cho biết dầu mỏ và khí thiên nhiên tập trung chủ yếu ở đâu và kể tên.
-Y/c HS trả lời trữ lượng khoảng bao nhiêu?
-Y/c HS cho biết đặc điểm của dầu mỏ nước ta.
- Cho HS q/s một số hình ảnh về giàn khoan dầu ở nước ta.
-Y/c HS q/s biểu đị sản lượng khai thác dầu ở nước ta va nhận xét.
-Giới thiệu cho HS biết về các sự cố dầu trên biển và hậu quả.
III. Dầu mỏ và khí thiên nhiên ở Việt nam.
Dầu mỏ và khí thiên nhiên tập trung chủ yếu ở thềm lục địa phía nam,khoảng 3-4 triệu tấn. Hàm lượng các hợp chất chứa lưu huỳnh thấp và chứa nhiều paraffin nên dễ đơng đặc.
4. Củng cố
-Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của bài học.
-Yêu cầu HS làm bài tập 1,2,3 SGK/ 129
D.HƯỚNG DẪN HS HỌC TẬP Ở NHÀ: (1’)
-Học bài.
-Làm bài tập 4 SGK/ 129
-Đọc bài 41: SGK/ 130, 131
File đính kèm:
- Dau mo va khi thien nhien.doc